Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

phác đồ điều trị bong gân dãn khớp

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Tài Năng Sốt

Bs Tài Năng Sốt
Thành viên VIP
Thành viên VIP

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BONG GÂN

I. Định nghĩa: Bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương gây ra . Các dây chằng có thể bị căng quá mức, bị bong ra khỏi chỗ bám hoặc bị rách, bị đứt, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về vị trí nhưng không làm sai khớp hay gãy xương.

II. Nguyên nhân: Thường do chơi thể thao, tai nạn giao thông, trong sinh hoạt hằng ngày...

III. Các vị trí thường gặp: Ở khớp cổ tay, cổ chân,mắc cá chân, vai, khuỷu tay... với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.

IV. Phân độ: Thường chia làm 3 độ:
1. Độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.
2. Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.
3. Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.

V. Triệu chứng lâm sàng:
1. Triệu chứng cơ năng: Đau nhức nơi bị tổn thương, đau nhói khi cử động, khu trú tại 1 điểm , sưng nề, có vết bầm tím ở dưới da vận động khó khăn.
2. Triệu chứng thực thể: Chỗ bị tổn thương biến dạng, không giống bên đối xứng, có thể chiều dài chi không bình thường hoặc vận đông không đồng bộ, hoặc có rối loạn cảm giác,Tại chỗ mà khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo, chảy nước dịch hoặc máu trong da, sờ nắn đau nhức, dấu bầm tím quanh khớp.

VI. Cận lâm sàng:
- CTM thường bạch cầu tăng
- X quang: kiểm tra có gãy xương hay không.
- Siêu âm: kiểm tra có lượng dịch tụ ?

VII. Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào bệnh sử và triệu chứng lâm sàng

VIII. Chẩn đoán phân biệt giữa bong gân và căng cơ:
1. Căng cơ: Không có nghiêm trọng bằng bong gân. Căng cơ là chứng đau ở các bắp thịt, có thể khởi đau tức khắc hoặc là sau đó vài giờ. Các vùng bị đau có khuynh hướng bị sưng lên và cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím.
2. Bong gân: Gây đau ngay tức khắc, nơi bị bong gân sưng phồng lên và trông có vết bầm tím, gây ra khó khăn trong vận động và thậm chí các đầu xương có thể đã bị lệch ra khỏi ổ khớp.

IX. Điều trị: Tùy theo mức đô nặng nhẹ ta có phác độ điều trị khác nhau
• Đối với bong gân độ I:
1. Phối hợp 4 biện pháp sau: RICE được viết tắt từ Rest, Ice, Compression & Elevation
- REST: Hãy để chổ bị đau nghỉ ngơi hoàn toàn bằng cách đừng dùng các cơ vùng bị đau cho các hoạt động thường nhật
- ICE: Chườm nước đá hoặc bó chổ bị đau lại bằng băng lạnh. Cách này sẽ gíúp cho chổ bị sưng phồng xẹp xuống.
- COMPRESSION: Băng ép vết thương lại bằng một dải băng thun có tính đàn hồi. Khi chổ đau đã được quấn băng chắc chắn nó sẽ giúp tránh được sự sưng phồng lên.
- ELIVATION: Nâng cao hay đưa cao chổ cơ thể bị đau tạo cho nó có vị trí cao hơn tim để làm giảm sưng phù. Ví dụ nếu bị bong gân khớp cổ tay, có thể đeo tay cao hơn ngực trái khi đứng, hoặc gác tay lên gối khi nằm ngủ. Nếu bị trật mắt cá chân, có thể kê gối cao ở gót chân khi nằm và hạn chế đi lại.
2. Thuốc:
- Giảm đau: Paracetamol, floctafenin, diclofenac.
- An thần: diazepam, sulpiride
- Kháng viêm: alphachymotrypsin, alphaseratidasin…
- Sinh tố
3. Điều trị đông y: ( tham khảo )
- Lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi tổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi âm ấm, bó vào nơi tổn thương. Ngày 1 lần.
- Lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương. Ngày thay một lần.
• Đối với độ II: Điều trị như độ I nhưng phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng.
• Độ III: chuyển viện

X. Phòng ngừa:
- Đi đứng, chạy nhảy, luyện tập thể dục thể thao phải đúng tư thếKiểm tra nơi tập luyện và các phương tiện lao động trước khi tập và lao động
- Kiểm tra nơi tập luyện và các phương tiện lao động trước khi tập và lao động.
- Cẩn thận với những nơi đường đi núi dốc, đất đá lổn chốn ..

XI. Chăm sóc:
- Yêu cầu người bệnh ngừng mọi hoạt động ngay lập tức ở vùng cơ hoặc vùng gân đang bị tổn thương.
- Hướng dẫn người bệnh cách chườm đá, băng bó hoặc nẹp cố định nơi tổn thương.
- Căn dặn BN không được dùng mật gấu, rượu hoặc các loại thuốc xoa bóp vào nơi tổn thương.

XII. Tiêu chí ra viện:
- BN giảm hoặc hết đau hoàn toàn, vận động khớp bình thường, cân đối.
- Chỗ bị tổn thương không còn sưng bầm, biếng dạng, các chi trở nên bình thường. không có dấu hiệu teo cơ cứng khớp hoặc mất cảm giác.

















Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết