Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Đáp án 5 câu hỏi ngoại khoa thi viên chức năm 2012

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Tài Năng Sốt

Bs Tài Năng Sốt
Thành viên VIP
Thành viên VIP

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách xử trí ban đầu của gãy hai xương cẳng chân?
1. Triệu chứng lâm sàng:
- Đau chói cố định tại vùng tỏn thương.
- Bất lực vận động hoàn toàn.
- Biếm dạng chi.
- Đo độ dài tuyệt đối và tương đối ngắn hơn bên lành.
- Trục chi lệch khi gảy có di lệch/bàn chân đỗ ngoài.
- Đo chu vi chi bên tổn thương lớn hơn bên lành.
- Lạo xạo xương( +).
- Cử động bất thường( + ).
- Có thể có mất /giảm mạch mu chân – ống gót.
2. Cận lâm sàng:
X- Quang 2 tư thế thẳng và nghiêng,chụp toàn bộ cẳng chân lấy cả 2 khớp gối và khớp cổ chân-> chẩn đoàn xác định.
3. Biến chứng: (sớm)
3.1.Toàn thân:
- Shock.
- Huyết tắc mỡ.
- Nhiễm khuẫn Phổi-tiết niệu-đường mật,loét điểm tỳ…
3.2.Tại chỗ:
- Từ gãy kín thành gãy hở
- Tổn thương mạch máu – thần kinh
- Chèn ép khoang.
- Rối loạn dinh dưỡng.
- Chậm liền xương-khớp giả
- Liền lệch
- Teo cơ,hạn chế vận động khớp cỗ chân,khớp gối.
4. Xử trí ban đầu: .
4.1. Phòng chống shock.
- Thuốc giảm đau: Tại chỗ: phóng bế bằng novocain hoặc lidocain
Toàn thân: Diclophenac, spaless… .
4.2. Cầm máu nếu có vết thương gãy hở.
4.3. Cố định bằng nẹp.

Triệu chứng lâm sàng, CLS, biến chứng và cách xử trí ban đầu của gãy thân xương đùi?
1. Triệu chứng lâm sàng:
- Gãy thân xương đùi thường gây sốc ( hay gặp)
- Đau chói tại điểm gãy, sờ mất lien tục, có thể thấy tiếng rắc gãy xương và mất cơ năng hoàn toàn.
- Sưng to, toàn bộ đùi tròn như 1 cái ống. chu vi đùi gãy lớn hơn bên lành
- Biến dạng rõ rệt: chi ngắn hơn bên lành, gập góc, bàn chân xoay ra ngoài, bờ ngoài dựa trên mặt giường, thường gập góc gồ ra phía trước ngoài
- Lạo xạo xương, cử động bất thường.
- Tràn dịch khớp gối hay gặp do kích thích bao hoạt dịch cơ tứ đầu đùi.
2. Cận lâm sàng: Chỉ định chụp X-quang ở 2 tư thế thẳng và nghiêng nhằm xác định vị trí đường gãy, mức độ di lệch để có hướng xử trí thích hợp
3. Biến chứng:
- Choáng chấn thương: do mất máu và đau. Lâm sàng BN da xanh, niêm nhợt, thở nhanh, mạch nhanh, HA tuột.
- Tổn thương mạch máu, thần kinh. Thường là gãy 1/3 dưới thân xương đùi.
+ Rối loạn cảm giác.
+ Sờ bàn chân lạnh mất mạch mu bàn chân, gót chân.
- Chèn ép khoang: ít gặp trong gãy thân xương đùi.
- Chèn cơ vào ổ gãy.
- Tắc mạch máu mỡ.
Nếu điều trị bão tồn, bất động lâu ngày có thể có biến chứng sau:
- Viêm phổi-tiết niệu-đường mật-sỏi thận-suy mòn….
- Chậm liền xương-khớp giả
- Liền lệch
- Teo cơ-cứng khớp
- ThoáI hoá khớp háng thứ phát.
4. Xử trí ban đầu:
4.1 Phòng chống choáng:
*Giảm đau:
- Nước lạnh hoặc nước đá chườm lên chi tổn thương.
- Thuốc:
+Toàn thân: Morphin, Dolargan
+Tại chổ: Phóng bế bằng Novocain hoặc lidocain
* Ủ ấm( nếu lạnh).
* Bù khối lượng tuần hoàn bị mất
4.2 Cầm máu: nếu có vết thương gảy hở.
4.3 Cố định bằng nẹp
4.4 Ổn định vận chuyển về tuyến sau..
Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách xử trí ban đầu của gãy hai xương cẳng tay?
1. Triệu chứng lâm sàng:
- Tay lành đở cẳng tay đau
- Biến dạng cẳng tay rỏ( tròn,căng như một cáI ống,cong do gập góc,gồ lên do di lệch sang bên,cẳng tay luôn ở tư thế sấp).
- Điểm đau chói cố định.
- Cữ đông bất thường và lạo xạo xương tai vị trí gãy tương ứng.
- Chiều dài tương đối-tuyệt đối của 2 xương cẳng tay < bên lành
- Đo trục chi thay đổi
- Mạch quay: giảm/mất khi có tổn thương kèm theo
- Đo chu vi chi vùng tương ứng > bên lành.
- Mất vận động hoàn toàn: sấp-ngữa,gấp – duỗi cẳng tay.
- Cảm giác: Giảm/mất khi có tổn thương thần kinh kèm theo.
2. Cận lâm sàng: X-Quang 2 xương cẳng tay T-N: Giúp chẩn đoán xác định, cho biết vị trí-tính chất ổ gãy.
3. Biến chứng:
- Tổn tương thần kinh quay khi gãy xương quay cao.
- Gãy kín chuyển thành gãy hở.
- Hội chứng chèn ép khoang.
- Hạn chế vận động gấp-duỗi khuỷu,các bàn tay-ngón tay giảm tinh tế.
- Hạn chế động tác sấp-ngữa cẳng tay,xoay cổ tay, phù nề dai giẳng,đau kéo dài.
- Liền lệch vẹo( do gập góc, hẹp màng liên cốt, xoay) làm mất chức năng cẳng tay(phổ biến).
- Chậm liền xương-khớp giả.
- Can liên cốt làm nối giữa 2 xương( hay gặp gãy 1/3T) làm mất động tác sấp-ngữa cắn tay.
4. Xử trí:
- Chống shock: dùng thuốc giảm đau tại chỗ hoặc toàn thân.
- Cố định tạm thời ổ gãy bằng nẹp kết hợp treo tay lên.


Vết thương nhiễm trùng: Chẩn đoán, biến chứng và hướng xử trí
1. Khái niệm: Bất kỳ vết thương xuyên qua da nào cũng có thể gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng xảy ra do mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, hoặc qua vật gây ra vết thương (ví dụ như con dao bẩn) hoặc từ những nguồn khác sau khi gây ra vết thương. Vết cắn, vết cắt, vết đâm chích, vết bỏng và những chỗ nứt, gãy hở đều có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân:
Sự nhiễm trùng tại vết thương phụ thuộc vào 2 điều kiện sau đây:
+ Tuỳ theo hoàn cảnh bị thương, số lượng và chủng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương mà có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:

3. Dấu hiệu và triệu chứng để chẩn đoán vết thương nhiễm trùng:
• Sốt, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, vẻ mặt mệt mỏi…
• Phù nề, sưng nóng.
• Đỏ vùng da quanh vết thương.
• Đau tăng dần.
• Có chất xuất tiết từ vết thương.
• Mùi khó chịu, hôi thối bốc ra từ vết thương.
• Vết đỏ từ ngoại vi vào trung tâm vết thương.
• Hạch sưng.
• Vết thương lâu lành hoặc không lành.
• Giảm hoặc mất cơ năng chi.
• Cận lâm sàng: Bạch cầu tăng, VS tăng
4. Nguyên tắc điều trị:
Chống nhiễm trùng, phục hồi giải phẫu và khôi phục chức năng của phần mềm.
- Dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, khi đã tạo ổ mủ phải dẫn lưu mủ.
- Rửa, cắt lọc các mô đã hoại tử, các tổ chức đã chết.
- Phá ngóc ngách mở rộng vết thương.
5. Biến chứng:
- Shock nhiễm khuẩn
- Viêm khớp
- Suy thận
- Mất các chức năng vận động...

Cách khám các dấu hiệu màng não, thần kinh khu trú, lực cơ?
1. Dấu hiệu màng não:
1.1 Triệu chứng chức năng:
- Người bệnh mệt mỏi, vẻ mặt bơ phờ, môi khô, lưỡi bẩn, tăng cảm toàn thân, khát nước, đái ít.
- Thân nhiệt thay đổ, mạch chẩm không đều, da và niêm mạc khô nóng, ăn uống kém.
- Quan sát các trường hợp có hội chứng màng não điển hình sẽ thấy bệnh nhân nằm “ tư thế cò súng” ( nằm nghiêng, đầu ngửa ra sau, 2 tay co, 2 đầu gối co sát bụng, lưng cong ra sau)
- Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất, thường đau ở trán và sau gáy, đau tăng khi có tiếng động và ánh sáng, có lúc đau dữ dội, đôi khi người bệnh hôn mê nhưng vẫn rên rỉ vì nhức đầu, trẻ em đang ngủ bỗng la thét lên.
- Nôn dễ dàng, nôn vọt đột ngột không liên quan đến bữa ăn.
- Táo bón thường xuất hiện từ ngày thứ 3 – 4.
1.2 Triệu chứng thực thể:
1.2.1 Dấu hiệu cứng gáy:
Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc đặt tay vào vùng chẩm của người bệnh và gấp đầu BN về phía trước, bình thường cằm của BN đưa sát vào ngực, dấu hiệu dương tính khi cằm BN không đưa vào ngực được, do các cơ ở gáy bị cứng nên gấp cổ hạn chế và gây đau.
* Chú ý: Trẻ nhỏ bình thường trương lực cơ cũng tăng nên khi khám cứng gáy thì dấu hiệu cứng gáy ít có giá trị mà người ta nhấc bổng đứa bé lên bình thường trẻ co 2 chân và đạp chân tay nhưng trẻ viêm màng não thì cứ co chân mãi.
1.2.2 Dấu hiệu Kernig: Người bệnh nằm ngửa, đặt cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình, thầy thuốc từ từ nâng cẳng chân BN lên thẳng trục với đùi.
Trường hợp tổn thương màng não, các cơ sau đùi và cẳng chân co cứng, không nâng cẳng chân lên được hoặc nâng lên được rất ít, hay BN nhăn mặt kêu đau đó là dấu hiệu Kernig dương tính được tính bằng góc tạo bởi cẳng chân và đùi.
1.2.3 Dấu hiệu Brudzinski trên hay Brudzinski chẩm:
BN nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc đặt tay trái vào ngực BN, tay phải nâng đầu BN, dấu hiệu dương tính khi BN đau gáy và 2 chân co lại
1.2.4 Dấu hiệu Brudzinski đối bên: BN nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc gấp cẳng chân 1 bên cúa BN vào đùi, gấp đùi vào bụng.
Bình thường chân duỗi thẳng vẫn giữ nguyên tư thế, dấu hiệu dương tính khi chân đó cũng co lại.
1.2.5 Dấu hiệu Brudzinski mu: BN nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc ấn mạnh lên xương mu BN, dấu hiệu dương tính khi BN gấp và co chi dưới vào bụng
1.2.6 Tăng cảm giác đau:
Gãi hoặc châm kim nhẹ vào da, người bệnh kêu đau và phản ứng lại rất mạnh, ấn vào các điểm xuất chiếu của dây TK V, dây thần kinh chẩm BN đau tăng lên.
Sợ ánh sáng nên người bệnh thích quay đầu vào bóng tối, tiếng động mạnh làm BN khó chịu.
Phản xạ gân xương tăng đều ở tứ chi
Rối loạn thần kinh giao cảm, mặt khi đỏ khi tái, đôi khi vả mồ hôi lạnh
Dấu hiệu vạch màng não ( dấu hiệu Trousseau): BN nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, bộc lộ vùng ngực, bụng: dấu hiệu dương tính khi vạch đỏ thẩm hơn, thời gian tồn tại lâu hơn so với người bình thường. Cần chú ý phân biệt với những người có tạng dị ứng “ dấu hiệu vẽ da nổi” gần tương tự như dấu hiệu vạch màng não.
Ở giai đoạn cuối các triệu chứng kích thích sẽ giảm đi, BN đi vào trạng thái vật vả, co giật, rối loạn TK thực vật và hôn mê.
2. Dấu hiệu thần kinh khu trú: là các dấu hiệu về nhận thức và hành vi gây ra bởi những tổn thương khu trú tại một vùng của hệ thần kinh trung ương.
Các dấu hiệu thần kinh khu trú được phân nhóm như sau:
- Dấu hiệu thuỳ trán
- Dấu hiệu thuỳ đính
- Dấu hiệu thuỳ thái dương
- Dấu hiệu thuỳ chẩm
- Dấu hiệu tiểu não
- Dấu hiệu thân (cuống) não
- Dấu hiệu tuỷ sống
2.1 Dấu hiệu thuỳ trán:
Dấu hiệu thuỳ trán thường liên quan đến hệ vận động, bao gồm nhiều thể khiếm khuyết đặc trưng, tuỳ thuộc vào vị trí của thuỳ trán bị tổn thương:
- Đi không vững
- Cứng cơ, đề kháng với động tác thụ động ở các chi (tăng trương lực cơ)
- Liệt một chi hoặc liệt nửa người
- Liệt đầu và liệt vận động mắt
- Không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, mất ngôn ngữ
- Động kinh cục bộ có thể lan đến những vùng kế cận
- Động kinh cơn lớn
- Các thay đổi về nhân cách như trạng thái giải ức chế, cười đùa không đúng lúc, thịnh nộ không lý do; mất sáng kiến và quan tâm, vô cảm, không nói và bất động, trì trệ.
- Dấu hiệu "thoát ly thuỳ trán", ví dụ xuất hiện lại các phản xạ nguyên thuỷ như phản xạ mũi, phản xạ nắm, và phản xạ bàn tay-cằm
- Mất khứu giác một bên Các Dấu Hiệu Thuỳ Đính
2.2 Các dấu hiệu của thuỳ đỉnh: thường liên quan đến các cảm giác cơ thể, bao gồm:
- Rối loạn cảm giác xúc giác
- Rối loạn sự cảm nhận của cơ thể, cảm giác về tư thế (postural sensation) và cảm giác vận động thụ động
- Các hội chứng xao lãng về giác quan và thị giác, mất khả năng chú ý về giác quan và không gian. Người bệnh có thể đi đến tình trạng chối bỏ sự tồn tại một chi của mình.
- Mất khả năng đọc, viết và tính toán
- Mất khả năng tìm ra một vị trí địa lý xác định
- Mất khả năng xác định đồ vật dựa trên xúc giác
2.3 Các dấu hiệu thuỳ thái dương:
Các dấu hiệu thuỳ thái dương thường liên quan đến thính giác và trí nhớ, bao gồm:
- Điếc không do tổn thương các cấu trúc ở tai, còn gọi là điếc vỏ não
- Ù tai, ảo thính
- Mất khả năng hiểu được âm nhạc và ngôn ngữ, được gọi là chứng mất ngôn ngữ giác quan
- Mất trí nhớ (ảnh hưởng đến trí nhớ gần, trí nhớ xa hoặc cả hai)
- Các rối loạn trí nhớ khác như hiện tượng déjà vu (đã thấy rồi)
- Các ảo giác phức tạp và đa dạng
- Các cơn động kinh cục bộ và phức tạp (động kinh thuỳ thái dương
2.4 Các dấu hiệu thuỳ chẩm:
Các dấu hiệu của thuỳ chẩm thường liên quan đến thị giác và có thể bao gồm:
- Mất thị giác hoàn toàn (mù do vỏ não)
- Mất thị giác nhưng bệnh nhân lại phủ nhận là mình bị mất (hội chứng Anton)
- Mất thị lực một bên thị trường ở cả hai mắt (bán manh cùng bên)
- Không nhận biết được bằng thị giác ví dụ, mất khả năng nhận biết các đồ vật quen thuộc, màu sắc hoặc khuôn mặt
- Ảo thị như nhìn thấy mọi vật nhỏ hơn hoặc lớn hơn
- Các ảo giác thị giác , biểu hiện bằng những hình dạng cơ bản, như các hình dzích dzắc hoặc chớp sáng, ở một nửa của thị trường mỗi bên mắt. Ngược lại, các ảo giác thị giác của thuỳ thái dương có những dạng phức tạp, và chiếm toàn bộ thị trường.
2.5 Các dấu hiệu của tiểu não:
Các dấu hiệu của tiểu não thường liên quan đến sự cân bằng và phối hợp động tác, có thể bao gồm:
- Vận động vụng về và không chắc chắn ở thân mình và các chi (thất điều)
- Mất khả năng phối hợp các động tác tế nhị (run chủ ), ví dụ động tác chỉ chệch ngón tay trong thử nghiệm chỉ mũi-ngón tay
- Không thể thực hiện các động tác thay đổi nhanh ví dụ không thể úp và lật ngửa bàn tay thật nhanh
- Xuất hiện dấu hiệu giật nhãn cầu không chủ động
2.6 Dấu hiệu của thân não (Cuống não)
Dấu hiệu của thân não có thể do các rối loạn đặc thù về giác quan và vận động, tuỳ theo dây thần kinh và các nhân thần kinh sọ não bị thương tổn.
2.7 Các dấu hiệu của tuỷ sống: thường biểu hiện bởi liệt cùng bên và mất cảm giác đau ở bên đối diện
3. Khám cơ lực:
Trong phần lớn các bệnh cơ, có teo cơ, thường có giảm cơ lực. Nói chung, hiện tượng giảm cơ lực là đồng đều ở mỗi lần làm động tác nhưng có một thể đặc biệt là giảm dần qua mỗi lần làm động tác, thí dụ như trong bệnh nhược cơ, người bệnh làm động tác lần đầu có thể mạnh như bình thường nhưng lần thứ hai giảm nhiều, lần ba càng giảm đến một vài lần tiếp theo thì không làm được nữa (chóng mỏi), hiện tượng này còn gặp trong bệnh suy vỏ thượng thận .
Thăm khám cơ lực, ta có thể quan sát các động tác của người bệnh khi đi lại, mang, vác, nằm, ngồi, làm nghiệm pháp chống đối hoặc sử dụng các dụng cụ đo cơ lực. Ta sẽ khám từng cơ, từng vùng, từng nhóm cơ, từng đoạn. Sau đó chia làm nhiều mức độ.
- Cơ lực mất hoàn toàn.
- Nặng: khi có thể cử động nhẹ nhưng không làm được động tác.
- Vừa: làm được động tác nhưng yếu.
- Nhẹ: làm động tác nhưng không kéo dài được…
Hiện tượng giảm cơ lực có thể toàn thân, có thể từng vùng: nếu ở từng vùng, nên gây những thay đổi, những rối loạn về vận động, biểu hiện nét mặt…
- Giảm cơ lực vùng chậu đùi: người bệnh đi khó khăn, nghiêng về từng bên khi đặt chân, bước lên bậc cao khó và chậm, ngồi xuống không bình thường mà để rơi xuống ghế, đang ngồi đứng dậy phải chống cả hai tay.
- Giảm cơ lực vùng chậu đùi và thắt lưng: với tư thế nằm ngửa muốn đứng lên phải quay nghiêng, chống cả hai tay xuống giường, rồi chống lần lượt vào cẳng chân, gối và đùi mới ngồi lên được.
- Giảm cơ lực vùng lưng, vai ảnh hưởng đến các động tác của cánh tay: chải đầu, mặc áo.
- Giảm cơ lực vùng bàn tay: cầm nắm kém, có thể cụ thể hoá bằng cách dùng lực kế để đo sức bóp của bàn tay, so sánh với bên kia, so sánh giữa các lần bóp và so sánh với ngường thường (cơ lực bàn tay của người Việt Nam bình thường: Nam = 34kg, Nữ = 20kg).
- Giảm cơ lực các cơ quanh cột sống, làm thay đổi độ cong của cột sống (ưỡn, gù, vẹo).
- Giảm cơ lực ở mặt và mắt: gây sụp mi, nét mặt không thay đổi, khi nói, cười, nhai khó.
- Giảm cơ lực các cơ ở nội tạng: ở hầu, thực quản, gây nuốt khó.








Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết