Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC Empty THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC Sat Oct 29, 2011 5:44 pm

DShuy

DShuy
Thành viên năng động
Thành viên năng động

THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC
Dân gian vẫn hay nói về việc người này người kia bị trúng gió độc mà chết hoặc bị liệt mặt, mệt mỏi... Vậy có hay không các cơn gió độc, yếu tố nào tạo nên gió độc?

Châm cứu và chườm ngải cứu nóng giúp chữa phong hàn


Những biểu hiện khi bị trúng gió


Tại phòng khám Đông Phương Y Quán, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân đến châm cứu vì bị gió độc. Bác Nguyễn Thị Hiệp (Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ, mấy hôm trước đang ngồi chơi cùng mấy bà bạn trước cửa nhà, bỗng nhiên đứng dậy thấy choáng váng mặt mày, cảm thấy buồn nôn. Bà bước thêm mấy bước thì ngã sóng soài xuống đất. Khi người nhà đưa vào nhà nằm thì mặt bà bị méo dần sang bên trái, tay chân cứng không thể cử động.


Khi đến khám, GS.TS Dương Trọng Hiếu cho biết, bà bị trúng phong hàn. Để chữa cần phải châm cứu và chườm lá ngải cứu nóng lên mặt.


Nguyên nhân trúng gió do nhà gió lùa, đi chơi về khuya gặp lạnh, tắm khuya. Khi trúng gió độc bệnh nhân không có cảm giác gì nhưng sau đó sẽ có các biểu hiện bệnh rõ rệt như đau họng, nhai và nuốt khó, cơm mắc trong hàm, mắt nhắm không kín...Thậm chí có những người không phát hiện mình bị trúng gió độc mà chỉ đến khi bác sĩ khai thác mới hay. Vừa giải thích, y sĩ vừa dẫn chúng tôi gặp các bệnh nhân bị trúng gió với các biểu hiện bệnh khác nhau.



Không chỉ ở Việt Nam mới chú ý đến gió độc mà ở phương Tây cũng chú ý đến gió gây bệnh, tức gió lùa. Nếu nhà có thiết kế hai cửa, khi mở cửa trước và sau còn người ngồi ở giữa, lúc này người ngồi ở giữa rất dễ bị gió lùa gây ra xây xẩm mặt mày, choáng, ngất, thậm chí dẫn đến tử vong.



Không có cơn gió mang tên... độc


TS Phạm Đức Thi, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Môi trường cho rằng, trong chuyên ngành khí tượng thủy văn không có loại gió nào được gọi là gió độc hay mang tính chất là độc có khả năng làm ảnh hưởng đến con người như dân gian ta thường nói. Gió độc ảnh hưởng đến người ở đây chẳng qua là gió lùa mạnh làm cho sức đề kháng con người không thay đổi kịp mà phát bệnh.


Ví dụ, một căn nhà nhưng có hai cửa để song song nhau làm cho gió thổi vào mạnh. Lúc này, người trong nhà đang ở một trạng thái không khí bình thường nhưng đi qua vùng này sẽ bị đột ngột lạnh làm cơ thể không chịu được. Cùng lúc đó, nếu trong người có các căn bệnh khác sẽ dễ dàng tái phát. Trường hợp quá mức thì người khoẻ mạnh cũng bị ảnh hưởng.


Cũng theo TS Phạm Đức Thi, những cơn gió hút mạnh có thể nóng hoặc lạnh quá do bị áp lực sóng nhiệt khác nhau. Sóng nhiệt chính là có một đợt không khí do áp lực nhiệt độ cao hoặc áp lực nhiệt độ quá thấp tạo nên. Và những cơn gió này thường xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi nóng hoặc lạnh đột ngột.


"Thời điểm đang giao mùa này cũng dễ gây nên các cơn gió lạnh so với không khí chung. Đó cũng là lý do hiện nhiều người bị trúng gió độc như dân gian thường nói. Vì thế, người dân cần chú ý tránh bằng cách tránh gió lùa vào nhà, đeo khẩu trang khi đi vào các ngõ gió lùa...", TS Phạm Đức Thi khuyên.


Nội phong kết hợp gió độc


Ở một quan điểm khác, GS.TS Dương Trọng Hiếu, chuyên gia hàng đầu về Đông y giải nghĩa: Đông y quan niệm, trúng gió độc hay trúng phong xuất phát từ các nguyên nhân từ khí hậu thời tiết với 6 yếu tố. Đó là lục dâm, tức phong, hàn, thử, thấp, tá, hỏa. Phong là gió, cũng là nguyên nhân đứng đầu trong các nguyên nhân gây bệnh thời tiết trái thường. Người ta thêm chữ tà tức là phong tà, không phải gió bình thường.


Đông y cũng nói trúng gió, tức gió quật vào người. Thực tế cho thấy, trong số 10 người cùng ngồi một chỗ nhưng chỉ có một người bị hiện tượng trúng gió mà thôi. Vì để bị trúng gió cần có hai yếu tố là ngoại phong (gió ở bên ngoài) và nội phong (gió ở bên trong cơ thể).


“Trong cơ thể con người có phần khí và huyết. Khí tức khả năng lưu thông và tạo thành gió. Khí lưu thông khi hỏa bốc lên mạnh. Điều này tương tự như một ai đó đốt đám lửa lớn. Ngọn lửa thường bốc và bị hút lên rất cao còn các luồng gió khác thổi đến. Điều này được lý giải chỗ nóng là nơi để các yếu tố lạnh dồn lại. Thế nên, trong cơ thể con người cũng tương tự: Nếu người nào đó bị uất ức lâu ngày sẽ hóa hỏa và “thiêu đốt” bên trong con người làm cho khí lưu thông mạnh tạo nên nội phong”, GS.TS Dương Trọng Hiếu phân tích.


Cùng lúc cơ thể có nội phong mà gặp cả ngoại phong thì có thể bị “quật ngã”. Các biểu hiện của việc này dân gian thường gọi là trúng phong hay trúng gió độc. Vì thế, gió độc hay tà khí được hiểu theo cách này chứ không phải là cơn gió độc theo nghĩa thông thường.


“Người khoẻ mạnh sẽ không bao giờ bị trúng gió độc. Tuy nhiên, nhiều người trông bề ngoài khoẻ mạnh nhưng thực ra đã âm thầm có các dấu hiệu bệnh lý bên trong mà bản thân người này chưa cảm nhận được mức độ bệnh lý. Điều này thể hiện rõ tại các phòng khám khi bệnh nhân đi khám hoặc làm các xét nghiệm mới phát hiện ra. Trường hợp có yếu tố bệnh bên trong cùng phong tặc bên ngoài thì mới làm nên trúng gió. Vì thế, để tránh gió độc đừng để sức toàn thân yếu. Bởi khi cơ thể yếu thì bất cứ bệnh gì cũng có thể quật ngã, trong đó có gió. Cần đóng bớt cửa có nguy cơ gió lùa. Tránh ngõ có gió thổi mạnh. Với các trường hợp bị trúng gió nhẹ có thể khắc phục bằng cách dùng ngải cứu hơ ấm chườm lên mặt luôn hoặc phải đến bác sĩ để châm cứu”.
(Nguồn Internet( GS.TS Dương Trọng Hiếu khuyên)ai có ý kiền gì thêm thì pm nha tongue ) rendeer



Được sửa bởi DShuy ngày Tue Nov 01, 2011 10:23 am; sửa lần 1.

2THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC Empty Re: THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC Sun Oct 30, 2011 4:09 pm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Em đăng bài là tốt nhưng nhớ để tên tác giả nếu không biên tập lại.
Cố gắng phát huy ha

3THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC Empty Re: THỰC HƯ VỀ GIÓ ĐỘC Sun Oct 30, 2011 4:55 pm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

TRÚNG PHONG
(Epolepsy – Epolepsie)

Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được …

Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao…

Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn.

YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý – Tai Biến Mạch Máu Não.

Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) viết: “Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu dư, nó sẽ làm cho tứ chi bị khinh hoặc trọng, không co duỗi được, làm cho thân mình khó xoay trở, khó cúi xuống hoặc ngửa lên, toàn thân hoặc bán thân bất toại…”.

Thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 42) viết: “ Phong trúng vào du huyệt của ngũ tạng lục phủ, truyền nhập vào bên trong, cũng là phong của tạng phủ, tất cả đều trúng vào chỗ khí huyết suy yếu, thiên về một chỗ gọi là thiên phong”.

Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ nhận định rằng do lạc mạch bên trong bị trống rỗng nên phong tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào. Và sách Kim Quỹ là sách đầu tiên đưa ra Phong trúng kinh, lạc, tạng hoặc phủ để phân biệt trạng thái nặng nhẹ của bệnh. Đời Đường, thế kỷ thứ 5-6 các sách Thiên Kim Phương, Ngoại Đài Bí Yếu, Tế Sinh Phương cũng đều bàn về chứng Trúng Phong nhưng cũng lập luận gần giống như sách Kim Quỹ. Đến đời Kim Nguyên (thế kỷ 12-13) Lưu Hà Gian nêu lên thuyết hỏa thịnh, Lý Đông Viên lại chủ trương do khí hư còn Chu Đan Khê cho rằng do đờm thấp. Vương Luân lại dựa trên nguyên nhân gây bệnh phân ra làm Chân Trúng và Loại Trúng. Đời nhà Minh (thế kỷ 16-17), Trương Cảnh Nhạc cho rằng không phải do phong, mà do ‘nội thương tích tổn’. Lý Sỹ Tài lại chia Trúng phong thành hai loại là Bế Chứng và Thoát Chứng. Đời Thanh (thế kỷ 17-18), Diệp Thiên Sỹ lại cho rằng do Can dương sinh ra nội phong gây nên. Trương Bá Long, Trương Sơn Lôi, Trương Tích Thuần lại cho rằng do âm dương không điều hòa, khí huyết nghịch loạn, trực trúng phạm vào não gây nên.

Trúng phong thường gây nên tai biến chính là: Mạch máu não bị ngăn trở hoặc xuất huyết não sẽ làm cho não tủy bị tổn thương. Thường thấy có những biểu hiện sau:

. Hôn Mê: thường thấy ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì tinh thần hoảng hốt, mê muội, thích khạc nhổ hoặc ngủ mê man. Nếu nặng thì hôn mê, bất tỉnh. Có bệnh nhân lúc đầu còn tỉnh táo, vài ngày sau mới hôn mê. Đa số bệnh nhân khi hôn mê kèm nói sảng, vật vã không yên.

. Liệt Nửa Người: Nhẹ thì cảm thấy tay chân tê, mất cảm giác, tay chân không có sức. Nặng thì hoàn toàn liệt. Thường chỉ liệt một bên và đối xứng với bên não bị tổn thương. Đa số liệt dạng mềm, chỉ có một số ít liệt dạng cứng, co rút. Thường lúc đầu bị liệt dạng mềm rũ, tay chân không có sức, nhưng một thời gian sau, lại bị co cứng, các ngón tay, chân không co duỗi được.

. Miệng Méo, Lưỡi Lệch: thường gặp ở giai đoạn đầu kèm chảy nước miếng, ăn uống thường bị rớt ra ngoài, khó nuốt.

. Nói Khó Hoặc Không Nói Được: Nhẹ thì nói khó, nói ngọng, người bệnh cảm thấy lưỡi của mình như bị cứng. Nếu nặng, gọi là trúng phong bất ngữ, không nói được. Thường một thời gian sau chứng khó nói sẽ bình phục dần.

Nguyên Nhân

Tuy nhiều tác giả chủ trương khác nhau nhưng chủ yếu là do bên trong bị tổn thương, lạc mạch trống rỗng nên phong tà bên ngoài dễ xâm nhập vào, kèm Can Thận suy yếu nên dễ sinh ra nội phong.

Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị

Biện Chứng

Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ khi bàn về chứng trúng phong chủ yếu phân ra nặng nhẹ, nông sâu để phân biệt. Trương Trọng Cảnh cho rằng: «Tà ở lạc thì da thịt bị tê, tà ở đường kinh thì nặng nề, tà vào phủ thì hôn mê bất tỉnh, tà vào tạng thì lưỡi cứng khó nói, sùi bọt mép». Sau này, các sách cũng theo cách phân chia này để dễ trình bầy.

Tuy nhiên dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể phân làm hai trường hợp sau:

- Chứng Bế: Hai tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt, thở khò khè như kéo cưa, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hồng, Sác, Huyền là Chứng Bế loại dương chứng. Nếu nằm yên, không vật vã, thở khò khè, rêu lưỡi trắng trơn mà có nhớt, mạch Trầm Hoãn, là Chứng Bế loại âm chứng

- Chứng Thoát: Mắt nhắm, miệng há, thở khò khè, tay chân duỗi ra, nặng thì mặt đỏ, mồ hôi ra thành giọt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Vi, Tế, muốn tuyệt. Đây là dấu hiệu dương khí muốn thoát, bệnh tình rất nguy hiểm.

Nguyên Tắc Điều Trị

Trúng phong là chứng cấp, xẩy ra đột ngột, vì vậy, phải chữa ngọn (tiêu) trước. Chú trọng đến việc khứ tà. Thường dùng phép bình Can, tức phong, thanh hóa đờm nhiệt, hóa đờm, thông phủ, hoạt huyết, thông lạc, tỉnh thần, khai khiếu. Thường phân ra chứng bế và thoát để dễ xử lý. Bế chứng: khứ tà, khai khiếu, tỉnh thần, phù chính. Thoát chứng: cứu âm cố dương. Đối với chứng ‘nội bế ngoại thoát’ nên phối hợp khai khiếu, tỉnh thần với phù chính cố bản. Khi điều trị di chứng, thường thấy hư thực lẫn lộn, tà thực chưa giải hết đã thấy xuất hiện hư chứng, nên phù chính, khứ tà, thường dùng phép dục âm, tức phong, ích khí, hoạt huyết.

Trích đăng từ nguồn [You must be registered and logged in to see this link.]

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết