Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012

4 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Các bài trả lời sẽ được đăng tại đây. Thí sinh nên tham khảo thêm các tài liệu khác để hoàn thiện câu trả lời.

2GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 Empty Nội khoa: phần Y sĩ Mon Oct 22, 2012 8:06 am

Khách viếng thăm


Khách viếng thăm

Câu 1: Định nghĩa, Chẩn đoán, biến chứng và hướng điều trị bệnh hen phế quản?.

1. Định nghĩa:
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính( N ) và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản.

2. Chẩn đoán:
2.1 Chẩn đoán xác định:
2.1.1 Triệu chứng lâm sàng:
a) Triệu chứng lâm sàng cơn hen điển hình:
- Khó thở cơn chậm, rít thường về đêm. Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực. Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay , há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, như bột sắn chín. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.
- Khám phổi trong cơn: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy ( tuỳ mức độ ) ở khắp 2 phổi.
b) Các loại cơn hen:
- Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ ( 1-3 giờ )
- Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 - 5 giờ đến một vài ngày.
- Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp , suy tim phải, tử vong.
2.1.2. Triệu chứng Cận lâm sàng:
- Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu bội nhiễm bạch cầu tăng, N tăng.
- X quang: hình ảnh giãn phổi cấp ( trong cơn hen : phổi tăng sáng, gian sườn giãn, vòm hoành hạ thấp và dẹt, tăng kích thước khoảng sáng sau tim ).
- Xét nghiệm đờm có: E , tế bào phế quản , tinh thể Charcot-Leyden .
- Chức năng hô hấp: rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục hoặc rối loạn hỗn hợp .
Nếu hen điển hình thì chẩn đoán hen dựa vào các triệu chứng lâmsàng .Nhưng tiêu chuẩn khách quan để chẩn đoán hen phế quản là BN bị tắc nghẽn đường thở hay thay đổi:
+ Test hồi phục phế quản: là cách đơn giản nhất để khẳng định chẩn đoán.
Đo FEV1 , sau đó xịt 2 nhát Salbbutamol liều 200mg - 300mg. Sau 30 phút đo lại . Nếu FEV1 tăng >15% là test hôì phục phế quản dương tính.
+ Thay đổi theo thời gian trong ngày: theo dõi bằng đo PEF.
PEF thay đổi ³20% trong ngày ( sáng, tối ) có giá trị chẩn đoán hen phế quản.
+ Test gắng sức: khi chức năng phổi bình thường làm test đi bộ 6phút ( chú ý không có tiền sử thiếu máu cơ tim mới làm test này ) thấy 50% bệnh nhân hen giảm PEF ít nhất 15% sau đi bộ )
+ Test kích thích: hít Histamin hoặc Methacolin sẽ gây thành cơn hen ở nồng độ thấp hơn rất nhiều so với người bình thường(100mg so với »10.000mg ở người bình thường ). Test này nguy hiểm chỉ làm ở những nơi có kinh nghiệm và bệnh nhân hen không rõ ràng.
Chú ý: một số bệnh nhân bị hen, nhưng chỉ có triệu chứng ho, đặc biệt ho về đêm, nếu nghi ngờ hen có thể làm test hồi phục và điều trị thử .
- Test dị nguyên để chẩn đoán hen ngoại sinh. .
2.2Chẩn đoán phân biệt:
2.2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: khởi phát muộn ( sau 40 tuổi ), có tiền sử hút thuốc nhiều năm, hoặc tiếp xúc với bụi khói, không có tiền sử gia đình bị hen, bệnh nhân không có tiền sử dị ứng. Bệnh sử ho khạc mạn tính, khó thở khi gắng sức đôi khi có khó thở thành cơn. Chức năng hô hấp: có rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hỗn hợp không hồi phục. Test hồi phục phế quản âm tính.
2.2.2. Hen tim:
Ở người có hẹp van hai lá, hở động mạch chủ, suy tim trái. Do ứ máu ở phổi về ban đêm, xung huyết, phù nề, kích thích gây co thắt cơ phế quản.
Triệu chứng: có cơn khó thở về đêm, nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, đờm bọt hồng, Xquang phổi: hình ảnh phổi tim, điều trị lợi tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở.
2.2.3. Các bệnh hiếm gặp khác:
. Histeria thể hen: là một bệnh lý tâm thần.
. Viêm phổi kẽ ở người nuôi chim
. Chít hẹp phế quản do u, tắc nghẽn đường thở trên do viêm hoặc u thanh quản.
3. Biến chứng:
- Cấp tính: hen ác tính, tâm phế cấp , tràn khí màng phổi.
- Mạn tính: khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

4. Điều trị:
4.1. Chống co thắt phế quản: dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc thuộc nhóm Methyl xanthin: Theophylin, viên 0,1g uống mỗi lần từ 1-3 viên khi lên cơn; Synthophylin ống 0,24g pha Glucose 20% ´ 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm , cứ 2-4 giờ có thể tiêm nhắc lại một lần. Nếu phải dùng từ 2 ống trở lên, thì truyền tĩnh mạch.
- Thuốc kích thích b2 Adrenergic: Salbutamol, Ventolin, Terbutalin, ( Bricanyl ) ...dùng dạng uống, khí dung, tiêm. VD: Ventolin xịt 1-3 nhát / lần khi lên cơn. Hoặc: Salbutamol 0,02g ´ 1-3 viên / lần uống khi lên cơn.
- Thuốc kháng Cholinergic: Ipratropium bromide ( Atrovent ) xịt, hoặc dùng dạng phối hợp với Fenotenol ( Berodual )
-Dự phòng cơn hen về đêm: Theostast,Salmeterol(tác dụng kéo dài 8-12giờ ).
4.2. Chống viêm:
Prednisolon 5mg uống khởi đầu 6 viên / ngày ,sau đó cứ 4 ngày giảm dần 1 viên. Methyl Prednisolon dạng tiêm truyền ( Hydrococtison Hemisucinat 100 mg ) Cortiocid tại chỗ: Becotid, Pulmicort, Sertide dùng dạng xịt hút hoặc khí dung.
4. 3. Nhóm chống dị ứng:
- Zaditen: 1 mg ´ 2v / ngày. Hoặc các thuốc kháng Histamin tổng hợp.
- Sodium Cromoglycat ( Intal ): dạng khí dung xịt 4 lần / ngày. Thường có tác dụng tốt ở trẻ em. Tác dụng dự phòng hen.
4.4. Kháng sinh:
Khi bội nhiễm, nhưng tránh dùng các thuốc dễ gây dị ứng ( Penixilin )

Câu 2: Định nghĩa, Chẩn đoán, phân loại và hướng điều trị Tăng huyết áp?.

1. ĐỊNH NGHĨA:
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
2. CHẨN ĐOÁN:
Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình (xem Phụ lục 2 - Quy trình đo huyết áp). Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách đo huyết áp (Bảng 1).
Bảng 1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo
Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
1. Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình
2. Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ
3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) ≥ 140 mmHg
≥ 130 mmHg
≥ 135 mmHg và/hoặc ≥ 90 mmHg
≥ 80 mmHg
≥ 85 mmHg


3. PHÂN ĐỘ THA: dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được (Bảng 2).
Bảng 2. Phân độ huyết áp
Phân độ huyết áp Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp tối ưu
Huyết áp bình thường
Tiền tăng huyết áp < 120
120 – 129
130 – 139 và
và/hoặc
và/hoặc < 80
80 – 84
85 – 89
Tăng huyết áp độ 1
Tăng huyết áp độ 2
Tăng huyết áp độ 3 140 – 159
160 – 179
≥ 180 và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc 90 – 99
100 – 109
≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.

4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung:
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.
- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở BN đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ HA quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.

4.2. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng …
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng TKinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột.
4.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở:
- Chọn thuốc khởi đầu:
+ Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
+ Tăng HA từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm).
+ Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12,5 mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20 mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5 mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày …).



















Câu 3: Tràn dịch- khí màng phổi: Chẩn đoán, biến chứng và hướng điều trị

I. Hội chứng tràn dịch màng phổi

Là tình trạng bệnh lý dẫn đến tình trạng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi gây nên những biến đổi trên lâm sàng.

1. CHẨN ĐOÁN:

1.1.Triệu chứng toàn thân:
Có thể sốt ( còn dịch còn sốt ) , có thể kèm theo mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ...
1.2 Triệu chứng cơ năng:
+ Đau ngực: đau kiểu tức, nặng, tăng khi ho và hít sâu. Liên quan với thay đổi tư thế: khi mới bị bệnh tràn dịch ít, bệnh nhân đau ngực tăng khi nằm nghiêng sang bên bệnh, về sau khi tràn dịch nhiều bệnh nhân đau tăng khi nằm nghiêng bên lành.
+ Khó thở cả 2 thì, nhưng khó thở hơn khi hít vào. Bệnh nhân nói như bị hụt hơi, mức độ khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn dịch và cũng liên quan đến thay đổi tư thế ( tràn dịch nhiều bệnh nhân không thể nằm được ).
+ Ho: thường ho khan , xuất hiện khi thay đổi tư thế. Nếu có tổn thương nhu mô phổi kèm theo thì ho có đờm.
1.3 Thực thể:
+ Lồng ngực bên tràn dịch giãn vồng, hạn chế cử động thở.
+ Ba triệu chứng cơ bản ( hội chứng ba giảm ):
. Rung thanh giảm hoặc mất.
. Gõ đục, kiểu đục như gõ trên gỗ, ( trong tràn dịch màng phổi thanh tơ mức độ vừa, gõ tìm thấy có đường cong Damoiseau : giới hạn trên của diện đục cao nhất ở nách và thấp nhất ở đáy phổi vùng ở phía trước và sau ). Tràn dịch màng phổi mức độ trung bình và nhiều, tim và trung thất bị đẩy sang bên đối diện. Tràn dịch màng phổi bên trái: gõ đục ở khoang Traube; tràn dịch màng phổi bên phải: khám thấy gan bị đẩy xuống thấp.
. Nghe: rì rào phế nang giảm hoặc mất. Ngoài ra có thể nghe thấy tiếng cọ màng phổi hoặc nghe thấy tiếng thổi màng phổi, tiếng dê kêu, trong trường hợp tràn dịch nhiều, phổi bị ép lại giống như hội chứng đông đặc ).
Xquang :
Hình ảnh mờ đậm thuần nhất ở đáy phổi, mất góc sườn hoành, giãn khoảng gian sườn, đẩy tim và trung thất. Chiếu điện, cho bệnh nhân đứng nghiêng, thấy mức dịch chuyển dịch theo chiều nghiêng. Tuỳ theo các mức độ của tràn dịch màng phổi mà có những hình ảnh khác nhau:
- Tràn dịch màng phổi mức độ ít: góc sườn hoành tù, hoặc mức dịch ở dưới khoang gian sườn
- Tràn dịch màng phổi mức độ vừa: mức dịch tương ứng với khoang gian sườn III, có đường cong Damoiseau.
- Tràn dịch màng phổi mức độ nhiều: mức dịch ở liên sườn II trở nên.
- Tràn dịch màng phổi khu trú: Có thể khu trú trên vòm hoành, góc tâm hoành, rãnh liên thuỳ, trung thất hoặc thành ngực... chủ yếu dựa vào Xquang để phát hiện. Có thể khám thấy hội chứng 3 giảm khu trú ở các vùng đó.


Siêu âm
Rất có giá trị chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi ( siêu âm có thể xác định tràn dịch màng phổi từ 5ml trở nên ).
Chọc dò màng phổi:
Để chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi, chọc dò màng phổi còn để lấy dịch xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi khuẩn, giúp xác định nguyên nhân.


2.BIẾN CHỨNG
- Vỡ vào phổi, phế quản gây áp xe phổi - khái mủ.
- Dò ra thành ngực.
- Tràn khí thứ phát hay phối hợp.
- Tràn dịch màng ngoài tim.
- Nhiễm trùng huyết.
3.ĐIỀU TRỊ
a. Điều trị nguyên nhân:
Phải căn cứ vào vi khuẩn của dịch màng phổi và kháng sinh đồ, nếu chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh.
Chủ yếu là kháng sinh bằng đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi.
Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc
* Kháng sinh đường toàn thân: Nên phối hợp ít nhất 2 kháng sinh diệt khuẩn bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch trong các trường hợp nặng, có nguy cơ kháng thuốc cao.
b. Điều trị triệu chứng:
* Giảm đau và hạ sốt: Paracetamol
* Nếu khó thở nhiều tháo bớt dịch, không quá 500 ml/lần. Hoặc thở oxy qua sonde mũi.
* Chống dày dính màng phổi:
- Prednisone 5 mg x 6-10 viên/ngày chia 2 lần hoặc Hydrocortison,
- Depersolone... bơm vào màng phổi 1-2 ngày 1 lần.
c. Điều trị hỗ trợ:
- Nghỉ ngơi tại giường giai đoạn bệnh tiến triển.
- Ăn nhẹ, dễ tiêu, nhiều đạm, đủ calo và vitamin nhóm B, C.
- Bù nước và điện giải đủ, nhất là có sốt cao, lấy dịch màng phổi nhiều...

II. Hội chứng tràn khí màng phổi
Là hiện tượng xuất hiện khí trong khoang màng phổi, do nhiều nguyên nhân, gây nên những biến đổi trên lâm sàng.
1. Chẩn đoán:
1.1. Tràn khí màng phổi thể toàn bộ:
1.1.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Toàn thân: Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tràn khí, có thể có tình trạng sốc , suy hô hấp, truỵ tim mạch , hoặc có thể sốt, mệt mỏi,...
- Cơ năng:
Đau ngực đột ngột, dữ dội ( đau như xé ngực ) . Ho khan, khó thở nhanh nông ( tuỳ mức độ tràn khí màng phổi ).
- Thực thể:
Lồng ngực bên tràn khí giãn căng vồng, giảm cử động thở.
- Có tam chứng Gaillard: rung thanh giảm hoặc mất, gõ vang trống, nghe thấy mất rì rào phế nang.
- Có thể có hội chứng bình kim khí (trong tràn khí màng phổi hở hoặc thể van )
Tràn khí màng phổi bên phải gõ thấy vang ở vùng trước gan, nếu ở bên trái gõ thấy mất diện đục của tim.
1.1.2 - Xquang:
Giúp xác định chẩn đoán và theo dõi tiến triển. Vùng tràn khí quá sáng, không có vân phổi, phổi bị co lại phía rốn phổi, lồng ngực giãn rộng, tim và trung thất bị đẩy sang bên đối diện, cơ hoành hạ thấp.
1.2. Tràn khí màng phổi khu trú.
1.2.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng:
Kín đáo, không khó thở, chỉ có đau ngực nhẹ.
1.2.2. Triệu chứng thực thể:
Tam chứng Galliard khu trú, khó phát hiện.
1.2.3. Xquang:
Là xét nghiệm chính giúp chẩn đoán tràn khí màng phổi cục bộ, cần phải phân biệt với một hang lớn ở phổi. Tràn khí màng phổi cục bộ, góc tiếp xúc với thành ngực là một góc nhọn, còn của hang lớn ở phổi: góc tiếp xúc với thành ngực là góc tù ( dấu hiệu Bernou ).
2. Biến chứng
- Tràn máu, dịch màng phổi sau tràn khí.
- Nhiễm trùng mủ màng phổi qua không khí vào màng phổi.
- Suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp.
- Tràn khí màng phổi có van.
3. Điều trị:
3.1. Hút khí màng phổi:
- Tràn khí màng phổi kín: có chỉ định hút hết khí bằng bơm tiêm hoặc máy Kuss. Nếu tràn khí màng phổi mức độ nhiều, thì tránh hút quá nhiều và quá nhanh.
- Tràn khí màng phổi hở: dẫn lưu khí bằng Catheter cần đặt thông dẫn lưu (gian sườn II) hút liên tục qua máy hút, với áp lực thấp, kết hợp với thở oxy vừa bổ sung oxy vừa tăng khả năng hấp thu khí.
- Tràn khí màng phổi thể van: khi cấp cứu cần đặt ngay kim dẫn lưu 1 chiều (kim Petrov) ở gian sườn II đường giữa đòn, sau đó đặt thông dẫn lưu khí và hút liên tục bằng máy hút.
- Dự phòng tái phát bằng bơm Tetraxyclin, bột Talc, gây dính màng phổi, nhất là ở những bệnh nhân tràn khí màng phổi thứ phát, tái phát.
3.2. Điều trị nguyên nhân:
- Do lao: dùng phác đồ chống lao (2SRZH/6HE).
- Do vi khuẩn: dùng kháng sinh. Tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị thích hợp.
3.3. Điều trị triệu chứng:
- Chống sốc và truỵ tim mạch, nâng huyết áp, trợ tim, thở oxy 1lít/ 1phút liên tục.
- Giảm đau: aspirin và các thuốc giảm đau.
- An thần, giảm ho.
3.4. Phẫu thuật: thắt buộc các bóng khí, khâu lỗ thủng.


Câu 4: Chẩn đoán, biến chứng và hướng điều trị viêm phổi thùy?

1. CHẨN ĐOÁN:
1.1. Lâm sàng
- Bệnh xảy ra đột ngột thường ở người trẻ tuổi, bắt đầu bằng cơn rét run kéo dài khoảng 30 phút rồi nhiệt độ tăng lên 39 – 40o C, mạch nhanh, mặt đỏ.
- Đau ngực: đau bên phổi tổn thương, đau tăng lên khi ho và khi thở sâu.
- Ho: lúc đầu ho khan về sau ho có đờm đặc có máu màu gỉ sắt.
- Khó thở: thở nhanh nông (25 – 40 lần/phút).
- Có thể có tím môi nhẹ, có mụn Hecpet ở mép môi.
- Khám phổi:
+ Trong giờ đầu nếu nghe phổi chỉ thấy rì rào phế nang giảm ở vùng phổi tổn thương.
+ Thời kỳ toàn phát khám thấy hội chứng đông đặc ở vùng phổi tổn thương gồm:
o Gõ đục.
o Rung thanh tăng.
o Rì rào phế nang mất.
1.2. Cận lâm sàng
- Chụp X quang phổi: thấy đám mờ hình tam giác đỉnh quay vào trong, đáy ra ngoài.
- Công thức máu: thấy số lượng bạch cầu tăng, tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
- Xét nghiệm đờm có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
1.3. Chẩn đoán phân biệt
- Xẹp phổi: trung thất bị kéo về bên xẹp phổi, cơ hoành nâng lên cao.
- Tràn dịch màng phổi: chọc dò màng phổi hoặc siêu âm để xác định.
- Ung thư phổi: dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi có khi biểu hiện như một viêm phổi - một hội chứng nhiễm khuẩn cấp sau một tắc phế quản do ung thư, sau khi điều trị hết nhiễm khuẩn mà tổn thương phổi vẫn còn tồn tại trên 1 tháng thì phải làm Soi phế quản ống mềm để tìm ung thư phế quản nhất là người có tuổi, nghiện thuốc lá.
- Giãn phế quản bội nhiễm: có tiền sử sốt, ho khạc đờm mủ nhiều, kéo dài. Hình ảnh X quang có khi là một đám mờ không đồng đều giống phế quản viêm một vùng. Chụp PQ cản quang hoặc chụp CT Scan phổi xác định rõ.
- Lao phổi: tổn thương hình mờ, thâm nhiễm nốt không đồng đều ở vùng đỉnh phổi. Cần nhuộm Ziel Nelsen tìm AFB trong đờm, dịch phế quản, nuôi cấy tìm BK trong đờm, dịch phế quản trên các môi trường kinh điển (Lowenstein) và nếu có điều kiện nuôi cấy trên môi trường MGIT Bactec để có thể phát hiện sớm vi khuẩn lao và xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh.
- Tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi: có triệu chứng đau ngực dữ dội, có khi sốc, sốt, ho ra máu, thường xảy ra ở người có bệnh tim, hoặc phẫu thuật vùng hố chậu, cố định chi dưới. Các biểu hiện nhiễm trùng không nhiều, dấu hiệu tắc tĩnh mạch ngoại vi, tâm phế cấp trên lâm sàng và điện tâm đồ (hình ảnh S1 Q3). Chụp cắt lớp vi tính phổi có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch bằng máy CT xoắn ốc hoặc nhất là máy đa đầu dò sẽ cho phép tái tạo hình ảnh động mạch phổi, thấy rõ động mạch bị tắc.
- Viêm phổi với cơ chế tự miễn do dùng thuốc: hỏi kỹ tiền sử dùng thuốc, đặc biệt chú ý tới các thuốc hay gây viêm phổi như cordaron... Các triệu chứng sẽ giảm hoặc mất đi khi ngừng thuốc sớm.
- Phù phổi bán cấp không điển hình: thử dùng lợi tiểu rồi chụp lại phim X quang phổi.

2. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM PHỔI THÙY
- Sốc nhiễm khuẩn: thường xảy ra ở những người bệnh không được điều trị đặc hiệu, được điều trị đặc hiệu nhưng quá muộn hoặc dùng kháng sinh không phù hợp. Người bệnh xuất hiện khó thở, tím tái, mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Xẹp phổi: xẹp một thùy hay một phân thùy phổi do cục đờm quánh làm tắc phế quản.
- Áp xe phổi: rất thường gặp do điều trị kháng sinh không đủ liều lượng, bệnh nhân sốt dai dẳng, khạc đờm nhiều có mủ.
- Tràn mủ màng phổi, tràn mủ màng ngoài tim.

3. ĐIỀU TRỊ
- Kháng sinh: tiêm bắp thịt Penixilin G 600.000UI / lần, ngày 2 lần (penixilin procain) hoặc 1 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch/lần, 4 giờ tiêm một lần.
Những kháng sinh khác có hiệu quả cao với viêm phổi phế cầu: Ampixilin, Tetraxiclin, cephalosporin thế hệ III như Cefazolin. Có thể dùng nhóm macrolid, Clindamyxin.
- Bổ sung đủ nước, điện giải: truyền dịch các loại.
- Giảm đau ngực: dùng Codein cho những ca nhẹ, Aspirin đôi khi phải dùng Meperidin
- Giảm ho, long đờm, hạ nhiệt (nếu cần).
- Điều trị biến chứng (mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim...).

Câu 5: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị viêm phế quản cấp?
1. Định nghĩa:
Là tình trạng viêm cấp tính cuả niêm mạc phế quản ở người trước đó phế quản không có tổn thương.
2. Căn nguyên:
2.1. Vi rút và nhóm vi khuẩn không điển hình: chiếm 50 - 90% các trường hợp. Các vi rút hay gặp: Rhino vi rút; Echo vi rút; Adeno vi rút; Myxo vi rút influenza và Herpes vi rút.
Ở trẻ em hay gặp vi rút hợp bào hô hấp và vi rút á cúm. Các vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia.
2.2.Vi khuẩn: thường viêm lan từ đường hô hấp trên xuống, các vi khuẩn gồm: liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Những vi khuẩn này thường bị bội nhiễm thứ phát sau nhiễm vi rút. Ngoài ra viêm phế quản cấp còn có thể gặp trong các bệnh: sởi, thuỷ đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu.
2.3. Các yếu tố hoá, lý: hơi độc (Clo, Amoniac), bụi nghề nghiệp, khói thuốc lá, không khí quá khô, ẩm, lạnh, hoặc quá nóng.
2.4. Dị ứng: ở trẻ em, người lớn bị dị ứng nặng phù Quink, mày đay.
2.5. Yếu tố thuận lợi: thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, thể địa yếu, mắc bệnh đường hô hấp trên.
3. Lâm sàng và chẩn đoán.
- Viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng.
- Hai giai đoạn của viêm phế quản cấp:
+ Giai đoạn đầu (3 - 4 ngày) (còn gọi là giai đoạn viêm khô).
. Sốt 38 - 390C, có thể tới 400, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
+ Giai đoạn II: (6 - 8 ngày) còn gọi là giai đoạn xuất tiết.
Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ (khi bội nhiễm). Nghe phổi có ran ẩm.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng (ít có giá trị chẩn đoán), bạch cầu có thể bình thường, tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm (do vi rút); xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh ≥ 107 / ml.
X quang phổi: có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.
4. Chẩn đoán phân biệt.
4.1. Viêm họng cấp: sốt, ho, nhưng nghe phổi bình thường. X quang phổi bình thường.
4.2. Các bệnh phổi và phế quản khác: hen phế quản, ung thư phế quản, phế quản phế viêm, viêm phổi vi rút...
4.3. Giãn phế quản: ho khạc đờm kéo dài mạn tính, có thể có ngón tay dùi trống. Chụp cắt lớp vi tính có ổ giãn phế quản.
4.4. Viêm phế quản mạn: ho khạc đờm kéo dài mạn tính 3 tháng/năm, ít nhất 2 năm liên tiếp, không do các bệnh phổi khác như: lao hoặc giãn phế quản.
4.5. Viêm phổi do vi khuẩn: có hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng đông đặc. X quang có tổn thương nhu mô phổi.
5. Biến chứng:
- Viêm phổi, phế quản phế viêm: thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.
- Tăng tính phản ứng của phế quản với lạnh, khói và bụi, kéo dài vài tuần sau viêm phế quản cấp. Biểu hiện bằng ho khan kéo dài hàng tuần lễ.

6. Điều trị.
- Giữ ấm, tránh lạnh, tránh bụi. Thoáng mát về mùa hè.
- Bỏ hút thuốc lá, hoặc bỏ tiếp xúc với các chất lý, hoá gây độc. Nghỉ ngơi.
- Khi ho khan: dùng thuốc giảm ho như: Terpin-codein, Paxeladine. Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm: ho Cam thảo, Mucomyst, Mucitux.
- Kháng sinh: khi có bội nhiễm hoặc người có nguy cơ biến chứng: Amoxicilin, Erythromyxin, Cephalexin.
- Khi có co thắt phế quản: Theophylin, Salbutamol.
- Thuốc an thần, kháng Histamin.
- Có thể dùng Prednisolon cho những trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản một đợt ngắn 5 - 10 ngày.











3GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 Empty Ngân hàng đề tin học Mon Oct 22, 2012 8:22 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

KIẾN THỨC CHUNG
1. Bộ nhớ trong của máy vi tính gồm những thành phần nào ?
a) Đĩa từ b) ROM và CD-ROM
c) RAM và đĩa cứng d) RAM và ROM
2. CPU (Central Proccessor Unit) gồm có các thành phần chính
a) Bộ điều khiển & Các thanh ghi b) Bộ xử lý số học & Các thanh ghi
c) Bộ điều khiển & Bộ xử lý số học và logic d) Bộ tính toán & Các thanh ghi
3. Một GB tương dương
a) 1000 MB b) 1000000 KB
c) 210 MB d) 1024 MB
4. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
a) Dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ RAM máy vi tính sẽ được xuất lên màn hình
b) Một lập trình viên có thể đọc và ghi trên bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ chính
c) Các thành phần vật lý của một máy vi tính được gọi chung là phần cứng
d) Máy tính dùng để giải quyết các bài toán mà con người không làm được
5. Chức năng của tệp Command) com là gì ?
a) Quản lý các lệnh ngoại trú.
b) Thực hiện các phép tính số học và logic.
c) Quản lý các thiết bị ngoại vi.
d) Trình thông dịch lệnh và xử lý các lệnh nội trú.
6. Chọn lệnh chuyển về dấu nhắc của DOS trong Windows XP
a) Start / All Programs / Command Prompt
b) Start / Programs / MS-DOS Prompt
c) Start / All Programs / Accessories / MS-DOS Prompt
d) Start / All Programs / Accessories / Command Prompt
7. Lệnh nội trú của DOS gồm các lệnh
a) COPY, DEL, FORMAT, TYPE, MD, XCOPY
b) DIR, MOVE, RD, CD, MD, COPY CON, FDISK
c) COPY, DEL, TYPE, PROMPT, DATE, CD, MD, RD
d) DISKCOPY, DEL, TYPE, CD, DATE, TIME, PROMPT
8. Trong các phát biểu sau về lệnh FDISK, phát biểu nào là sai ?
a) Lệnh Fdisk dùng để phân chia lại ổ đĩa cứng
b) Lệnh Fdisk dùng để định dạng lại ổ đĩa cứng
c) Lệnh Fdisk dùng để xoá các phân khu không phải của DOS, xoá ổ đĩa logic, xoá phân khu DOS mở rộng, xoá phân khu DOS chính.
d) Lệnh Fdisk dùng để tạo phân khu DOS chính, tạo phân khu DOS mở rộng và các ổ đĩa logic.
9. Để có thể khởi động Windows XP ở dạng Safe Mode, sau khi bật máy cần ấn phím nào?
a) Ctrl Alt Del b) Del
c) F1 d) F8
10. Khi nhiều User cùng sử dụng một hệ thống Windows XP, hãy chọn phát biểu đúng
a) Các User có thể có cùng User Name.
b) Các User có thể có cùng một Password)
c) Khi một User đang sử dụng, nếu muốn một User khác sử dụng hệ thống đó thì User hiện thời phải Log Off.
d) Password của các User không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
11. Tên tệp có phần mở rộng nào thực thi trực tiếp trên nền Windows
a) XLS b) PDF
c) EXE d) DOC
12. Trong Windows các Driver là
a) Chương trình dạy lái xe ô tô
b) Chương trình hướng dẫn sử dụng Windows
c) Chương trình giúp chạy các ứng dụng DOS trên Windows XP
d) Chương trình giúp Windows điều khiển các thiết bị ngoại vi
13. Cách nào sau đây không khởi động được ứng dụng trong Windows XP :
a) Dùng lệnh Start / All Programs để vào menu dọc chứa chương trình cần chạy, nháy vào mục chương trình
b) Nháy vào biểu tượng của chương trình trên Desktop
c) Vào Windows Explorer, nháy đúp vào tệp thực thi của ứng dụng
d) Dùng lệnh Start / Run, trong hộp Open của hộp thoại gõ vào tên tệp thực thi của ứng dụng và nháy OK
14. Khi xoá tệp (hay thư mục) trên đĩa cứng cách nào sau đây tệp vẫn còn lưu trên đĩa cứng
a) Trong Windows Explorer chọn tệp, dùng lệnh File / Delete, nháy Yes, sau đó làm rỗng Recycle Bin
b) Về dấu nhắc của DOS, vào thư mục chứa tệp, dùng lệnh DEL để xoá
c) Trong Windows Explorer chọn tệp, dùng lệnh File / Delete, nháy Yes
d) Trong Windows Explorer nháy phải chuột vào tệp đã chọn để hiện menu dọc, ấn
phím Shift đồng thời chọn Delete
15. Để sao chép ảnh của toàn bộ một cửa sổ đang hoạt động (trong Windows XP) vào Clipboard để sau này dán ảnh vào một ứng dụng khác ta cần
a) dùng lệnh Edit / Copy b) ấn tổ hợp phím Alt F12
c) ấn phím Print Screen d) ấn tổ hợp phím Alt Print Screen

16. Một tập hợp các ký hiệu và những quy tắc dùng để biểu diễn và tính toán giá trị các số được gọi là?
a) Phép tính b) Hệ đếm
c) Quy ước d) Dữ liệu

17. Hệ đếm thông dụng hay được sử dụng và biết đến là?
a) Hệ đếm thập phân
b) Hệ đếm La mã
c) Cả 2 đáp án trên đều đúng
d) Cả 2 đáp án trên đều sai

18. Hệ đếm thập phân sử dụng chữ số cơ sở nào?
a) Từ 0 đến 9
b) Từ 1 đến 10
c) Từ A đến Z
d) Từ a đến z

19. Hệ đếm nhị phân dùng trong máy tính hiện nay gồm 2 chữ số nào?
a) 0 và 1
b) 1 và 2
c) 0 và 2
d) 0 và X

20. Con người lưu trữ dữ liệu thông qua việc sử dụng các chữ cái, chữ số và các ký tự toán học, đó là quá trình?
a) Giải mã
b) Mã hóa thông tin
c) Bảo mật thông tin
d) Xử lý dữ liệu

21. Hiện nay nhiều nước trong đó có Việt Nam sử dụng bộ mã truyền tin tiêu chuẩn của Hoa Kỳ với tên gọi là?
a) ASCII (American Standard Code for Information Interchange)
b) VNI
c) TCVN3
d) Unicode

22. Bảng liệt kê tất cả các đối tượng của một ngôn ngữ với các giá trị mã hóa gán cho nó được gọi là?
a) Mã hóa
b) Mệnh đề
c) Bảng mã
d) Số hóa

23. Bộ nhớ truy nhập trực tiếp RAM được viết tắc từ?
a) Read Access Memory
b) Random Access Memory
c) Rewrite Access Memory
d) Review Access Memory

24. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính:
a) Thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau
b) Thông tin sẽ mất khi mất nguồn điện
c) Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ, có thể đọc hay ghi dữ liệu
d) Tất cả đều đúng

25. ROM (Read Only Memory) là?
a) Bộ nhớ bất khả biến
b) Bộ nhớ chỉ đọc
c) Cả 2 đáp án trên đều đúng
d) Cả a và b đều sai

26. Đặc tính của ROM là:
a) Dễ ghi thông tin lên nó
b) Thông tin vẫn được duy trì dù nguồn điện cấp không còn
c) Thông tin sẽ mất khi mất nguồn điện
d) a và c đúng

27. Tác dụng của bộ nhớ truy nhập trực tiếp là?
a) Dùng để lưu trữ dữ liệu nhập vào từ bàn phím hoặc gọi ra từ bộ nhớ ngoài
b) Lưu trữ các chương trình mà DOS nạp vào khi khởi động máy
c) Cả 2 đáp án trên đều đúng
d) Cả a và b đều sai

28. Trong các máy vi tính bộ nhớ ngoài thường bao gồm?
a) CD-ROM, HDD, FDD
b) Đĩa mềm (Flopy Disk), CPU (Central Processing Unit)
c) Đĩa cứng (HDD)
d) USB

29. Thiết bị ra dùng để đưa các kết quả đã xử lý cho người sử dụng. Thiết bị ra thông dụng nhất hiện nay là?
a) Màn hình (Monitor), Ổ cứng (HDD)
b) Màn hình và Máy in
c) Máy in (Printer), Ổ mềm (FDD)
d) WebCam

30. Nhiệm vụ chủ yếu của khối xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit) là?
a) Xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện
b) Quyết định các thao tác mà chương trình đòi hỏi
c) Cả 2 đáp án trên đều đúng
d) Cả a và b đều sai

31. Nơi dùng để lưu trữ các chương trình điều khiển thiết bị, các lệnh xử lý (kể cả các lệnh nội trú của DOS), các chương trình của người sử dụng và dữ liệu đưa vào xử lý là?
a) Bộ nhớ RAM
b) Bộ nhớ ROM
c) Phần mềm
d) CPU

32. Phần mềm là gì?
a) Là các thiết bị ngoại vi ghép nối đến máy vi tính
b) Là các chương trình có thể chạy trên máy vi tính
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai

33. Virus tin học thực chất là?
a) Một loại vi sinh vật sống ký sinh trên các thiết bị vật lý của máy tính
b) Một kháng thể tồn tại bên ngoài không khí
c) Một đoạn chương trình có kích thước cực kỳ nhỏ bé nhưng lại bao hàm trong nó những chức năng rất đa dạng
d) Là mã độc do người ta viết để làm hại máy

34. Để phòng chống Virus cách tốt nhất là?
a) Thường xuyên kiểm tra đĩa, nhất là thận trọng khi sao chép dữ liệu từ nơi khác mang tới
b) Sử dụng các chương trình quét virus nổi tiếng và phải cập nhật thường xuyên
c) Không sử dụng chung máy tính
d) Cả a và b đều đúng

35. Trong thư mục DOS các tệp có đuôi .COM, .EXE đều được coi là?
a) Lệnh ngoại trú
b) Lệnh nội trú
c) Lệnh thực hiện
d) Lệnh sẵn có

36. Lệnh DIR (Directory) dùng để xem trong thư mục nào đó có những tệp nào đang được lưu trữ. Giả sử vị trí hiện thời là ở thư mục gốc trên ổ C, để xem đĩa trên ổ A có những thư mục hoặc tệp gì ta gõ?
a) A:\>DIR C: (Enter sau khi gõ xong lệnh)
b) C:\>DIRECTION A: (Enter sau khi gõ xong lệnh)
c) C:\>DIR A: (Enter sau khi gõ xong lệnh)
d) A:\> DIR

37. Để tạo thư mục trong DOS người ta sử dụng lệnh nào?
a) CD
b) MD
c) RD
d) HD

38. Trong windows khi nhắp chuột phải lên thanh Taskbar, chọn lệnh nào để sắp xếp các cửa sổ ứng dụng gối đầu nhau:
a) Windows title
b) Cascade Windows
c) Windows Auto Arrange
d) Arrange Icon

39. Trong Windows, để chạy một chương trình ta chọn:
a) Start, Programs...
b) Start, Search..
c) Start, Settings...
d) Các câu trên đều sai

40. Trong Windows, khi không sử dụng được chuột, để chọn được nút Start, người dùng thực hiện:
a) Nhấn nút Shift + Windows
b) Nhấn Ctr + Esc
c) Nhấp chuột vào nút Start
d) Không thực hiện được nếu không có chuột

41. Để thoát khỏi một chương trình trong ứng dụng của Windows, ta dùng tổ hợp phím:
a) Alt - F4
b) Ctrl - F4
c) Ctr-Shift-Del
d) Shift - F4

42. Khi di chuyển cửa sổ ta dùng thao tác chuột gì trên thanh tiêu đề của cửa sổ:
a) Drag and drop
b) Point
c) Double Click
d) Click

43. Khi chỉ chuột tại viền hay góc cửa sổ và Drag and Drop chuột sẽ cho phép:
a) Thay đổi kích thước cửa sổ
b) Cực tiểu cửa sổ
c. Đóng cửa sổ
d) Di chuyển cửa sổ

44. Muốn thực hiện chạy chương trình trong Windows theo mặc định thì trỏ chuột đến Shortcut và:
a) Double Click
b) Drag
c) Click
d) Các câu trên đều đúng.

45. Thu nhỏ cửa sổ chương trình ứng dụng về kích cỡ lúc chưa phóng to tối đa, ta thực hiện
a) Ctrl - F5
b) Nhấp vào nút Restore
c) Nhấp Double Click trên Title bar
d) Tất cả các câu đều đúng



46. Để chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng đang mở trong windows, ta nhấn tổ hợp phím:
a) Alt + Tab
b) Ctrl + Tab
c) Shift + Tab
d) Space + Tab

47. Trong windows, thu cửa sổ cực tiểu
a) Chọn nút Minimize
b) Nhắp chuột vào biểu tượng trên Taskbar
c) Chọn Control box, Minimize
d) Tất cả đều đúng

48. Để các cửa sổ ứng dụng cùng một lúc nằm dưới thanh Taskbar chúng ta thực hiện như sau:
a) Nhấn phải chuột trên thanh Taskbar, chọn Lock the Taskbar
b) Nhấn tổ hợp phím Start + D
c) Nhấn vào nút Minimize trên các cửa sổ ứng dụng
d) Tất cả đều đúng

49. Trong môi trường Windows bạn có thể chạy cùng lúc:
a) Chạy nhiều trình ứng dụng khác nhau
b) Chỉ chạy một chương trình
c) Dùng mainboard siêu phân luồng
d) Tất cả các câu trên đều đúng

50. Muốn tạo một shortcut trong Windows, ta thực hiện nhấn phải chuột chọn
a) New  Shortcut
b) Create Shortcut
c) Drag vào shortcut rồi thả ra vùng cần tạo
d) Tất cả các câu trên đều đúng

51. Thay đổi hình dạng shortcut ta nhấn phải chuột, và chọn:
a) Properties, Shortcut, Change Icon
b) Change shortcut
c) Rename shortcut
d) Tất cả các câu trên đều sai


52. Để sắp xếp tự động các Shortcut trên màn hình nền của Windows (Desktop), ta kích chuột phải lên màn hình nền và chọn:
a) Arrange Icons, chọn Auto Arrange
b) Autosort
c) Arrange Icons, chọn AutoSort
d) Auto Arrange Icons.

53. Trong Windows, để thay đổi hình ảnh nền trên Desktop, ta thực hiện:
a) Kích chuột phải tại một vị trí trống trên thanh Taskbar, chọn Properties, chọn Background
b) Kích chuột phải tại một vị trí trống trên nền Desktop, chọn Properties, chọn Background
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai

54. Để chọn các biểu tượng nằm cách nhau trên màn hình nền Desktop, ta dùng chuột nhắp chọn từng biểu tượng một đồng thời bấm giữ phím:
a) Shift
b) Ctrl
c) Enter
d) Alt

55. Muốn tạo một thư mục trên Desktop của windows, ta click phải chuột và chọn:
a) New Folder
b) New, Folder
c) Properties  Folder
d) Properties  New Folderchemas-microsoft-office

56. Thay đổi màu của Desktop ta thực hiện:
a) Click phải chuột, chọn Properties, chọn Background
b) Click phải chuột, chọn Change Background
c) Các đáp án đều sai
d) Click phải chuột, chọn Properties

57. Muốn khởi động chương trình Windows Explore, ta thực hiện:
a) Nhấn tổ hợp phím Start + E
b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E
c) Nhấn vào biểu tượng chữ E trên màn hình
d) Đáp án (a) và (b) sai

58. Trong Windows Explorer, để hiển thị các thông tin về kích thước, ngày giờ tạo của các tập tin, ta thực hiện:
a) File -> Rename
b) View -> List
c) View -> Details
d) File -> Properties

59. Thao tác nhấp chuột phải vào biểu tuợng của tập tin và chọn Properties là để:
a) Xem thuộc tính tập tin
b) Sao chép tập tin
c) Đổi tên tập tin
d) Xoá tập tin

60. Để xoá một biểu tượng trên Desktop
a) Nhấn phải chuột và chọn Delete
b) Dùng chuột kéo và thả biểu tượng đó vào Recycle bin
c) Nhấn phím Delete
d) Cả 3 câu trên đều đúng

61. Chọn phát biểu đúng:
a) Trong Windows các tập tin không có phần tên mở rộng (đuôi tập tin)
b) Hình dạng của con trỏ chuột có thể thay đổi được.
c) Trong Windows, nhấn Shift + Delete xóa tập tin thì vẫn phục hồi tập tin đã xóa.
d) Tất cả các đáp án đều sai

62. Để đổi tên tập tin trong windows, sau khi nhấp chọn tập tin, người dùng thực hiện
a) Tools  Rename
b) Edit  Rename
c) File  Rename
d) Cả 3 đều đúng

63. Trong windows Explorer, để xóa tập tin hoặc thư mục đã chọn ta dùng lệnh:
a) Edit  Delete
b) File  Clear
c) File  Delete
d) Edit  Clear

64. Trong Windows Explorer, muốn tạo thư mục con, ta dùng lệnh
a) File -> New -> Folder
b) File -> Create Folder
c) File -> Create Directory
d) File -> Properties

65. Chọn phát biểu sai:
a) Khi mất điện đồng hồ hệ thống vẫn chạy
b) Có thể thay đổi thời gian hệ thống máy tính
c) Trong Control Panel nhắp đúp vào Regional Options để hiệu chỉnh thời gian hệ thống
d) Trong Control Panel nhắp đúp vào Date/ Time để hiệu chỉnh thời gian hệ thống

66. Tìm các tập tin có phần mở rộng là DOC và tên có 3 ký tự, trong đó ký tự thứ 2 là chữ A, ta gõ điều kiện:
a) *a*.doc
b) *a?.doc
c) ?a*.doc
d) ?a?.doc

67. Trong Windows muốn thay đổi ngày giờ hệ thống chúng ta thực hiện:
a) Chọn Start  Control Panel tìm đến Date and times
b) Double Click vào biểu tượng đồng hồ bên góc phải trên thanh Taskbar
c) Nhấp đôi vào Đồng hồ trên Desktop
d) Tất cả đều đúng

68. Khi đang làm việc với Windows, muốn xem tổ chức các tệp và thư mục trên đĩa, ta có thể sử dụng:
a) My Computer hoặc My Networks Places
b) My computer hoặc Recycle Bin
c) Windows Explorer hoặc Recycle Bin
d) My computer hoặc Windows Explorer

69. Trong Windown, khi xóa file hoặc folder thì nó nằm trong Recycle Bin, muốn xóa hẳn file hoặc folder thì bấm tổ hợp phím:
a) Alt – Delete
b) Ctrl – Delete
c) Shift – Delete
d) Cả 3 câu trên đều sai

70. Trong Windows, để thiết đặt lại hệ thống, ta chọn chức năng:
a) Control Windows
b) Control Panel
c) Control System
d) Control Desktop

71. Trong Windows, muốn tìm kiếm tệp hay thư mục, ta thực hiện:
a) File - Search
b) Windows – Search
c) Start - Search
d) Tools – Search

72. Trong windows, để chọn 1 lúc các file hoặc folder nằm liền kề nhau trong 1 danh sách, người dùng thực hiện:
a) Giữ phím Ctrl và nháy chuột vào từng mục trong danh sách
b) Giữ phím Alt và nháy chuột vào từng mục trong danh sách
c) Nháy chuột ở mục đầu, nhấn giữ Shift rồi nháy chuột ở mục cuối trong danh sách
d) Giữ phím Tab và nháy chuột vào từng mục trong danh sách

73. Khi đang làm việc với Windows, muốn khôi phục lại đối tượng đã xóa trong Recylce Bin, ta thực hiện:
a) Chọn đối tượng, rồi chọn File – Copy
b) Chọn đối tượng, rồi chọn File – Open
c) Chọn đối tượng, rồi chọn File – Restore
d) Chọn đối tượng, rồi chọn File - Move to Folder...

74. Sử dụng chương trình nào của Windows để quản lý các tệp và thư mục:
a) Microsoft Office
b) Accessories
c) Control Panel
d) Windows Explorer

75. Trong Windows, muốn tạo 1 thư mục mới, , người dùng thực hiện:
a) Edit - New, sau đó chọn Folder
b) Tools - New, sau đó chọn Folder
c) File - New, sau đó chọn Folder
d) Windows - New, sau đó chọn Folder

76. Trong Windows, để xem các chương trình ứng dụng trong máy tính, người dùng thực hiện
a) Nhấp chuột chọn Menu  View
b) Nhấp chuột vào Start  All programs
c) Nhấp chuột chọn Control Panel  Programs
d) Nhấn nút Window 

77. Trong Windows, để biết và theo dõi các chương trình đang sử dụng, người dùng
a) Nhấp chuột chọn Menu  View
b) Nhấp chuột vào Start  All programs
c) Xem trên Desktop
d) Xem trên Taskbar

78. Biểu tượng My Computer trên màn hình Destop được dùng để:
a) Làm các công việc (cài đặt, bổ sung, quản lý) thuộc máy tính cá nhân
b) Xem trong máy tính đó được cài đặt những chương trình gì
c) Xem trong máy tính có những tập tin nào
d) Xem tất cả những gì có trên máy tính đó

79. Để xem cấu hình cơ bản của máy tính, người dùng thực hiện
a) Vào Control Panel  System
b) Nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer rồi chọn Properties
c) Nhấp nút Start  View
d) Nhấp nút Start  All Programs

80. Để trao đổi thông tin với các máy tính khác trong mạng, người dùng vào
a) Network Neiborhood
b) Connect All Computer
c) Vào Yahoo Messenger
d) Tất cả đều đúng

81. Biểu tượng Recycle bin trên Destop là nơi
a) Lưu giữ các tập tin đã bị xóa
b) Lưu giữ các tập tin nháp
c) Cho phép phục hồi lại các tệp đã xóa
d) Dùng để lưu trữ thư

82. Để tạo biểu tượng chạy một chương trình trên destop, người dùng thực hiện:
a) Nhấp chuột phải vào file chạy chương trình chọn Create Shortcut
b) Nhấp chuột phải vào file chạy chương trình chọn Shortcut
c) Nhấp chuột phải vào file chạy chương trình chọn Send to  Desktop
d) Dùng một chương trình để cài đặt

83. Người dùng chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng trong Windows bằng cách
a) Nhấp chuột vào biểu tượng của chương trình trên Desktop
b) Nhấp chuột các biểu tượng trên Taskbar
c) Nhấp tổ hợp phím Alt-Tab
d) Tắt mở từng chương trình một

84. Chọn nhiều file liên tục trong danh sách file
a) Nhấn giữ nút Ctr và nhấp chuột vào các file trong danh sách
b) Nhấn giữ nút Shift và nhấp chuột vào các file trong danh sách
c) Dùng chuột quét chọn các file trong danh sách
d) Nhấp chuột vào file đầu tiên, nhấn giữ nút Shift rồi nhấp chuột vào file cuối cùng trong danh sách

85. Chọn nhiều file không liên tục trong danh sách file
a) Nhấn giữ nút Ctr và nhấp chuột vào các file trong danh sách
b) Nhấn giữ nút Shift và nhấp chuột vào các file trong danh sách
c) Dùng chuột quét chọn các file trong danh sách
d) Nhấp chuột vào file đầu tiên, nhấn giữ nút Shift rồi nhấp chuột vào file cuối cùng trong danh sách

86. Internet là một hệ thống đồ sộ gồm các mạng, nó được hiểu là
a) Đồng nghĩa với mạng toàn cầu (World Wide Web)
b) Là nơi các máy tính có thể liên lạc nhau khi chúng đang cùng được kết nối vào Internet.
c) Thông tin lưu chuyển trên Internet vì thế thông qua một giao thức (protocol) chuẩn
d) Tất cả đều đúng

87. Cha đẻ của World Wide Web là
a) Bill Gate
b) Tim Berners-Lee
c) Pascal
d) Steve Jobs

88. Để truy cập vào mạng internet, chúng ta có thể sử dụng các chương trình:
a) Internet Explorer, Internet Windows
b) Fire Fox, Opera, Viettel
c) Chrome, FireFox, Internet Explorer
d) Picasa Windows, Yahoo, Netscape Navigator

89. Trình duyệt web mặc định của Windows là
a) Google Chrome,
b) Mozilla FireFox
c) Internet Explorer
d) Netscape Navigator

90. Trong Internet Explorer, để tìm một thông tin trên mạng ta nên làm theo cách sau
a) Chép nguyên văn đoạn thông tin cần tìm rồi Enter
b) Gõ từ khóa vào ô tìm kiếm rồi nhấn Enter hoặc nút Search
c) Cả hai cách trên
d) Không tìm được

91. Thông qua internet người dùng có thể tìm kiếm
a) Các tài liệu, phần mềm, phim, hình ảnh, nhạc, sách báo, trò chơi, bản đồ
b) Định nghĩa, nghiên cứu khoa học, thư viện, mua bán, hàng hóa
c) a và b đều đúng
d) a và b đều đúng nhưng không thể mua bán

92. Khi đang xem trang web, muốn in trang đó ra thì thực hiện:
a) Nhấn Atl + R
b) Nhấn Ctrl-P
c) Chọn File  Printer
d) Cả 3 đều đúng

93. Để phóng to hoặc thu nhỏ màn hình đang xem¬¬¬ thì thực hiện
a) Nhấn Ctr-[ hoặc Ctr-]
b) Vào View  Zoom
c) Nhấn Ctr—hoặc Ctr-+
d) Nhấp chuột vào biểu tượng hình kính lúp

94. Khi đang xem trang web, muốn trở về trang chủ thì thực hiện:
a) Tìm nút home, nhấn vào mới về được
b) Nhấn nút backspace
c) Gõ địa chỉ trang chủ rồi Enter
d) Alt-Home

95. Muốn làm mới trang web hiện tại người dùng có thể thực hiện:
a) Nhấn Ctrl-R
b) Nhấn F5
c) Cả 2 cách trên
d) Không có cách nào đúng

96. Trong google, để tìm định nghĩa của từ “Computer”, thì gõ vào ô tìm kiếm từ sau rồi nhấn Enter:
a) define: Computer
b) “Computer”
c) Computer
d) Google không có chức năng này

97. Người dùng có thể thay đổi màn hình desktop khi
a) Phải cài đặt một chương trình để thực hiện việc thay đổi
b) Chọn một hình trong số các hình đã cho sẵn
c) Chọn bất kỳ hình ảnh nào đúng định dạng cho phép
d) Xin phép nhà sản xuất

98. Khi các máy kết nối thành LAN thì
a) Các máy có thể dùng chung một ứng dụng nào đó
b) Có thể trao đổi thông tin với nhau dễ dàng
c) Có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in , ổ CD
d) Tất cả đều đúng

99. Trong cùng mạng nội bộ, người dùng có thể sử dụng
a) Thông tin, dữ liệu các máy đang kết nối
b) Các tập tin, foder, máy in được máy khác chia sẻ
c) Muốn sử dụng phải có password
d) Có thể chia sẻ mọi tập tin dữ liệu nhưng không sử dụng được máy in

100. Các chương trình email phổ biến ở Việt Nam hiện nay là
a) Gmail
b) Yahoo! Mail
c) Outlook
d) Cả 3 đều đúng

101. Trong Gmail hoặc Yahoo!Mail, để kiểm thư, người dùng nhấp chọn
a) Email
b) Inbox
c) Chek mail
d) Cả 3 đều đúng

102. Khi gửi thư, người dùng có thể
a) Gửi kèm tập tin văn bản và tập tin hình ảnh
b) Gửi kèm bất cứ tập tin nào
c) Gửi được các tập tin có dung lượng cho phép
d) Không gửi kèm theo được

103. Khi gửi thư đi, thư đã gửi sẽ được gửi theo địa chỉ email của người nhận và
a) Lưu trong mục Sent
b) Lưu trong mục Drafts
c) Lưu trong mục Trash
d) Không lưu lại nếu không chỉ định lưu

104. Khi soạn thư, người dùng có thể chỉnh sửa
a) Tên người dùng (nick name của người dùng)
b) Cỡ chữ, font chữ, màu chữ, nền chữ trong thư
c) Chèn hình, chèn phim, chèn biểu tượng
d) Không lưu lại nếu không chỉ định lưu

105. Trong Hộp thư đến, thông thường có thể nhận biết thư mới nhờ
a) Được đánh dấu sao
b) Được đánh dấu mới
c) Được in đậm
d) Có tín hiệu nhấp nháy

106. Sau khi xem thư, người dùng không thể
a) Xóa thư
b) Trả lời thư cho người gửi
c) Chuyển nguyên văn thư cho người khác
d) Sửa nội dung thư

107. Để trả lời thư, người dùng có thể
a) Nhập email người gửi vào địa chỉ thư đến (To)
b) Nhấn vào Reply
c) Nhấn vào Sent
d) b và c đều đúng

108. Sử dụng email
a) Một người có thể có nhiều địa chỉ email khác nhau
b) Mỗi người chỉ có được một địa chỉ email
c) Địa chỉ email nào thì chỉ có thể mở thư của chính địa chỉ email đó
d) a và c đúng

109. Người dùng có thể kiểm tra email của mình tại
a) Chỉ trên máy tính đã đăng ký email đó
b) Trên các máy tính trong mạng nội bộ
c) Trên bất kỳ thiết bị nào có hỗ trợ xem email
d) Các máy tính có cài chương trình email đó

110. Số địa chỉ email mà một người dùng có thể sử dụng tối đa là
a) 10 địa chỉ email
b) Mỗi chương trình được 1 địa chỉ email
c) Có thể đăng ký không giới hạn
d) Chỉ duy nhất 1 địa chỉ email


PHẦN WORD:

111. Trong soạn thảo Word, muốn trình bày văn bản dạng cột (dạng thường thấy tên các trang báo và tạp chí), ta thực hiện:
a) Insert - Column
b) View - Column
c) Format - Column
d) Table - Column

112. Trong soạn thảo văn bản Word, công dụng của tổ hợp phím Ctrl + O là:
a) Mở một hồ sơ mới
b) Đóng hồ sơ đang mở
c) Mở một hồ sơ đã có
d) Lưu hồ sơ vào đĩa

113. Khi đang soạn thảo văn bản Word, muốn phục hồi thao tác vừa thực hiện thì bấm tổ hợp phím:
a) Ctrl – Z
b) Ctrl – X
c) Ctrl - V
d) Ctrl - Y

114. Trong khi làm việc với Word, tổ hợp phím tắt nào cho phép chọn tất cả văn bản đang soạn thảo:
a) Ctrl + A
b) Alt + A
c) Alt + F
d) Ctrl + F

115. Trong soạn thảo văn bản Word, công dụng của tổ hợp phím Ctrl - H là:
a) Tạo tệp văn bản mới
b) Chức năng thay thế trong soạn thảo
c) Định dạng chữ hoa
d) Lưu tệp văn bản vào đĩa

116. Trong chế độ tạo bảng (Table) của phần mềm Word, muốn tách một ô thành nhiều ô, ta thực hiện:
a) Table - Cells
b) Table - Merge Cells
c) Tools - Split Cells
d) Table - Split Cells

117. Trong MS Word, công dụng của tổ hợp phím Ctrl - S là:
a) Xóa tệp văn bản
b) Chèn kí hiệu đặc biệt
c) Lưu tệp văn bản vào đĩa
d) Tạo tệp văn bản mới

118. Khi làm việc với Word xong, muốn thoát khỏi, ta thực hiện:
a) View - Exit
b) Edit - Exit
c) Window - Exit
d) File - Exit

119. Trong soạn thảo văn bản Word, muốn tắt đánh dấu chọn khối văn bản (tô đen), ta thực hiện:
a) Bấm phím Enter
b) Bấm phím Space
c) Bấm phím mũi tên di chuyển
d) Bấm phím Tab

120. Trên màn hình Word, tại dòng có chứa các hình: tờ giấy trắng, đĩa vi tính, máy in, ..., được gọi là:
a) Thanh công cụ định dạng
b) Thanh công cụ chuẩn
c) Thanh công cụ vẽ
d) Thanh công cụ bảng và đường viền

121. Trong soạn thảo Word, để chèn tiêu đề trang (đầu trang và chân trang), ta thực hiện:
a) Insert - Header and Footer
b) Tools - Header and Footer
c) View - Header and Footer
d) Format - Header and Footer

122. Trong Word, để soạn thảo một công thức toán học phức tạp, ta thường dùng công cụ:
a) Microsoft Equation
b) Ogranization Art
c) Ogranization Chart
d) Word Art

123. Trong Word, để sao chép một đoạn văn bản vào Clipboard, ta đánh dấu đoạn văn, sau đó:
a) Chọn menu lệnh Edit - Copy
b) Bấm tổ hợp phím Ctrl - C
c) Cả 2 câu a.b) đều đúng
d) Cả 2 câu a.b) đều sai

124. Trong Word, để thuận tiện hơn trong khi lựa chọn kích thước lề trái, lề phải, ...; ta có thể khai báo đơn vị đo:
a) Centimeters
b) Đơn vị đo bắt buộc là Inches
c) Đơn vị đo bắt buộc là Points
d) Đơn vị đo bắt buộc là Picas

125. Trong soạn thảo Word, để tạo một bảng (Table), ta thực hiện:
a) Tools - Insert Table
b) Insert - Insert Table
c) Format - Insert Table
d) Table - Insert Table

126. Trong soạn thảo văn bản Word, muốn tạo ký tự Hoa đầu dòng của đoạn văn, ta thực hiện:
a) Format - Drop Cap
b) Insert - Drop Cap
c) Edit - Drop Cap
d) View - Drop Cap

127. Trong soạn thảo Word, công dụng của tổ hợp Ctrl - F là:
a) Tạo tệp văn bản mới
b) Lưu tệp văn bản vào đĩa
c) Chức năng tìm kiếm trong soạn thảo
d) Định dạng trang

128. Trong soạn thảo Word, muốn định dạng lại trang giấy in, ta thực hiện:
a) File - Properties
b) File - Page Setup
c) File - Print
d) File - Print Preview

129. Trong soạn thảo Word, muốn chuyển đổi giữa hai chế độ gõ là chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè, ta bấm phím:
a) Insert
b) Tab
c) Del
d) CapsLock

130. Khi đang làm việc với Word, nếu lưu tệp vào đĩa, thì tệp đó:
a) Luôn luôn ở trong thư mục OFFICE
b) Luôn luôn ở trong thư mục My Documents
c) Bắt buộc ở trong thư mục WINWORD
d) Cả 3 câu đều sai

131. Trong soạn thảo văn bản Word, muốn lưu hồ sơ với một tên khác, ta thực hiện:
a) File - Save
b) File - Save As
c) Window - Save
d) Window - Save As

132. Trong Winword, để mở một tài liệu đã được soạn thảo thì:
a) Chọn menu lệnh Edit - Open
b) Chọn menu lệnh File - Open
c) Cả 2 câu a.b) đều đúng
d) Cả 2 câu a.b) dều sai

133. Trong WinWord, tổ hợp phím nào cho phép ngay lập tức đưa con trỏ về đầu văn bản:
a) Shift+Home
b) Atl+Home
c) Ctrl+Home
d) Ctrl+Alt+Home

134. Trong soạn thảo Word, muốn trình bày văn bản trong khổ giấy theo hướng ngang ta chọn mục:
a) Portrait
b) Right
c) Left
d) Landscape

135. Trong Word, người dùng có thể
a) Tạo các nút lệnh, cài đặt tính toán tự động
b) Chèn hình, chèn biểu đồ, chèn phim
c) Tạo mục lục, chèn liên kết, sửa mọi nút lệnh
d) Tất cả đều đúng

136. Trong soạn thảo văn bản Word, để đóng một hồ sơ đang mở, ta thực hiện:
a) File - Close
b) File - Exit
c) File - New
d) File - Save

137. Trong soạn thảo Word, muốn chèn các kí tự đặc biệt vào văn bản, ta thực hiện:
a) View - Symbol
b) Format - Symbol
c) Tools - Symbol
d) Insert - Symbol

138. Trong Winword, muốn sử dụng chức năng sửa lỗi và gõ tắt, ta chọn:
a) Edit - AutoCorrect Options...
b) Window - AutoCorrect Options...
c) View - AutoCorrect Options...
d) Tools - AutoCorrect Options...

139. Trong khi soạn thảo văn bản, nếu kết thúc 1 đoạn (Paragraph) và muốn sang 1 đoạn mới:
a) Bấm tổ hợp phím Ctrl - Enter
b) Bấm phím Enter
c) Bấm tổ hợp phím Shift - Enter
d) Word tự động, không cần bấm phím

140. Trong khi soạn thảo văn bản, nếu khi kết thúc 1 đoạn văn mà ta muốn sang 1 trang mới thì:
a) Bấm tổ hợp phím Ctrl - Enter
b) Bấm phím Enter
c) Bấm tổ hợp phím Shift - Enter
d) Bấm tổ hợp phím Alt - Enter

141. Khi soạn thảo văn bản, để khai báo thời gian tự lưu văn bản, ta chọn:
a) Tools - Option... Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save AutoRecover info every
b) File - Option... Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save AutoRecover info every
c) Format - Option... Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save AutoRecover info every
d) View - Option... Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save AutoRecover info every

142. Khi soạn thảo văn bản trong Winword, muốn di chuyển từ 1 ô này sang ô kế tiếp về bên phải của một bảng (Table) ta bấm phím:
a) ESC
b) Ctrl
c) CapsLock
d) Tab

143. Trong soạn thảo Winword, muốn đánh số trang cho văn bản, ta thực hiện:
a) Insert - Page Numbers
b) View - Page Numbers
c) Tools - Page Numbers
d) Format - Page Numbers

144. Trong soạn thảo văn bản Word, muốn tạo một hồ sơ mới, ta thực hiện:
a) Insert - New
b) View - New
c) File - New
d) Edit - New

145. Khi đang soạn thảo văn bản Word, muốn đánh dấu lựa chọn một từ, ta thực hiện:
a) Nháy đúp chuột vào từ cần chọn
b) Bấm tổ hợp phím Ctrl - A
c) Nháy chuột vào từ cần chọn
d) Bấm phím Enter

146. Khi soạn thảo văn bản trong Winword, để hiển thị trang sẽ in lên màn hình, ta chọn:
a) Edit - Print Preview
b) Format - Print Preview
c) View - Print Preview
d) File - Print Preview

147. Trong soạn thảo Winword, muốn định dạng ký tự, ta thực hiện:
a) Format - Font
b) Format - Paragraph
c) Cả 2 câu đều đúng
d) Cả 2 câu đều sai

148. Khi soạn thảo văn bản xong, để in văn bản ra giấy:
a) Chọn menu lệnh File - Print
b) Bấm tổ hợp phím Ctrl - P
c) Các câu a. vàb) đều đúng
d) Các câu a. vàb) đều sai

149. Trong WinWord, tổ hợp phím nào cho phép ngay lập tức đưa con trỏ về cuối văn bản:
a) Shift + End
b) Alt + End
c) Ctrl + End
d) Ctrl + Alt + End

150. Thao tác Shift + Enter có chức năng gì:
a) Xuống hàng chưa kết thúc Paragrahp
b) Xuống một trang màn hình
c) Nhập dữ liệu theo hàng dọc
d) Tất cả đề sai

151. Để gạch dưới mỗi từ một nét đơn, ngoài việc vào Format/Font, ta có thể dùng tổ hợp phím nào:
a) Ctrl + Shift + D
b) Ctrl + Shift + W
c) Ctrl + Shift + A
d) Ctrl + Shift + K

152. Để tạo định dạng khổ giấy mặc nhiên là A4 khi soạn thảo văn bản trên Word 2003 ta thực hiện theo cách nào?
a) Vào File/Page Setup, chọn nhãn Paper với Paper size là A4, nhấn Default
b) Vào Fle/Print, chọn Page size ở thuộc tính Properties là A4
c) Vào Format/Paper, chọn A4, nhấn Default
d) Cả A và B đều đúng

153. Khi muốn chuyển các ký tự chữ thường (Ví dụ: abcde) thành chữ hoa (Ví dụ: ABCDE) ta chọn?
a) Vào Format/Change Case, chọn UPPERCASE
b) Sử dụng một số Font hỗ trợ tính năng chuyển ký tự sang chữ hoa
c) Nhấn tổ hợp Shift + F3 hai lần
d) Cả ba đều đúng

154. Để tạo khoảng cách giữa các dòng là 1.5 lines, chúng ta thực hiện?
a) Trên thanh công cụ Formatting, chọn Line Spacing là 1.5
b) Vào Format/Paragraph, chọn Line Spacing là 1.5
c) Cả A và B đều đúng
d) Cả A và B đều sai

155. Tạo Font trong Word luôn mặc định là “Times New Roman” khi soạn thảo văn bản?
a) Trên thanh Formatting chọn Font là “Times New Roman”
b) Vào Format/Font, chọn Font là “Times New Roman”, chọn Default
c) Vào Tool/Option, chọn Font là “Times New Roman” làm Default
d) Cả 3 cách trên đều được

156. Để xem văn bản thành 2 trang trên màn hình ta chọn chế độ nào sau đây?
a) Vào View/Normal
b) Vào View/Outline
c) Vào View/Reading Layout
d) Nhấp vào nút hình cuốn sách mở trên thanh công cụ chuẩn

157. Cách chuyển đổi từ văn bản dạng bảng (Table) sang văn bản dạng Text thông thường?
a) Vào Table/Convert, chọn Text to Table
b) Vào Table/Convert, chọn Table to Text
c) Vào Format/Convert, chọn Text to Table
d) Vào Format/Convert, chọn Table to Text

158. Để xem văn bản mình đang đánh có số lượng bao nhiêu từ, ta thực hiện bằng cách?
a) Vào Tool, chọn Word Count…
b) Vào Tool, chọn AutoCorrect Options…
c) Vào View, chọn Word Count…
d) Vào View, chọn AutoCorrect Options…

159. Nền văn bản (Background) mặc định của Word là màu trắng. Để thay đổi nền theo ý thích của mình chúng ta là như thế nào?
a) Vào Insert/Picture chọn hình nền
b) Vào Format/Background, chọn màu theo ý thích
c) Nhấp nút chuột phải vào giữa văn bản, chọn Blackground rồi chọn theo ý
d) Trong Word không hỗ trợ tính năng này

160. Để tạo chú thích cuối trang trong một văn bản Word, cần làm theo bước nào?
a) Vào Insert/ Bookmark
b) Vào Insert/ Reference/Footnote
c) Vào Insert/ Hyperlink
d) Vào Insert/ Comment

161. Tính năng Print Preview được sử dụng để?
a) Xem lại toàn bộ văn bản trước khi in
b) In văn bản ra máy in
c) Lựa chọn trang in
d) a và c đúng

162. Trong soạn thảo Word, muốn trình bày văn bản dạng cột (thường thấy trên các trang báo và tạp chí), ta thực hiện:
a) Insert – Column
b) View – Column
c) Format – Column
d) Table – Column

163. Trong soạn thảo Winword, công dụng của tổ hợp phím Ctrl - O là gì :
a) Mở một hồ sơ mới
b) Đóng 1 hồ sơ đang mở
c) Mở một hồ sơ đã có
d) Lưu hồ sơ vào đĩa

164. Trong soạn thảo WinWord, muốn phục hồi thao tác vừa thực hiện, ta bấm tổ hợp phím:
a) Ctrl – Z
b) Ctrl – X
c) Ctrl – V
d) Ctrl – Y

165. Trong khi làm việc với Word, tổ hợp phím nào cho phép chọn tất cả văn bản đang soạn thảo :
a) Ctrl – A
b) Alt – A
c) Ctrl – F
d) Alt – F

166. Trong soạn thảo Word, công dụng của tổ hợp phím Ctrl - H là:
a) Tạo văn bản mới
b) Chức năng thay thế trong văn bản
c) Định dạng chữ hoa
d) Lưu tệp vào đĩa

167. Trong chế độ tạo bảng (Table) của phần mềm Winword, muốn tách 1 ô thành nhiều ô ta thực hiện...
a) Table – Cells
b) Table - Merge Cells
c) Tools - Split Cells
d) Table - Split Cells

168. Trong soạn thảo Winword, muốn định dạng văn bản theo kiểu danh sách, ta thực hiện:
a) File - Bullets and Numbering
b) Tools - Bullets and Numbering
c) Format - Bullets and Numbering
d) Edit - Bullets and Numbering


169. Trong chế độ tạo bảng (Table) của phần mêm WinWord, để gộp nhiều ô thành 1 ô, ta thực hiện: chọn các ô cần gộp rồi chọn menu lệnh:
a) Table - Merge Cells
b) Table - Split Cells
c) Tools - Merge Cells
d) Tools - Split Cells

170. Trong soạn thảo Winword, công dụng của tổ hợp phím Ctrl - S là:
a) Xóa tệp văn bản
b) Chèn ký hiệu đặc biệt
c) Lưu tệp văn bản vào đĩa
d) Tạo tệp văn bản mới

171. Trong khi đang soạn thảo văn bản Word, tổ hợp phím Ctrl - V thường dùng để:
a) Cắt 1 đoạn văn bản
b) Dán 1 đoạn văn bản từ Clipboard
c) Sao chép 1 đoạn văn bản
d) Cắt và sao chép 1 đoạn văn bản

172. Khi làm việc với Word xong, muốn thoát khỏi t thực hiện:
a) View - Exit
b) Edit – Exit
c) Window - Exit
d) File – Exit

173. Trong soạn thảo văn bản Word, muốn tắt đánh dấu chọn khối văn bản (tô đen), ta thực hiện:
a) Bấm phím Enter
b) Bấm phím Space
c) Bấm phím mũi tên di chuyển
d) Bấm phím Tab

174. Trong soạn thảo Word, để chèn tiêu đề trang và chân trang, ta thực hiện:
a) Insert - Header and Footer
b) Tools - Header and Footer
c) View - Header and Footer
d) Format - Header and Footer

175. Trong Winword, để sao chép 1 đoạn văn bản vào Clipboard, ta đánh đấu đoạn văn sau đó:
a) Chọn menu lệnh Edit – Copy
b) Bấm tổ hợp phím Ctrl – C
c) Cả 2 đều đúng
d) Cả 2 đều sai

176. Khi mở một tệp văn bản A trong Word, thay đổi nội dung, rồi dùng chức năng Save As để ghi với tên mới, tệp văn bản A sẽ
a) Thay đổi nội dung
b) Bị xoá
c) Không thay đổi
d) Bị thay đổi tên

177. Khi soạn thảo văn bản tiếng Việt trong Word 2003 các từ tiếng Việt đôi khi bị gạch dưới bằng các đường gợn sóng màu đỏ và màu xanh, muốn bỏ các đường này thì dùng cách nào dưới đây
a) Dùng lệnh Tools / Options, chọn lớp Spelling & Grammar, bỏ chọn các mục Check
spelling as you type và Check grammar as you type.
b) Dùng lệnh Tools / Options, chọn lớp Spelling & Grammar, bỏ chọn mục Check
grammar with spelling.
c) Dùng lệnh Tools / Options, chọn lớp Spelling & Grammar, chọn mục Check spelling
as you type và chọn mục Check grammar as you type.
d) Dùng lệnh Tools / Options, chọn lớp Spelling & Grammar, bỏ chọn mục Check
grammar as you type.

178. Khi gõ tiếng Việt trong Word 2003 dùng font Unicode hay xảy ra hiện tượng nhảy cách chữ, ví dụ khi gõ “vaf “ trên màn hình hiện “v à”, để khắc phục hiện tượng này ta dùng lệnh Tools / Options, chọn lớp Edit và tiếp sau đó
a) chọn mục Use smart cursoring.
b) bỏ chọn mục When selecting, automatically select entire word
c) chọn mục Mark formatting inconsistencies
d) bỏ chọn mục Smart cut and paste

179. Trong Word, để canh lề trang văn bản người dùng thực hiện:
a) Vào menu File  Page View, chọn bảng Margins để chỉnh
b) Nhấn lần lượt Alt  F  U rồi chỉnh
c) Nhấn phím tắt Ctr-M để vào bảng Margins rồi chỉnh
d) Tất cả đều đúng

180. Người dùng thay đổi/chọn cỡ giấy in cho văn bản Word bằng cách
a) Vào menu File  Page View, chọn bảng Paper để chỉnh
b) Vào menu File  Printer, chọn bảng Paper để chỉnh
c) Vào menu File  Page setup, chọn bảng Paper để chỉnh
d) Nhấn phím tắt Ctr-P để chỉnh

181. Muốn chuyển trang văn bản word 2003 từ ngang sang trang dọc, người dùng thực hiện
a) Vào menu File  Page setup, chọn bảng Orientation để chỉnh
b) Vào menu File  Page setup, trong bảng Margins chọn Landscape
c) Nhấp chọn biểu tượng tờ giấy nằm ngang trên thanh công cụ
d) Phải cài đặt từ đầu chứ không chuyển được

182. Khi không thấy thước đo trong word, để thấy phần này, người dùng thực hiện:
a) Vào menu View, chọn Ruler
b) Vào menu Tool, chọn Ruler
c) Vào menu Tool  Show, nhấp chọn Ruler
d) Vào menu View  Toolbars, chọn Ruler

183. Để tắt/mở các thanh chức năng của Word, người dùng thực hiện:
a) Vào menu Tool  Options
b) Vào menu View Toolbars
c) Cả hai cách trên đều được
d) Tất cả đều sai

184. Để tạo mới file văn bản word, người dùng thực hiện:
a) Nhấn Ctrl + N
b) Vào File chọn New
c) Nhấp vào nút
d) Tất cả đều đúng

185. Để dán đoạn văn bản vào vị trí con trỏ, người dùng thực hiện:
a) Nhấn Ctrl + V
b) Vào File chọn Paste
c) Nhấp vào nút
d) Tất cả đều đúng

186. Nút lệnh nào sau đây là nút lưu văn bản word
a)
b)
c)
d)

187. Nút lệnh nào sau đây là nút sao chép văn bản word
a)
b)
c)
d)

188. Nút lệnh nào sau đây là nút chèn bảng
a)
b)
c)
d)

189. Nút lệnh nào sau đây là nút cắt đoạn văn bản
a)
b)
c)
d)

190. Để di chuyển con trỏ về đầu file văn bản word, người dùng thực hiện:
a) Home
b) Ctrl + Home
c) Shift + Home
d) fn + Home

191. Để di chuyển con trỏ về đầu dòng văn bản word, người dùng thực hiện:
a) Home
b) Ctrl + Home
c) Shift + Home
d) fn + Home

192. Để di chọn từ vị trí con trỏ đến đầu dòng văn bản word, người dùng thực hiện:
a) Home
b) Ctrl + Home
c) Shift + Home
d) fn + Home

193. Để di chuyển con trỏ về cuối file văn bản word, người dùng thực hiện:
a) End
b) Ctrl + End
c) Shift + End
d) fn + End

194. Để di chuyển con trỏ về cuối dòng văn bản word, người dùng thực hiện:
a) End
b) Ctrl + End
c) Shift + End
d) Alt + End

195. Để di chọn từ vị trí con trỏ đến cuối dòng văn bản word, người dùng thực hiện:
a) End
b) Ctrl + End
c) Shift + End
d) Alt + End

196. Người dùng có thể di chuyển con trỏ lên một trang màn hình trong word bằng cách
a) Nhấn nút Page Up
b) Nhấn Ctrl + Page Up
c) Nhấn Shift + Page Up
d) Nhấn Alt + Page Up

197. Người dùng có thể di chuyển con trỏ lên đầu trang trước trong word bằng cách nhấn
a) Nút Page Up
b) Ctrl + Page Up
c) Shift + Page Up
d) Alt + Page Up

198. Người dùng có thể di chuyển con trỏ xuống một trang màn hình trong word bằng cách
a) Nhấn nút Page Down
b) Nhấn Ctrl + Page Down
c) Nhấn Shift + Page Down
d) Nhấn Alt + Page Down

199. Trong word, khi người dùng nhấn Ctrl + Page Down con trỏ sẽ di chuyển đến
a) Đầu trang trước
b) Đầu trang sau
c) Xuống một trang màn hình
d) Cuối trang sau

200. Trong word, khi muốn di chuyển đến một trang theo số thứ tự của nó, người dùng sẽ gõ số thứ tự trang vào hộp thoại sau khi nhấn phím
a) F3
b) F4
c) F5
d) F6

201. Để tạo một bảng mới trong word, người dùng thực hiện
a) Vào menu Table  Insert  Table
b) Nhấp chuột vào biểu tượng
c) Nhấn lần lượt Atl  a   (phím mũi tên xuống)  t
d) Tất cả đều đúng



202. Di chuyển trong bảng một văn bản word: đến ô kế tiếp
a) Tab
b) Shift - Tab
c) Alt - Tab
d) Enter

203. Di chuyển trong bảng một văn bản word: đến ô trước đó
a) Tab
b) Shift - Tab
c) Alt - Tab
d) Enter

204. Di chuyển trong bảng một văn bản word: đến ô đầu tiên của dòng hiện tại
a) Tab - Home
b) Ctr - Home
c) Alt - Home
d) Home

205. Di chuyển trong bảng một văn bản word: đến ô cuối cùng của dòng hiện tại
a) End
b) Ctr - End
c) Tab - End
d) Alt - End

206. Di chuyển trong bảng một văn bản word: đến ô đầu tiên trong cột
a) Tab - Home
b) Ctr - PageUp
c) Alt - PageUp
d) Alt - Home

207. Di chuyển trong bảng một văn bản word: đến ô cuối của cột hiện tại
a) Tab - End
b) Ctr - PageDown
c) Alt - PageDown
d) Alt - End

208. Phím tắt để căn lề phải văn bản word là
a) Ctrl + L
b) Ctrl + R
c) Ctrl + E
d) Ctrl + J

209. Phím tắt để căn lề trái văn bản word là
a) Ctrl + L
b) Ctrl + R
c) Ctrl + E
d) Ctrl + J

210. Phím tắt để căn giữa văn bản word là
a) Ctrl + C
b) Ctrl + I
c) Ctrl + E
d) Ctrl + J

211. Phím tắt để căn lề đều 2 bên văn bản word là
a) Ctrl + M
b) Ctrl + H
c) Ctrl + I
d) Ctrl + J

212. Phím tắt để tăng lề cho văn bản word là
a) Ctrl + M
b) Ctrl + H
c) Ctrl + I
d) Ctrl + J

213. Phím tắt để giảm lề cho văn bản word là
a) Ctrl + M
b) Ctrl + Shift + M
c) Ctrl + G
d) Ctrl + Shift + G

214. Phím tắt để chọn font chữ trong văn bản word là
a) Ctrl + F
b) Ctrl + D
c) Ctrl + C
d) Không có

215. Phím tắt để chọn font chữ trong văn bản word là
a) Ctrl + Shift + F
b) Ctrl + Shift + D
c) Ctrl + Shift + C
d) Không có

216. Phím tắt để chọn font chữ trong văn bản word là
a) Ctrl + Shift + F
b) Ctrl + Shift + D
c) Ctrl + Shift + C
d) Không có

217. Để tạo khoảng cách dòng đơn trong văn bản word, người dùng thực hiện
a) Ctrl + 1
b) Ctrl + 2
c) Ctrl + 3
d) Ctrl + 5

218. Để tạo khoảng cách dòng đôi trong văn bản word, người dùng thực hiện
a) Ctrl + 1
b) Ctrl + 2
c) Ctrl + 3
d) Ctrl + 5

219. Để tạo khoảng cách một dòng rưỡi trong văn bản word, người dùng thực hiện
a) Ctrl + 1
b) Ctrl + 1.5
c) Ctrl + 5
d) Tất cả đều sai

220. Sau khi bôi đen đoạn văn bản word, để thay đổi cỡ chữ (size), người dùng thực hiện
a) Ctrl + S
b) Ctrl + [
c) Ctrl + Shift + P
d) Ctrl + Shift + >

221. Để xem văn bản word trước khi in, người dùng nhấn
a) Ctrl + P
b) Ctrl + F2
c) F12
d) Ctrl + Shift + V

222. Để bật/tắt chỉ số trên trong văn bản word (ví dụ: m2), người dùng thực hiện
a) Ctrl + Shift +  (mũi tên lên)
b) Ctrl + Shift + = (dấu bằng)
c) Ctrl + +  (mũi tên lên)
d) Ctrl + = (dấu bằng)

223. Để bật/tắt chỉ số dưới trong văn bản word (ví dụ: H2O), người dùng thực hiện
a) Ctrl + Shift +  (mũi tên xuống)
b) Ctrl + Shift + = (dấu bằng)
c) Ctrl + +  (mũi tên xuống)
d) Ctrl + = (dấu bằng)

224. Để tăng cỡ chữ trong văn bản word, người dùng thực hiện
a) Ctrl + >
b) Ctrl + ]
c) Cả 2 cách trên đều đúng
d) Tất cả đều sai

225. Để giảm cỡ chữ trong văn bản word, người dùng thực hiện
a) Ctrl + <
b) Ctrl + {
c) Cả 2 cách trên đều đúng
d) Tất cả đều sai

226. Muốn đóng một tài liệu word đang mở, người dùng thực hiện
a) Ctrl + F4
b) Ctrl + W
c) F10  F  C
d) Tất cả đều đúng

227. Để cắt ngang một đoạn văn bản word (xuống hàng và sang trang), người dùng thực hiện
a) Shift + Enter
b) Ctrl + Enter
c) Nhấp chuột vào nút
d) Tất cả đều đúng

228. Để mở rộng cửa sổ word ra toàn màn hình, người dùng thực hiện
a) View  Full
b) Ctrl + F10
c) Ctrl + F4
d) Nhấp chuột vào Restore

229. Phím tắt chèn thời gian vào văn bản word là
a) Ctrl + Shift + T
b) Ctrl + T
c) Alt + Shift + T
d) Không có

230. Phóm tắt để chèn ngày, tháng, năm hiện thời vào văn bản word là
a) Alt + Shift + D
b) Ctrl + Shift + D
c) Ctrl + Alt + D
d) Phải vào menu


PHẦN EXCEL:

231. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị số 25; Tại ô B2 gõ vào công thức =SQRT(A2) thì nhận được kết quả:
a) 0
b) 5
c) #VALUE!
d) #NAME!

232. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị chuỗi "Tin hoc"; ô B2 có giá trị số 2008. Tại ô C2 gõ vào công thức =A2+B2 thì nhận được kết quả:
a) #VALUE!
b) Tin hoc
c) 2008
d) Tin hoc2008

233. Khi đang làm việc với Excel, tổ hợp phím nào cho phép ngay lập tức đưa con trỏ về ô đầu tiên (ô A1) của bảng tính?
a) Shift + Home
b) Alt + Home
c) Ctrl + Home
d) Shift + Ctrl + Home

234. Trong khi làm việc với Excel, để nhập vào công thức tính toán cho một ô, trước hết người dùng phải gõ:
a) Dấu chấm hỏi (?)
b) Dấu bằng (=)
c) Dấu hai chấm (Smile
d) Dấu đô la ($)

235. Trong bảng tính Excel, nếu trong một ô tính có các ký hiệu #####, có nghĩa là
a) Chương trình bảng tính bị nhiễm virus
b) Công thức nhập sai và Excel thông báo lỗi
c) Hàng chứa ô đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết chữ số
d) Cột chứa ô đó có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chữ số

236. Muốn lưu bảng tính Excel hiện thời vào đĩa, người dùng thực hiện:
a) Window - Save
b) Edit - Save
c) Tools - Save
d) File - Save

237. Câu nào sau đây sai? Khi nhập dữ liệu vào bảng tính Excel thì:
a) Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn thẳng lề trái
b) Dữ liệu kiểu kí tự sẽ mặc nhiên căn thẳng lề trái
c) Dữ liệu kiểu thời gian sẽ mặc nhiên căn thẳng lề phải
d) Dữ liệu kiểu ngày tháng sẽ mặc nhiên căn thẳng lề phải

238. Trong các dạng địa chỉ sau đây, địa chỉ nào là địa chỉ tuyệt đối?
a) B$1$10
b) $B1:$D10
c) B$1$$10$
d) $B$1:$D$10

239. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị số không (0); Tại ô B2 gõ vào công thức =5/A2 thì nhận được kết quả:
a) 0
b) 5
c) #VALUE!
d) #DIV/0!

240. Trong bảng tính Excel, điều kiện trong hàm IF được phát biểu dưới dạng một phép so sánh. Khi cần so sánh khác nhau thì sử dụng kí hiệu nào?
a) #
b) <>
c) ><
d) &

241. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn dữ liệu là dãy kí tự "Tin hoc van phong" ; Tại ô B2 gõ vào công thức =LOWER(A2) thì nhận được kết quả?
a) TIN HOC VAN PHONG
b) Tin hoc van phong
c) tin hoc van phong
d) Tin Hoc Van Phong

242. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn dãy kí tự "1Angiang2". Nếu sử dụng nút điền để điền dữ liệu đến các cột B2, C2, D2, E2; thì kết quả nhận được tại ô E2 là:
a) 1Angiang6
b) 5Angiang6
c) 5Angiang2
d) 1Angiang2

243. Để chuẩn bị in một bảng tính Excel ra giấy?
a) Excel bắt buộc phải đánh số trang ở vị trí bên phải đầu mỗi trang
b) Có thể khai báo đánh số trang in hoặc không
c) Chỉ đánh số trang in nếu bảng tính gồm nhiều trang
d) Vị trí của số trang luôn luôn ở góc dưới bên phải

244. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn dữ liệu là dãy kí tự "Tin hoc van phong"; Tại ô B2 gõ vào công thức =PROPER(A2) thì nhận được kết quả?
a) Tin hoc van phong
b) Tin hoc Van phong
c) TIN HOC VAN PHONG
d) Tin Hoc Van Phong

245. Trong bảng tính Excel, giao của một hàng và một cột được gọi là?
a) Dữ liệu
b) ô
c) Trường
d) Công thức

246. Các kiểu dữ liệu thông dụng của Excel là:
a) Kiểu chuỗi, kiểu văn bản, kiểu ngày tháng
b) Kiểu chuỗi, kiểu số, kiểu lôgic, kiểu ngày tháng, kiểu công thức
c) Kiểu số, kiểu lôgic, kiểu ngày tháng
d) Kiểu công thức, kiểu hàm, kiểu số, kiểu ngày tháng


247. Giả sử ngày hệ thống của máy tính là: 8/18/2008; Khi đó tại ô A2 gõ vào công thức =Today()-1 thì nhận được kết quả là:
a) 0
b) #VALUE!
c) #NAME!
d) 8/17/2008

248. Trong Excel, tại ô A2 có giá trị là số 10; ô B2 có giá trị là số 3. Tại ô C2 gõ công thức =MOD(A2,B2) thì nhận được kết quả:
a) 10
b) 3
c) #Value
d) 1

249. Trong bảng tính Excel, tại ô D2 có công thức =B2*C2/100. Nếu sao chép công thức đến ô G6 thì sẽ có công thức là:
a) E7*F7/100
b) B6*C6/100
c) E6*F6/100
d) E2*C2/100

250. Trong bảng tính Excel, để sửa dữ liệu trong một ô tính mà không cần nhập lại, người dùng thực hiện:
a) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F2
b) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F4
c) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F10
d) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F12

251. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị số 10; Tại ô B2 gõ vào công thức =PRODUCT(A2,5) thì nhận được kết quả:
a) #VALUE!
b) 2
c) 10
d) 50

252. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị chuỗi TINHOC ; Tại ô B2 gõ vào công thức =VALUE(A2) thì nhận được kết quả:
a) #VALUE!
b) Tinhoc
c) TINHOC
d) 6

253. Trong bảng tính Excel, khi chiều dài dữ liệu kiểu số lớn hơn chiều rộng của ô thì sẽ hiện thị trong ô các kí tự:
a) &
b) #
c) $
d) *

254. Trong bảng tính Excel, muốn xóa hẳn một hàng ra khỏi trang tính, người dùng đánh dấu khối chọn hàng này và thực hiện:
a) Table - Delete Rows
b) Nhấn phím Delete
c) Edit - Delete
d) Tools - Delete

255. Trong Excel, khi viết sai tên hàm trong tính toán, chương trình thông báo lỗi?
a) #NAME!
b) #VALUE!
c) #N/A!
d) #DIV/0!

256. Để sắp xếp danh sách dữ liệu theo thứ tự tăng (giảm) trong Excel, người dùng thực hiện:
a) Tools - Sort
b) File - Sort
c) Data - Sort
d) Format - Sort

257. Trong bảng tính Excel, khối ô là tập hợp nhiều ô kế cận tạo thành hình chữ nhật, Địa chỉ khối ô được thể hiện như câu nào sau đây là đúng?
a) B1...H15
b) B1:H15
c) B1-H15
d) B1..H15

258. Trong Excel, tại ô A2 có giá trị là số 2008. Tại ô B2 gõ công thức =LEN(A2) thì nhận được kết quả?
a) #Value
b) 0
c) 4
d) 2008

259. Trong bảng tính Excel, hộp thoại Chart Wizard cho phép xác định các thông tin nào sau đây cho biểu đồ?
a) Tiêu đề
b) Có đường lưới hay không
c) Chú giải cho các trục
d) Cả 3 câu đều đúng

260. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị chuỗi 2008 ; Tại ô B2 gõ vào công thức =VALUE(A2) thì nhận được kết quả:
a) #NAME!
b) #VALUE!
c) Giá trị kiểu chuỗi 2008
d) Giá trị kiểu số 2008

261. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 gõ vào công thức =MAX(30,10,65,5) thì nhận được kết quả tại ô A2 là:
a) 30
b) 5
c) 65
d) 110

262. Trong bảng tính Excel, để lọc dữ liệu tự động, sau khi chọn khối cần lọc, người dùng thực hiện:
a) Format - Filter - AutoFilter
b) Insert - Filter - AutoFilter
c) Data - Filter - AutoFilter
d) View - Filter - AutoFilter

263. Trong bảng tính Excel, hàm nào sau đây cho phép tính tổng các giá trị kiểu số thỏa mãn một điều kiện cho trước?
a) SUM
b) COUNTIF
c) COUNT
d) SUMIF

264. Trong bảng tính Excel, để chèn thêm một cột vào trang tính, người dùng thực hiện:
a) Table - Insert Columns
b) Format - Cells - Insert Columns
c) Table - Insert Cells
d) Insert - Columns

265. Khi đang làm việc với Excel, có thể di chuyển từ sheet này sang sheet khác bằng cách sử dụng các phím hoặc các tổ hợp phím:
a) Page Up ; Page Down
b) Ctrl-Page Up ; Ctrl- Page Down
c) Cả 2 câu đều đúng
d) Cả 2 câu đều sai

266. Trong Excel cú pháp hàm SUMIF nào là đúng:
a) SumIf(range, criteria, sum_range)
b) SumIf(criteria, range, sum_range)
c) SumIf(range)
d) SumIf(range, criteria)

267. Trong Excel, giả sử ô A1 của bảng tính lưu trị ngày 15/10/1970. Kết quả hàm =MONTH(A1) là bao nhiêu?
a) VALUE#?
b) 15
c) 1970
d) 10

268. Trong Excel cú pháp hàm COUNTIF nào đúng?
a) COUNTIF(range,criteria)
b) COUNTIF(criteria,range)
c) COUNTIF(criteria,range,col_index_num)
d) COUNTIF(range,criteria,col_index_num)

269. Để luôn chỉ chọn in một vùng nào đó trong bảng tính Excel chúng người dùng cần thao tác như sau:
a) Bôi đen vùng cần in, sau đó vào File/Print Area, chọn Set Print Area
b) Vào File/Print, chọn OK
c) Cả 2 cách trên đều đúng
d) Không có cách nào đúng

270. Khi làm ẩn thuộc tính đường lưới ô trong bảng tính Excel, người dùng cần
a) Vào Format/Row, chọn Hide
b) Vào Tool/Option, tại thẻ View người dùng bỏ chọn mục Gridlines trong Window options
c) Nhấp chuột vào nút để ẩn/hiện
d) Không có tính năng này

271. Khi muốn lặp lại tiêu đề cột ở mỗi trang in Excel, người dùng cần thực hiện:
a) Vào File/Page Setup, chọn thẻ Sheet, tích vào mục Row and column headings
b) Trong Excel luôn mặc định sẵn khi in lặp lại tiêu đề
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai

272. Để làm ẩn một cột bất kỳ trên bảng tính Excel người dùng chọn cột cần làm ẩn, sau đó
a) Kích chuột phải lên cột chọn làm ẩn, nhấn Hide
b) Vào Format/Column, chọn Hide
c) Cả A và B đều đúng
d) Tạo một Macro

273. Khi đánh công thức tính toán trong Excel, nếu đúng sẽ cho ra kết quả của phép tính đó khi in ra giấy. Để in các công thức mình vừa đánh ra thì
a) Bỏ đi dấu bằng "=" ở đầu mỗi phép tính
b) Vào Tool/Options, chọn thẻ View, nhấp chọn mục Formulas trong Window options
c) Trong Printer View, nhấp chọn mục Formation
d) Tất cả đều đúng

274. Để thiết lập chế độ lưu tự động trên Excel dự phòng khi có sự cố xảy ra, người dùng cần
a) Vào File/Save để lưu
b) Vào Tool/Options, chọn thẻ Save, nhấp chọn ô Save AutoRecover info every, sau đó điền số phút tự động lưu
c) Khi đang cài đặt bộ Office thì chọn chế độ này
d) Excel đã cài sẵn tính năng này

275. Để thay đổi nơi lưu mặc định của tài liệu Excel, người dùng thực hiện:
a) Vào Tool/Options, chọn thẻ General, thay đổi đường dẫn mới ở mục Default file location
b) Vào File/Save As, chọn vị trí cần lưu
c) Vào Tool/Options, chọn thẻ File Location, thay đổi đường dẫn mới ở mục Default file location
d) Tất cả đều đúng


276. Khi vào File/Page Setup, chúng người dùng chọn thẻ Margins để làm gì?
a) Chỉnh cỡ giấy khi in
b) Chỉnh hướng giấy in
c) Căn chỉnh lề đoạn văn cần in
d) Xem trước bản in

277. Khi vào Format/Cells, thẻ Border có tác dụng gì?
a) Chỉnh Font chữ cho đoạn văn
b) Tạo khung viền cho bảng tính cần chọn
c) Chỉnh màu cho chữ
d) Đóng khung một cell

278. Lệnh Ctrl + F trong Excel có tác dụng gì?
a) Tìm kiếm một chuỗi ký tự nào đó
b) Thay thế chuỗi ký tự này bằng ký tự khác
c) Xoá bỏ các ký tự vừa tìm được
d) Thay đổi font chữ

279. Biểu thức sau trả lại kết quả là bao nhiêu?
=Sum(4,6,-2,9,s)
a) 5
b) 17
c) #Name?
d) #Value!

280. Biểu thức sau trả lại kết quả là bao nhiêu?
=AVERAGE(4,6,7,Cool
a) 6.25
b) 25
c) 8
d) 4

281. Biểu thức sau trả lại kết quả là bao nhiêu?
=Max(2,3,7,9,e)
a) 2
b) 9
c) #Name?
d) #Value!

282. 4 - Biểu thức sau trả lại kết quả là bao nhiêu?
=Min(2,3,7,-9,e)
a) 7
b) -9
c) #Name?
d) #Value!

283. Hàm AND có thể nhận mấy giá trị?
a) 2
b) 3
c) 4
d) Tất cả các phương án trên đều sai

284. Hàm OR có thể nhận mấy giá trị?
a) 2
b) 3
c) 4
d) Tất cả các phương án trên đều sai

285. Biểu thức sau cho giá trị là bao nhiêu? =AND(5>4, 6<9, 2<1)
a) True
b) Fal

4GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 Empty Trắc nghiệm tin học (tiếp theo) Mon Oct 22, 2012 8:24 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

285. Biểu thức sau cho giá trị là bao nhiêu? =AND(5>4, 6<9, 2<1)
a) True
b) False
c) #Name?
d) # Value!

286. Biểu thức sau cho giá trị là bao nhiêu? =OR(5>4, 6<9, 2<1)
a) True
b) False
c) #Name?
d) # Value!

287. Biểu thức sau cho giá trị là bao nhiêu? =AND(5>4, 6<9, OR(2<1,3>2))
a) True
b) False
c) #Name?
d) # Value!

288. Biểu thức sau cho kết quả là bao nhiêu nếu DTB = 9
=If(DTB>=5, "TB",If(DTB>=6.5, "Kha",If(DTB>= 8, "Gioi", "Yeu")))
a) Gioi
b) Kha
c) TB
d) Yeu

289. Biểu thức sau cho kết quả là bao nhiêu nếu DTB = 6? =If(DTB>=5, Dau, Truot)
a) Dau
b) Truot
c) #Name?
d) Cả 3 phương án trên đều sai

290. Biểu thức sau cho kết quả là bao nhiêu nếu DTB = 9 và HK loại C trong đó DTB: Điểm trung bình. HK: Hạnh kiểm? =If(OR(DTB>=8, HK= "A"),1000,300)
a) 1000
b) 300
c) False
d) #Value!

291. Biểu thức sau cho kết quả là bao nhiêu nếu DTB = 9 và HK loại C trong đó DTB: Điểm trung bình. HK: Hạnh kiểm? =If(AND(DTB>=8, HK= "A"),300,1000)
a) 300
b) 1000
c) True
d) False

292. Biểu thức sau cho kết quả là bao nhiêu? =MONTH("6-May")
a) 28
b) 5
c) 6
d) 7

293. Biểu thức sau cho kết quả là bao nhiêu? =YEAR(0.007)
a) #Name?
b) #Value!
c) 1900
d) Tất cả đều sai

294. Trong Excel ô A1 chứa trị "–3"; ô A2 chứa trị 2. Hàm MOD(A1,A2) sẽ trả về trị?
a) 1
b) "-1"
c) 0.5
d) "-0.5"

295. Trong Excel sau khi nhập công thức sau: ="123"-"23" sẽ có kết quả?
a) 100
b) 123
c) 23
d) Máy báo lỗi

296. Trong Excel hàm SUM("3",2,1) sẽ trả về trị?
a) 3
b) 2
c) 6
d) Báo lỗi do không cộng được chuỗi

297. Trong Excel chèn thêm Sheet mới vào bảng tính chọn?
a) Edit  Move or Copy Sheet …
b) Insert  Worksheet
c) Format  Sheet
d) Edit  Delete Sheet

298. Trong Excel hàm dùng để chuyển chuỗi số sang số là hàm nào trong các hàm sau?
a) Left(chuỗi, n)
b) Right(chuỗi, n)
c) Mid(chuỗi, m, n)
d) Value(số)

299. Trong Excel biểu thức =24*2+5*2+(20-10)/2 sẽ trả về kết quả là bao nhiêu?
a) 47
b) 63
c) 138
d) Không thể thực hiện được biểu thức trên

300. Trong Excel biểu thức =SUM(9,1,MAX(3,5,7)) sẽ trả về kết quả là bao nhiêu?
a) 13
b) 15
c) 17
d) 19

301. Trong Excel biểu thức =MID("A123B",3,2) sẽ trả về kết quả là bao nhiêu?
a) A1
b) 23
c) 3B
d) A123B

302. Hàm nào sai trong các hàm số sau:
a) =MOD(số 1, số 2): hàm cho kết quả là phần dư của phép chia
b) =INT(số 1, số 2): hàm cho kết quả là phần nguyên của phép chia
c) =AVERAGE(số 1, số 2, …): hàm cho kết quả là trung bình cộng của dãy số
d) =MIN(số 1, số 2, …): hàm cho kết quả là số nhỏ nhất của dãy số
303. Trong Excel muốn sắp xếp dữ liệu sau khi quét khối phần dữ liệu muốn sắp xếp người dùng chọn?
a) Data  Filter…
b) Data  Sort…
c) Data  Form…
d) Data  Index…

304. Trong Excel, giả sử ô A1 của bảng tính lưu trị ngày 15/10/1970. Kết quả hàm =MONTH(A1) là bao nhiêu?
a) VALUE#?
b) 15
c) 1970
d) 10

305. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị 25, tại ô B2 gõ công thức =SQRT(A2) thì được kết quả:
a) 0
b) 5
c) #VALUE!
d) #NAME

306. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị chuỗi "Tin học" ; ô B2 có giá trị số 2008. Tại ô C2 gõ = C2+B2 thì được kết quả:
a) #VALUE!
b) Tin học
c) 2008
d) Tin học2008

307. Khi làm việc với Excel, tổ hợp phím nào cho phép ngay lập tức đưa con trỏ về ô đầu tiên (ô A1) của bảng tính:
a) Shift + Home
b) Ctrl + Home
c) Alt + Home
d) Shift + Ctrl + Home

308. Trong khi làm việc với Excel, để nhập công thức tính toán cho 1 ô, trước hết phải gõ:
a) Dấu chấm hỏi (?)
b) Dấu bằng (+)
c) Dấu hai chấm (: )
d) Tất cả đều sai

309. Trong khi làm việc với Excel, muốn lưu bảng tính hiện thời vào đĩa thì thực hiện:
a) Window – Save
b) Edit – Save
c) Tools – Save
d) File – Save

310. Câu nào sau đây sai: Khi nhập dữ liệu vào bảng tính Excel thì:
a) Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn thằng lề trái
b) Dữ liệu kiểu kí tự sẽ mặc nhiên căn thằng lề trái
c) Dữ liệu kiểu thời gian sẽ mặc nhiên căn thằng lề phải
d) Dữ liệu kiểu ngày tháng sẽ mặc nhiên căn thằng lề phải

311. Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị số không (0), Tại ô B2 gõ vào công thức =5/A2 thì được kết quả:
a) 0
b) 5
c) #VALUE!
d) #DIV/0!

312. Trong Excel, để gộp nhiều ô (cell) làm một, người dùng chọn khối ô rồi thực hiện:
a) Vào menu Table  Merge cells
b) Nhấp vào nút Merge trên thanh công cụ chuẩn
c) Nhấp vào nút trên thanh Formating
d) Tất cả đều đúng

313. Trong Excel, muốn chẻ đôi cửa số bảng tính, người dùng thực hiện
a) Vào menu Windows  Freeze Panes
b) Vào menu Window  Split
c) Vào menu View  Double
d) Vào menu View  Split

314. Trong Excel, muốn cố định một phần bảng tính, người dùng thực hiện
a) Vào menu Windows  Freeze Panes
b) Vào menu Window  Split
c) Vào menu View  Freeze
d) Không thực hiện được

315. Trong Excel, muốn di chuyển sang màn hình khuất bên trái, người dùng thực hiện
a) Nhấp vào mũi tên 
b) Nhấn Tab
c) Alt + PageUp
d) Nhấn Shift + Tab

316. Trong Excel, muốn di chuyển sang màn hình khuất bên trái, người dùng thực hiện
a) Nhấp vào mũi tên 
b) Nhấn Shift + Tab
c) Nhấn Tab
d) Alt + PageDown

317. Trong Excel, muốn di chuyển màn hình lên trên, người dùng thực hiện
a) PageUp
b) Nhấn nút 
c) Alt + PageUp
d) Nhấn Ctr – Home

318. Trong Excel, muốn di chuyển màn hình xuống dưới, người dùng thực hiện
a) Alt + PageDown
b) Nhấn nút 
c) PageDown
d) Nhấn Ctr - End

319. Trong Excel, với một bảng tính, cùng một cỡ chữ, khi in ra là
a) Như nhau
b) Khác nhau tùy cỡ giấy
c) Khác nhau tùy cài đặt trong Page setup
d) Tùy cài đặt khi in

320. Trong Excel, người dùng có thể đặt/đổi tên cho
a) Sheet
b) Khối
c) Cell
d) Tất cả đều đúng

321. Trong bảng tính Excel, khi sao chép kết quả của một công thức, người dùng thực hiện
a) Edit  Paste
b) Edit  Paste Special  chọn Value
c) Edit  Paste Special  chọn Formulas
d) Gõ trực tiếp kết quả vào

322. Để xóa một Sheet, người thực hiện:
a) Nhấp chuột phải vào Sheet, chọn Delete để xóa
b) Vào menu Edit  Delete
c) Nhấp chuột phải vào tên Sheet, chọn Delete để xóa
d) Vào menu Edit  Move or Copy Sheet

323. Trong Excel, để chữ đầu tiên trong ô không nằm sát khung kẻ, người dùng thực hiện
a) Gõ khoảng trắng vào trước ký tự đầu tiên
b) Vào Format Cells, chọn Custom, định dạng @
c) Nhấp vào nút
d) Tất cả đều đúng

324. Trong Excel, khi cộng 2 số có đơn vị tiền tệ ở định dạng accouting (VND 4 và VND 16) thì được giá trị
a) VND 20
b) #VALUE!
c) 0
d) 20

325. Trong Excel, khi cộng 2 số có đơn vị tiền tệ (4 VND và 16 VND) thì được giá trị
a) 20 VND
b) #VALUE!
c) 0
d) 20

326. Trong Excel, khi ô có giá trị đơn vị tiền tệ là VND 12 thì ở Formula Bar thể hiện là
a) 12
b) VND 12
c) 12.00
d) Tất cả đều sai

327. Trong Excel, muốn kết quả tự động chuyển màu chữ, font chữ khi có kết quả khác nhau, người dùng thực hiện
a) Gõ công thức vào ô kết quả
b) Vào Fomat để đặt điều kiện trong Conditonal Formatting
c) Vào Tools  Macro hoặc nhấn Alt + F8 để đặt điều kiện
d) Chỉnh trực tiếp sau khi biết kết quả

328. Trong Excel, nút lệnh giảm số thập phân là
a)
b)
c)
d)

329. Trong Excel, muốn gõ ký tự trên hoặc dưới (ví dụ: H2O, m2) người dùng thực hiện
a) Quét chọn ký tự đó (2 trong ví dụ) và chọn cỡ chữ nhỏ hơn
b) Vào menu Format  Font rồi chọn Superscript hoặc Subscript
c) Vào menu Format cells  Font rồi chọn Superscript hoặc Subscript
d) Chỉ có thể gõ từ Word, chép rồi dán qua

330. Chương trình MS Excel ngoài việc là một chương trình làm việc với bảng tính, nó còn
a) Như một phần mềm quản lý, tính toán
b) Tính toán, thống kê xác suất trong nghiên cứu khoa học
c) Thay thế máy tính tay thông thường
d) Tất cả đều đúng



331. Viết công thức tại cell F8 để xác định loại phòng khách ở. Cho biết ký tự đầu A là phòng VIP, B là phòng Trung và C là phòng Thường.
=IF(LEFT(C8;1)="A";"VIP";IF(LEFT(C8;1)="B";"Trung";"Thường"))


332. Viết công thức tính số ngày khách ở tại cell G8. Biết rằng Số ngày ở được tính bằng Ngày đi trừ Ngày đến
=E8-D8. Format  Cells  chọn Number và đặt Decimal Places = 0

333. Viết công thức tính tổng số người ở từ 15 ngày trở lên tại cell G14
=COUNTIF(G8:G13;">15")

334. Biết rằng Tiền thuê = Số ngày x Giá thuê phòng. Dựa vào ký tự đầu của Số phòng và bảng giá, dùng hàm IF để viết công thức tính Tiền thuê tại cell H8.
=G8*IF(LEFT(C8;1)="A";300;IF(LEFT(C8;1)="B";100;70))

335. Dùng hàm LOOKUP để viết công thức tính Tiền thuê tại cell H8.
=G8*HLOOKUP(F8;$C$4:$E$5;2;0)

336. Nếu khách ở vào ngày 15 được giảm giá trong ngày hôm đó 30%. Tại cell I8 viết công thức số tiền khách hàng được giảm
=IF(G8>=15;30%*HLOOKUP(F8;$C$4:$E$5;2;0);0)

337. Tại cell J8, viết công thức tính số tiền khách hàng phải trả.
=H8-I8

338. Tại cell J14, viết công thức tính tổng số tiền thu được.
=SUM(J8:J13)

339. Do có thể có khách hàng đến đi trong ngày, nên cần quy định thêm với khách đến đi trong ngày thì tính thành 01 ngày. Việt lại công thức tại cell G8.
=IF(E8-D8=0;1;E8-D8)

340. Năm 2012 là năm nhuận nên có khuyến mãi: khách ở ngày 29/2 sẽ được giảm giá 20%. Viết lại công thức tại cell I8.
=IF(AND(D8-DATEVALUE("29/2/2012")<=0;E8-DATEVALUE("29/2/2012")>=0);1;0) *20%*HLOOKUP(F8;$C$4:$E$5;2;0)

5GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 Empty Trắc nghiệm tiếng Anh Mon Oct 22, 2012 8:44 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

1. The wedding party________ at the Rex Hotel.
a. is
b. is being
c. will be
d. is going to be

2. How many languages_____ John speak?
a. do
b. does
c. did
d. will

3. Hurry! The train________ I don't want to miss it.
a. comes
b. is coming
c. came
d. has come

4. Angelina Jolie is a famous actress. She ________ in several film.
a. appears
b. is appearing
c. appeared
d. has appeared

5. I saw Maggie at the party. She ________ in several film.
a. wears
b. wore
c. was wearing
d. has worn

6. What time________ the next train leave?
a. does
b. will
c. shall
d. would

7. Monica________ with her sister at the moment until she finds a flat.
a. stays
b. is staying
c. will stay
d. is going to stay

8. After I________ lunch, I looked for my bag.
a. had
b. had had
c. have has
d. have had

9. By the end of next year, George________ English for 2 years.
a. will have learned
b. will learn
c. has leaned
d. would learn

10. The man got out of the car,_______ round to the back and opened the boot.
a. walking
b. walked
c. walks
d. walk

11. For several years his ambition ________ to be a pilot.
a. is
b. has been
c. was
d. had been

12. Henry________ into the restaurant when the writer was having dinner.
a. was going
b. went
c. has gone
d. did go

13. He will take the dog out for a walk as soon as he ________ dinner.
a. finish
b. finishes
c. will finish
d. shall have finished

14. Before you asked, the letter________
a. was written
b. had been written
c. had written
d. has been written

15. She ________ English at RMIT these days.
a. studies
b. is studying
c. will study
d. is gong to study

16. She's at her best when she________ big decisions.
a. is making
b. makes
c. had made
d. will make

17. We________ next vacation in London.
a. spend
b. are spending
c. will spend
d. are going to spend

18. Robert________ tomorrow morning on the 10:30 train.
a. arrived
b. is arriving
c. has arrived
d. would arrive

19. Look! The bus________
a. left
b. has left
c. leaves
d. is leaving

20. Mike________ one hour ago.
a. phoned
b. was phoning
c. had phoned
d. has phoned




1c 2b 3b 4d 5c 6a 7b 8b 9a 10b
11b 12b 13b 14b 15b 16a 17b 18b 19d 20a

6GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 Empty Trắc nghiệm tiếng Anh Mon Oct 22, 2012 8:50 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

1. I________ "Chicken soup for the soul" but I haven’t finished it yet.
a. read
b. am reading
c. have been reading
d. was reading

2. Alan took a photograph of Sandra while she________
a. didn't look
b. wasn't looking
c. hasn't looked
d.. hadn't looked

3. I ________ my key. Can you help me look for it?
a. lose
b. lost
c. had lost
d. have lost

4. Last night Tine________ in bed when suddenly she heard a scream.
a. read
b. was reading
c. had read
d. had read

5. We________ a part next week. Would you like to come?
a. have
b. will have
c. are having
d. will have had

6. The Red River________ very fast today-much faster than yesterday.
a. flows
b. is flowing
c. will flow
d. is going to flow

7. While mother________ dinner the phone rang.
a. cooked
b. had cooked
c. has cooked
d. was cooking

8. Fish________ on earth for ages and ages.
a. existed
b. are existing
c. exist
d. have existed

9. The phone________ constantly since Jack won the first prize this morning.
a. has been ringing
b. rang
c. had rung
d. had been ringing

10. The earth________ on the sun for its heat and light.
a. is depend
b. depending
c. has depend
d. depends

11. I don't feel good. I ________ home from work tomorrow.
a. am staying
b. stay
c. will have stayed
d. stayed

12. In the last two decades, space exploration___great contributions to weather forecasting.
a. is making
b. has made
c. made
d. makes

13. On July 20, 1969, Neil Armstrong ________ down onto the moon, the first person ever set foot on another planet.
a. was stepping
b. stepped
c. has stepped
d. was step

14. When boarding the plane, many passengers were annoyed because they ________ waiting in the airport for three ad a half hours.
a. are
b. were
c. have been
d. had been

15. If coastal erosion continues to take place at the present rate, in another fifty years this beach________ any more.
a. doesn't exist
b. isn't going to exits
c. isn't existing
d. won't be existing

16. Their football team________ a championship until last season.
a. had never won
b. is never winning
c. had never been winning
d. had never won

17. By the end of this year, Tom ________English for three years.
a. will be studying
b. has studied
c. will have studied
d. has been studying

18. In one year's time, I________ in this school for 15 years.
a. will be working
b. will work
c. will have studied
d. has been studying

19. They ________ this course by next June.
a. have finished
b. will finish
c. are going to finish
d. will have finished

20. She will go abroad as soon as she________ this English course.
a. has completed
b. will complete
c. will have completed
d. completed

1c 2b 3d 4b 5c 6b 7d 8d 9a 10d
11a 12b 13b 14d 15b 16d 17c 18c 19d 20a

ddhien

ddhien
Thành viên sáng giá
Thành viên sáng giá

1-MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN
Hồ sơ bệnh nhân là các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị của người bệnh tại một cơ sở y tế trong một thời gian, mỗi loại có nội dung và tầm quan trọng riêng của nó. Hồ sơ được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả cao, nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, tinh thần trách nhiệm và khả năng của cán bộ.
Vì vậy mỗi nhân viên y tế cần phải hiểu và thực hiện tốt VIỆC SỬ DỤNG VÀ GHI CHÉP HỒ SƠ.
1- Mục đích:
Phục vụ cho chẩn đoán: phân biệt, nguyên nhân, quyết định.
- Theo dõi diễn biến của bệnh nhân và dự đoán các biến chứng.
- Theo dõi quá trình điều trị được liên tục nhằm rút kinh nghiệm bổ sung điều chỉnh về phương pháp điều trị và phòng bệnh.
- Giúp việc thống kê, nghiên cứu khoa học và công tác huấn luyện
- Ðánh giá chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm, khả năng của cán bộ.
- Theo dõi về hành chính và pháp lý.
2. Nguyên tắc chung:
Tất cả hồ sơ cần ghi rõ ràng, chữ viết dễ đọc, dễ xem. Mỗi bệnh viện có thể có những quy định riêng nhưng đều phải tuân theo những nguyên tắc chung.
a-. Nguyên tắc sử dụng và ghi chép hồ sơ
- Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ bệnh nhân phải được ghi chép chính xác, hoàn chỉnh (họ tên bệnh nhân : Phải Viết chữ in hoa , địa chỉ ( Khu phố ,phường , xã huyện , tỉnh( thành phố )) , số diện thoại ( nếu có ) khoa điều trị, mã bệnh ,mã dân tọc ,mã nghề nghiệp .
- Chỉ ghi vào hồ sơ những công việc điều trị chăm sóc thuốc men do chính mình thực hiện. Chỉ sao chép những chỉ định dùng thuốc và điều trị của bác sĩ khi đã được ghi vào hồ sơ bệnh nhân.
- Tất cá các thông số theo dõi phải được ghi vào phiếu theo dõi bệnh nhân hàng ngày, mô tả tình trạng bệnh nhân càng cụ thể càng tốt. Không ghi những câu văn chung chung (bình thường, không có gì phàn nàn...). Cần có những nhận xét, so sánh về sự tiến triển cửa bệnh nhân sáng, chiều trong ngày.
Bệnh nhân nặng, bệnh nhân sau mổ cần có phiếu theo dõi đặc biệt liên tục suốt 24 giờ.
- Chỉ dùng ký hiệu chữ viết tắt phổ thông khi thật cần thiết.
- Bệnh nhân từ chối sự chăm sóc cần ghi rõ lý do từ chối. Bệnh nhân mổ hay làm các thủ thuật phải có giấy cam đoan của bệnh nhân hoặc thân nhân, có chữ ký ghi rõ họ tên và địa chỉ.
b- Nguyên tắc bảo quản hồ sơ.
- Trong trường hợp phải sao chép lại hồ sơ (do bị hỏng, rách) phải dán kèm bản gốc vào cuối hồ sơ để đảm bảo tính hợp pháp.
- Hồ sơ bệnh nhân phải được bảo quản chu đáo, không để lẫn lộn, thất lạc, không được cho bệnh nhân tự xem hồ sơ và biết các điều bí mật chuyên môn.
- Khi bệnh nhân xuất viện, hồ sơ bệnh nhân phải được hoàn chỉnh đầy đủ và gửi về phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện để lưu trũ


LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY

.1. Nhận định bệnh nhân:
Tình trạng tiêu hóa:
- số lần ỉa chảy? nôn, số lượng dịch mất, màu sắc chất nôn, ?
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Nước tiểu có không?
- Dấu hiệu khát nước, độ chun giãn da?
- Tình trạng ý thức?
- Quan sát da, niêm mạc, tình trạng hô hấp..
6.3. Kế hoạch chăm sóc:
- Bù nước, điện giải kịp thời.
- Khắc phục tình trạng sốc.
- Thực hiện y lệnh điều trị.
- Thực hiện các xét nghiệm.
- Đảm bảo nuôi dưỡng bệnh nhân.
6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
- Theo dõi rối loạn tiêu hoá: Lấy phân xét nghiệm, hứng chất nôn, ghi lại số lượng dịch mất qua chất nôn và phân.
- Theo dõi tình trạng sốc: Đo mạch, huyết áp, nhiệt độ 1 giờ/lần.
- Tiến hành xét nghiệm ngay sau khi bệnh nhân vào viện.
- Thực hiện y lệnh điều trị của BS
+ Dụng cụ truyền tĩnh mạch.
+ Các thuốc theo y lệnh.
+ Truyền dịch theo y lệnh.
+ Theo dõi mạch, huyết áp trong khi truyền.
+ Phát hiện các biến chứng.
- Nuôi dưỡng:
+ Ăn lỏng, bảo đảm 1.600 - 2.000 calo/ngày.
+ Không cho bệnh nhân nhịnăn
+ Uống nước cháo muối, trứng, thịt nạc.
+ Uống Oresol.
6.5. Đánh giá kết quả chăm sóc:
- Diễn biến tốt:
+ Hết các dấu hiệu mất nước.
+ Mạch, huyết áp trở lại bình thường.
+ Nước tiểu > 500 ml/24 giờ ,Không khó thở. Hết sốt.

LÂP KHCS NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
I-Nhận định chăm sóc
- Nhận định một cách hệ thống và đầy đủ về thực thể, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường sống và văn hoá tín ngưỡng.
- Cần chú trọng đo huyết áp đúng kỹ thuật, đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả hai tay và hai chân đối với những trường hợp khám lần đầu.
- Tìm nguyên nhân đối với tăng huyết áp thứ phát, phát hiện các yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp nguyên phát
- Phát hiện xem đã có biến chứng của tăng huyết áp như : suy tim, suy thận, tai biến mạch não
- Thực hiện đầy đủ và tham khảo các kết quả xét nghiệm
II. Lập kế hoạch chăm sóc
- Người bệnh sẽ không bị hoặc tránh được tối đa các biến chứng của tăng huyết áp.
- Người bệnh sẽ bớt khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế được các tác dụng phụ đó.
- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ chế độ điều trị tăng huyết áp lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
III. Thực hiện chăm sóc:.
- Ngăn ngừa các biến chứng của tăng huyết áp:.
+ Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị
+ Theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc.
+ Hằng ngày theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra..
+ Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để phát hiện và đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu
- Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc
+ Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng. Để hạn chế tác dụng phụ này, khuyên người bệnh thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã..
+ Một số thuốc gây táo bón, cần khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, vận động phù hợp và thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định
+ Nếu người bệnh bị tiêu chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất phân.
- Giáo dục sức khoẻ:.
+ Cần làm cho người bệnh hiểu thế nào là tăng huyết áp và những biến chứng của tăng huyết áp.
+ Cần nhấn mạnh cho người bệnh hiểu việc điều trị đòi hỏi phải thường xuyên, lâu dài và chính người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị tăng huyết áp
+ Ngoài ra cần cung cấp cho họ một số thông tin về thuốc điều trị tăng huyết áp như lợi ích, giá cả
+ Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị tăng huyết áp
o Ăn hạn chế muối natri và ăn các thực phẩm giàu kali có tác dụng rõ rệt trong việc giảm huyết áp..
o Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol.
o Hạn chế calo nếu thừa cân
o Không lạm dụng các đồ uống gây kích thích tim mạch.
+ Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó.
IV-. Đánh giá chăm sóc
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
- Người bệnh duy trì được chỉ số huyết áp ở mức cho phép
- Không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng.
- Biết cách hạn chế và bớt được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc
- Tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG
NHẬN ĐỊNH CHĂM SÓC
- Hỏi bệnh nhân :
+ Mắc bệnh từ bao giờ?
+ Ăn khỏe, mỗi bữa bao nhiêu bát, ăn ngày mấy bữa?
+ Uống nhiều nước? khát nước?
+ Đi đái nhiều? Số lượng ?
+ Mệt mỏi, ngứa ngoài da, mắt mờ không?
+ Răng lung lay và rụng răng không?
+ Có sút cân không? Có ho không?
- Quan sát và khám :
+ Toàn thân: Cân nặng bao nhiêu?
+ Da: Viêm da, có mụn nhọt trên da?
+ Mắt có đục nhân?
+ Mạch ? Huyết áp ?
- Xét nghiệm :
+ Đường máu lúc đói.
+ Đường niệu 24h.
+ Chụp phổi.
+ Điện tim.
2. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân.
- Người bệnh sẽ không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng.
- Tăng sự hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị cho bệnh nhân.
3. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
* Xây dựng chế độ ăn hợp lý để làm bình thường hoá đường máu:
- Ăn giảm các chất có đường, thay vào là các loại đậu: đậu phụ, đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu nành, ăn nhiều chất xơ như rau xanh.
- Ăn tăng đạm với bệnh nhân gầy
- Hạn chế mỡ và phủ tạng động vật, giảm calo với những bệnh nhân béo, thừa cân.
- Ăn làm nhiều bữa.
- Không uống bia rượu và không ăn quả ngọt, nếu bệnh nhân thèm đường quá thì cho đường sacarin.
- Theo dõi bữa ăn hàng ngày xem bệnh nhân có thực hiện tốt không.
- Theo dõi cân nặng.
* Hạn chế các biến chứng cho bệnh nhân:
- Làm cho đường máu trở về bình thường bằng:
+ Thực hiện đ úng thuốc theo y lệnh:
Chú ý: Khi dùng thuốc hạ đường máu dạng uống cần theo dõi các biểu hiện dị ứng: ngứa, xạm da, giảm bạch cầu.
- Theo dõi đường máu. Theo dõi đường niệu 24h.
- Khuyên bệnh nhân: Vệ sinh thân thể, tắm gội thay quần áo hàng ngày nếu có mụn nhọt phải rửa sạch và băng vô khuẩn
+ Vệ sinh răng miệng, đánh răng, xúc miệng bằng nước muối 9‰. Khi có loét miệng thì lau miệng bằng khăn mềm.
+ Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày.
- Nếu bệnh nhân bị đau ngực, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch đau dây thần kinh thì ngoài chế độ ăn kiêng mỡ, ăn nhạt. Cần thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ
- Làm các xét nghiệm: Cholesterol, Tryglycerit, Điện tâm đồ.
* Tăng sự hiểu biết về bệnh tật và chế độ điều trị cho bệnh nhân: (GDSK)
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng chế độ ăn uống cho bệnh đái đường trong suốt thời gian điều trị tại viện cũng như khi ra viện.
- Khuyên bệnh nhân sau khi ra viện phải xét nghiệm đường máu và đường niệu thường xuyên để điều chỉnh thuốc.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm biến chứng và điều trị kịp thời.
- Khuyên những bệnh nhân béo bệu thì ăn hạn chế calo và tập thể dục thích hợp thường xuyên.
- Khuyên bệnh nhân thường xuyên vệ sinh thân thể để hạn chế nhiễm trùng.
4. DÁNH GIÁ CHĂM SÓC:
Bệnh nhân được coi là tốt khi:
- Đỡ đói, đỡ khát, đỡ đái nhiều.
- Đường máu dần trở về bình thường, hết đường niệu.
- Bệnh nhân đỡ mệt, tăng cân.
- Không bị hoặc hạn chế được các biến chứng

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VẾT THƯƠNG NHIỄM TRÙNG
Nhận định
• + Toàn trạng bệnh nhân ?
- Hỏi bệnh nhân :
• Nguyên nhân gây nên vết thương?Vết thương ngày thứ mấy ? đã được điều trị ?vị trÍ, diện tích vết thương? Mức độ nhiễm trùngcủa vết thương ?
* bệnh nhâncó đau nhức nhiều khỏng?Bệnh nhân lo lắng gì không
* chế độ ăn hằng ngày của BN ?
* Đại tiểu tiện của BN trong ngày?
- Thăm khám :
+ Da , niêm mạc ?,
+ Tình trạng Vết thương ?, , vết thương có thấm dịch.? Có hoại tử ?
. Lập kế hoạch chăm sóc:
- Chăm sóc vết thương bị hoại tử nhiễm trùng.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn./trong ngày
- Giảm đau, tâm lý với người bệnh.
- Thực hiện đúng y lệnh.của BS
- Phòng chống loét tì đè.
- Phục hồi chức năng cho người bệnh.
- chế độ dinh dưỡng thích hợp
- Chống táo bón .
- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà.
8. Thực hiện kế hoạch chăm sóc :
• Chăm sóc cơ bản :
- Đo dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày.
- Vệ sinh, rửa và thay băng vết thương ngày 1 lần, hay khi thấm dịch.
- Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
• Thực hiện y lệnh của thầy thuốc:
- Cho bệnh nhân dùng thuốc đúng theo y lệnh
• Theo dõi và đề phòng biến chứng :
- Theo dõi mức độ hoại tử của tổ chức da, lượng dịch thấm ra từ vết thương ( tính chất, màu sắc, mùi của dịch.).
- Theo dõi tình trạng nhiễm trùng của vết thương ( kiểm tra thân nhiệt thường xuyên, tình trạng đau.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
• Giáo dục bệnh nhân
- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách phòng chống loét bằng cách xoay trở người thường xuyên, xoa bóp vùng da bị tì đè.
- Hướng dẫn bệnh nhân cố gắng vận động các chi, gấp duỗi các khớp tránh cứng khớp, hướng dẫn người nhà cách hỗ trợ bệnh nhân xoay trở, vận động.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc da, vệ sinh da, thoa chất làm mề da. Hướng dẫn bệnh nhân một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cancil, sắt và các chất khoáng , cần uống nhiều nước để đề phòng sỏi niệu, chống táo bón.
9. Đánh giá :
- Bệnh nhân giảm đau sau khi dùng thuốc. đỡ lo lắng về tình trạng vết thương.
- Dấu hiệu sinh tồn ổn định.
- Vết thương không nhiễm trùng nặng thêm, bớt phù nề, được theo dõi thường xuyên.
- Bệnh nhân và người nhà đã biết cách tập vận động các chi, khớp.
- Bệnh nhân và người nhà yên tâm và hợp tác điều

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY
Nhận định
Hỏi bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh nhân thấy như:
- Bệnh nhân có cảm thấy khó chịu ở bụng, chán ăn, buồn nôn và không nôn? Các triệu chứng này xảy ra trước hay sau bữa ăn? Sau khi ăn nthức ăn kích thích hoặc uống một vài thứ thu ốcnào đó.
- Những triệu chứng này có liên quan đến tình trạng lo lắng Stress, dị ứng ăn nhiều hay quá nhanh không?.
- Các triệu chứng nay thuyên giảm thế nào ?
- Bệnh nhân đã bao giờ bị đau dạy dày chưa? Hoặc đả mổ trước đó chưa ?
- Bên cạnh việc hỏi người điều dưỡng cần phải quan sát và khám bệnh nhân để phát hiện ra các dấu hiệu :
sự nhạy cảm của bụng: Bụng mềm, cứng ;các điểm phản ứng ;các điểm đau .
các dấu hiệu mất nước: độ căng của da; Khô niêm mạc miệng..
các biểu hiện của rối loạn toàn thân mà các rối loạn này có li ên quan đến các triệu chứng của viêm dạ dày như tăng urê máu mạn tính , xơ gan
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC :
_Hướng dẩn bệnh nhân có chế độ ăn uống hợp lý
Bù đắp lại lượng nước đã nất do uống nước không đầy đủ , do nôn theo dỏi sớm để phát hiện ra các dấu hiệu mất nước
Thực hiện thuốc theo y lệnh
Chế độ nghỉ ngơi thích hợp
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC :
Bảo đảm chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân
Duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể
Theo dỏi để phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu đường tiêu hoá
Giúp bệnh nhân có sự hiểu biết về ăn uống
Chế độ thuốc men
Chế độ nghỉ ngơi phù hợp
ĐÁNH GIÁ:
Sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, người điều dưỡng phải có sự đánh giá các mục tiêu cần đạt được trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cụ thể ;
Về ăn uống :
Bệnh nhân phải ít dung các chất kích thích ( rượu ..thuốclá ) loại bỏ cafein trong đồ uống
Tránh ăn các thức ăn có gia vị như ớt .hại tiêu .lựa chọn các gia vị không có tính kích thích cho bửa ăn như bạc hà . rau mùi
Duy trì cân bằng dịch và điện giải:
Bệnh nhân được uống 1.5—2.5 lít nước trong 1 ngày
Truyền dịch 3lít/24 giờ nếu bệnh nhân không ăn uống được
Bệnh nhân đi tiểu ít nhất 1.5lít /24 giờ
-không có dấu hiệu mất nước :da căng niêm mạc miệng bình thường
Tăng lượng nước uống và thức ăn khi các triệu chứng giảm
-Bệnh nhân phải biết được những thức ăn đồ uống nên hạn chế đối với bệnh của mình
Cần có một danh sách những chất kích thích mà bênh nhân phải kiêng
Thực hiện ăn nhẹ. Ăn ít một. ăn làm nhiều bửa
uống thuốc theo chỉ định của thầy thuốc
Có chế độ nghỉ ngơi lao đông thích hợp

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỎNG
I –Nhận định:
*Tình trạng da ;
-Quan sát xem bệnh nhân bỏng độ mấy ?
- Diện tích bỏng? vị trí bỏng?bỏng độ mấy ?
*Tình trạng hô hấp tuần hoàn
*Tình trạng chung:
- Cần hỏi xem bệnh nhân bỏng vì lý do gì ?cách xử lý ban đầu ngay khi bị nạn .
- Theo dỏi tình trạng tri giác
- Đo lượng nước tiểu trong 24giờ (để đánh giá mức độ mất nước.giúp BS bồi trả nước điện giải )
- Xem hồ sơ bệnh án để biết mức độ bỏng , xét nghiệm , chỉ định thuốc và các yêu cầu khác (Để thực hiện kịp thời chính xác )
II – LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC :
*Phòng chống sốc : diện tích bỏng 20%)
-Tránh gây tổn thương đau đớn cho bệnh nhân
-Cắt bỏ quần áo nơi bỏng ( làm nhẹ nhàng. Tránh làm tuột da hay chảy máu nơi bỏng )
-Tìm một đường truyền thật tốt. để truyền dịch cho bệnh nhân
_Thực hiện ClS cần thiết theo y lệnh
Theo dỏi sát các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân .vì bỏng là một (cấp cứu kéo dài )
III-THỰC HIỆN KẾ HOACH CHĂM SÓC
-Điều dưỡng giúp bác sĩ trong việc phục hồi lai thăng bằng các chất dịch. Chống thiếu máu .ngăn ngừa nhiểm trùng , ngăn ngừa tình trạng suy nhược và sẹo co rút
- Thực hiên thuôc theo y lệnh
Săn sóc vết bỏng
Băng vết bỏng :
Băng kín :sau khi rửa sạch vết bỏng băng vết bỏng bằng băng vô trùng đây là phương pháp thường làm ở nơi không có phòng cho bệnh nhân bỏng vì điều kiện không có phòng vô trùng
Băng hở nếu phòng bệnh nhân được tiệc trùng
Săn sóc tổng quát bệnh nhân bị bỏng:
a- V ệ sinh phòng bệnh sạch sẻ . thoáng mát ,cần sát khuẩn thường xuyên
dráp giường .quần áo bệnh nhân phải được sát khuẩn ( tốt nhất được hấp ) . Giữ khăn trải giường luôn khô sạch . đề phòng loét xoay trở đệm lót vùng xương dể bị đè ép
b-vệ sinh cá nhân :giữ da bệnh nhân sạch sẽ .nhất là bộ phận sinh dục . nếu bênh nhân có đặt thông tiểu cần săn sóc kỹ hơn ngừa nhiễm trùng tiết niệu
c- Dinh dưỡng :nuôi dưỡng chiếm quan trong không kém săn sóc vết bỏng (thường khẩu phần ăn cần đầy đủ chất bổ .dể hấp thu )
d-Ngừa các biến chứng và di chứng sau bỏng
IV-ĐÁNH GIÁ CHĂM SÓC :
Bênh nhân bỏng được đánh giá chăm sóc tót khi :
- Vết bỏng mau lành và kh ông bị nhiễm trùng
- không để lại di chứng sau bỏng
- Bệnh nhân đi lại sinh hoạt bình thường

MỤC ĐÍCH , QUY TẮC CHUNG , PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG
*Mục đích :
- Để nhận định đánh giá tình trạng vết thương
-Để rửa thấm hút dịch, cắt lọc tổ chức hoại tử
- Đắp thuốc để điều trị khi cần
-Phòng ngừa nhiểm khuẩn ,giúp vết thương mau lành
*QUY TẮC CHUNG :
_ khi thay băng rửa vết thương ,BN được chuẩn bị chu đáo
- Phải chuẩn bị dụng cụ chu đáo , thuốc men đầy đủ
- Phải đảm bảo tốt công tác vô khuẩn , trong quá trình rửa vết thương
- Phải đi găng vô khuẩn
- Dụng cụ thay băng rửa vết thương chỉ dùng cho 1 người
- không được dùng dụng cụ thay băng cho nhiều người cùng một lúc
- Khi thay băng rửa vết thương phải thay vết thương sạch trước , vết thương có mủ sau
* PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG:
- Có 2 loại vết thương:
-Vết thương sạch :-vết thương khâu
- vết thương không khâu
-Vết thương nhiểm khuẩn : Biểu hiện tại chổ sưng ,nóng,tấy đỏ xung quanh vết thương và chân chỉ. BN có biểu hiện sốt hoặc không sốt

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN
1. Nhận định tình trạng bệnh nhân
Hỏi bệnh nhân:
- Tiền sử bệnh về chàm, dị ứng với thức ăn.
- Tiền sử về những đợt ho và cò cử.
- Tiền sử gần đây về nhiễm khuẩn.
- Tiền sử gia đình về dị ứng.
- Đk hoàn cảnh sinh sống và làm việc
- Có những triệu chứng về khó thở không? Khó thở có thành cơn không? Cơn khó thở thường xuất hiện vào khi nào? Thường kéo dài bao lâu? Có thường xuyên không? (số cơn/tuần,tháng). Khi khó thở có âm sắc gì bất thường không? Tư thế cho bệnh nhân khi khó thở thế nào?
- Bệnh nhân có ho không? Ho khan hay ho có đờm? Số lượng, mầu sắc, tính chất của đờm?
b)Quan sát theo dõi :
- Tình trạng toàn thân: thể trạng chung, tình trạng tinh thần (mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn…)..
- Tình trạng hô hấp :
+ Tần số thở, tính chất thở, sự co kéo các cơ hô hấp phụ, cánh mũi …
+ Tư thế bệnh nhân khi thở .
+ Ho và khạc đờm.
- Dấu hiệu sinh tồn : Mạch, Nhịp thở, Nhiệt độ, Huyết áp
- Các dấu hiệu khác : vã mồ hôi , lượng nước tiểu … sự đáp ứng với điều trị bằng thuốc hiện tại.
- Xem xét kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng.
2. Lập kế hoạch chăm sóc :
a)Giải quyết những vấn đề khó khăn của BN về :
- Hô hấp không hữu hiệu.
- Mất cân bằng kiềm toan.
- Mất thăng bằng điện giải-nước.
- Khả năng NK.
- Ngủ và nghỉ ngơi.
- Sự lo lắng
b.Giáo dục sức khỏe
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc :
a)Bệnh nhân hô hấp không hữu hiệu: liên quan đến sự co thắt cơ trơn PQ,phù nề niêm mạc và dịch nhầy.
- Y lệnh điều trị : thuốc giãn PQ , thuốc Corticosteroid …
- Thở oxy
Thực hiện hành động chăm sóc :
- Vỗ rung phổi.
- Dẫn lưu theo
Tập thở từng phân thùy.
- Hút đờm dãi.
- Đặt BN ở tư thế thích hợp thuận lợi cho hô hấp và loại bỏ dịch tiết.
- Tăng cường lượng dịch vào cơ thể để làm loãng dịch xuất tiết
Theo dõi sự thay đổi :
- Tình trạng hô hấp : tần số , chất lượng , biên độ thở (độ sâu).
- Sự đáp ứng với thuốc điều trị.
- SpO2 (nồng độ khí máu ĐM).
- Lưu ý : Khi cho BN thở oxy nhất là BN hen PQ mạn phải cảnh giác với sự ngừng thở.
b)BN bị mất thăng bằng kiềm toan do hô hấp không đủ
- Y lệnh : thuốc để cân bằng kiềm toan.
- Hô hấp hỗ trợ.
- Nồng độ các khí và độ pH trong máu động mạch.
C.BN mất thăng bằng dịch và điện giải :
Y lệnh : truyền dịch và điện giải theo chỉ định.
- Khuyến khích BN uống nhiều nước
- Lập bảng cân bằng dịch hàng ngày, ghi chép chính xác.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
- Cân bệnh nhân hàng ngày.
- Phát hiện tình trạng mất nước: da, niêm mạc, dấu hiệu khát nước, mất nước, tinh thần của BN, tỷ trọng nước tiểu , số lượng nước tiểu . Các chỉ số thể tích tuần hoàn: Mạch, Huyết áp động mạch. Các kết quả xét nghiệm : điện giải đồ , hematocrit.
d)Khả năng NK (bội nhiễm) của BN :
- Y lệnh : dùng KS theo chỉ định.
- Nếu sốt cao : theo dõi To cơ thể 2-4h/lần
+ Dùng thuốc hạ sốt nếu To >38,5.
+ Chườm ướt và các biện pháp hạ sốt khác.
+ Khuyến khích BN uống nhiều nước.
- Theo dõi sự tăng thân To , sự thay đổi màu sắc của đờm , các kết quả XNo . Số lượng bạch cầu , công thức bạch cầu , nước cấy dịch tỵ hầu , đờm , máu và chụp phim phổi.
e)Nhu cầu ngủ và nghỉ của BN bị ảnh hưởng :
- Y lệnh : dùng thuốc an thần nhẹ theo chỉ định.
- Chăm sóc : đặt BN nằm buồng riêng , yên tĩnh , hạn chế tiếng động , sự gây ồn và nững kích thích về cảm giác do khách thăm , nhân viên chăm sóc và các nhân viên y tế khác.
- Áp dụng những động tác làm BN Ddễ ngủ : xoa bóp , an ủi tâm sự …
- Hạn chế / loại trừ những yếu tố gây stress cho BN.
f)Sự lo lắng của BN về bệnh tật
- Y lệnh : giảm bớt triệu chứng.
- Chăm sóc :
+ Thiết lập mối quan hệ tin tưởng với BN.
+ Động viên an ủi BN , luôn có mặt trong cơn hen.
+ Giải thích cho BN hiểu về bệnh tật.
- Lập kế hoạch cho BN lúc nghỉ ngơi.
- Theo dõi :
+ Sự thay đổi về biểu hiện trên nét mặt.
+ Sự thay đổi tính tình , thái độ.
E.Giáo dục SK
- Kiểm soát chặt chẽ môi trường để giảm càng nhiều yếu tố gây dị ứng càng tốt.Đặc biệt trong phòng ngủ và trong nhà : không dùng đồ len , da , lông , hạn chế khói bụi ,không nuôi những con vật : mèo , chim chó , không trồng những cây có phấn hoa.
- Hạn chế yếu tố gây stress làm BN căng thẳng , lo lắng , cáu giận.
- Tăng cường rèn luyện nâng cao SK , duy trì dinh dưỡng , uống đủ nước , chế độ ngủ nghỉ , vận động hợp lý .
- Tránh ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi trường ở bên ngoài quá ô nhiễm.
- Tích cực thực hành tập thở , tập làm giãn nở phổi , tập ho …
- Không hút thuốc .
- Không dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc giãn PQ.
- Đi khám bệnh ngay khi có sự bất thường về hô hấp hoặc các NK khác.
- Không chữa khỏi được hen PQ nhưng có thể kiềm chế được nó
4. Lượng giá
- Chức năng hoạt động hô hấp trong giới hạn bình thường . -Thăng bằng kiềm-toan được duy trì (pH máu ở giới hạn bình thường).
- Dịch và điện giải được duy trì thăng bằng trong cơ thể : cân nặng nhẹ trong giới hạn bình thường , các chất điện giải ở trong máu ở giới hạn bình thường.
- Không bị bội nhiễm khuẩn, không bị các biến chứng.
- BN nghỉ và ngủ đủ.
- Giảm mức độ lo lắng , sợ hãi biểu hiện qua thái độ của BN.
- Hiểu và thực hiện được những hành động để phục hồi SK , khống chế được bệnh

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT
Nhận định:
Tình trạng hô hấp
- Quan sát da móng tay, chân.
- Đếm nhịp thở, kiểu thở.
- Tình trạng tăng tiết.
- Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp dẫn lưu hô hấp thông khí, thở oxy
Tình trạng tuần hoàn.
Mạch, huyết áp, theo dõi 15phútt/ lần, 30 phút, 1 giờ, 3 giờ/ lần.
Tình trạng chung.
- Đo nhiệt độ: có khuynh hướng giảm mạch nhanh, nhỏ, HA giảm dể dẫn đến tình trạng shock.
- Theo dõi dấu xuất huyết: Nhiều dạng khác nhau.
+ xảy ra sau thủ thuật.
+ Xuất huyết ngoài da.
+ Xuất huyết niêm mạc.
+ Xuất huyết não, màng não.
- Giai đoạn hạ nhiệt từ ngàyy thứ 3-5: Shock.
+ Mạch nhanh nhẹ, không bắt được
+ HA thấp, kẹp.
+ Các chi mát lạnh, tím đầu chi.
+ Theo dõi nước tiểu 24 giờ ( nước tiêu giảm ).
- Theo dõi tri giác: li bì, vật vã, lơ mơ, co giật. Nếu điều trị đúng mức trong 24- 48 giờ kéo qua tình trạng shock , bệnh nhân phục hồi.
- Xem bệnh án để biết :
+ Chẩn đoán
+ Chỉ định thuốc.
+ Xét nghiệm
+ Các yêu cầu theo dõi khác.
+ Có kế hoạch chăm sóc thích hợp, kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm.
+ Yêu cầu dinh dưỡng: có thể cho ăn bằng đường miệng? nếu bệnh nhân hôn mê có thể cho ăn bằng ống thông dạ dày.
Lâp kế hoạch chăm sóc:
Bảo đảm thông khí
Theo dỏi tuần hoàn
Theo dỏi xuât huyết
Thực hiện y lệnhcủa bác sĩ
Theo dỏi dấu hiệu sinh tồn phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp xử lý
-Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.
-Hướng dẩn nội quy, GDSK
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Bảo đảm thông khí.
- Đặt BN nằm đầu ngửa,đầu nghiêng một bên.
- Bóp bóng Ambu nếu có cơn khó ngừng thở.
- Cho thở oxy tùy tình trạng bệnh nhân
- Theo dõi nhịp thở tình trạng tăng tiết sự tím da, môi và đầu ngón tay.
- Hút đờm nhớt.
Theo dõi tuần hoàn.
- lấy M, nhiệt độ, HA, tiếp cận bệnh nhân báo cáo Bs.
- Chuẩn bị dịch truyền, thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền để thực hiện y lệnh của Bs.
- Bn tỉnh cho uống ORS càng nhiều càng tốt.
- Theo dõi, mạch, nhiệt độ, huyết áp, 15phut1/lần, 30 phút, 1 giờ, 3 giờ/lần. ( có dấu hiệu tiền shock vào ngày thứ 3; 4; 5 ).
Theo dõi xuất huyết:
Dây thắt ( + )
Vết bầm tím, chảy máu nơi tiêm
Nốt xuất huyết ở cẳng tay, chân,.gan bàn tay, chân.
Theo dõi dấu hiệu xuất huyết nội tạng, đau bụng, bụng chướng, ói máu, phân đen. Đánh giá số lượng máu mất, tính hất máu?
Thực hiện các y lệnh của Bác sĩ
Thuốc: không dùng Aspirin.
Lấy máu để theo dõi hồng cầu, tiểu cầu, máu chảy, máu đông, làm huyết thanh chẩn đoán.
* Theo dõi tình trạng cô đặc máu; quan trọng hướng dẫn điều trị, phản ánh mức độ thoát huyết tương.
- Theo dõi các chất bài tiết: chất nôn, nước tiểu…
- Theo dõi tình trạng tri giác.
- Sốt xuất huyết không shock.
- Sốt xuất huyết có shock: đáng giá diễn tiến của bệnh nhân, có shock hôn mê là tiên lượng nặng.
- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
- Gây xuất huyết và toan huyết.
Chăm sóc hệ thống các cơ quan
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, hòng thoáng hạn chế cử động.
- Lau mát nếu có sốt cao.
- Co giật: cho thuốc an thần?
- Hạn chế thủ thuật gây chảy máu.
- Chọc dò thoát dịch nếu có tràn dịch màng phổi, màng bụng lượng nhiều để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp.
- Tiếp tục theo dõi các dấu hiệu báo động: bứt rứt, đờ đẫn, đau bụng cấp, lạnh tay chân, da ửngđỏ, tiểu ít.
- Vệ sinh răng hàm mặt, tai, da….
- Tẩy uế các bài tiết.
- Nuôi dưỡng: Uống sữa, súp, nước trái cây cho ăn thành nhiều bữa.
- Nặng: truyền dịch và thông dạ dày.
Trợ tim mạch, thuốc vận mạch ( Dopamin ).
Thở oxy chống xuất huyết tiêu hóa
Chú ý: dịch truyền đủ mà không quá tải.
Dự phòng
Theo dõi các trường hợp có shock
Theo dõi và diệt Aedes aegypti
Diệt lăng quăng
Chỉ số Bretau chỉ số nhà có lăng quăng

CÁCH THEO DÕI VÀ GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN
BỆNH ÁN:
Bệnh án là hồ sơ chuyên môn chủ yếu của bệnh nhân qua đó thầy thuốc có thể hiểu được về hoàn cảnh gia đình, tình hình tư tưởng bệnh tật, quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, sự diển biến của bệnh nhân. Bệnh án gồm hai phần chính sau:
CÁCH THEO DÕI VÀ GHI CHÉP.
Phần chuyên môn: Bác Sĩ ghi chép.
Bảng theo dõi mạch nhiệt độ:
- Dùng kết hợp với bảng theo dõi chăm sóc bệnh nhân hoặc kế hoạch chăm sóc.
Thủ tục hành chính:
- Điều dưỡng viên khi tiếp nhận bệnh nhân vào viện. Mỗi bệnh án kèm theo một bảng theo dõi mạch nhiệt, người điều dưỡng phải ghi đầy đủ vào các phần: bệnh viện, khoa, phòng, họ tên bệnh nhân, tuổi, giới, chẩn đoán.
Cách ghi và kẻ trên bảng:
- Ghi rõ: ngày, tháng, sáng, chiều.
- Mạch: dùng ký hiệu dấu chấm màu đỏ (.) trên biểu đồ, đường nối dao động giữa 2 lần đo mạch dùng bút màu đỏ.
- Nhiệt độ: dùng ký hiệu dấu chấm màu xanh (.) trên biểu đồ. Đường nối dao động giũa 2 lần đo nhiệt độ dùng bút màu xanh.
- Nhịp thở: huyết áp dùng bút màu xanh ghi các chỉ số vào biểu đồ.
- Các theo dõi khác ghi vào 6 dòng trống dưới biểu đồ mạch nhiệt tùy theo y lệnh theo dõi và tính chất bệnh nhân và ghi rõ thêm.
- Điều dưỡng viên ký tên sau khi đã thực hiện đầy đủ các mục trên.
- Không khoanh tròn cột mạch, nhiệt độ.
Lưu ý: Ngoài những thông số theo dõi trong bảng.Trong những trường hợp cần thiết, điềuu dưỡng viên teo dõi bệnh nhân phải mô tả vào bệnh án những dấu hiệu, triệu chứng, nhưng diễn biến bất thường hoặc làm rõ thêm các thông số đã ghi trong bảng.
Phiếu theo dõi và chăm sóc bệnh nhân:
- Dùng cho tất cả các bệnh nhân nằm viện ( trừ bệnh nhân hộ lý cấp I, II ).
- Ghi đủ và ghi rõ vào các phần: Bệnh viện, khoa phòng, giường, họ tên BN, tuổi giới, chẩn đoán.
- Khi chăm sóc bệnh nhân phải ghi ngày giờ rõ ràng.
- Ghi tất cả các diễn biến bất thường của bệnh nhân trong ngày ( 24 giờ ).
- Ghi rõ cách xử trí và chăm sóc sau mỗi diễn biến xảy ra.
- Sau khi chăm sóc bệnh nhân phải ghi rõ tên người thực hiện.
Bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ( Dùng cho bệnh nhân hộ lý cấp I, II ).
- Ghi rõ, đầy đủ vào các mục: Bệnh viện, khoa, phòng, giường, họ tên Bn, tuổi, giới, chẩn đoán.
- Cột ngày giờ: ghi giờ, ngày rõ ràng.
- Cột nhận định tình trạng bệnh nhân: Ghi rõ tình trạng bệnh nhân thay đổi trong ngày.
- Cột kế hoạch chăm sóc: người điều dưỡng lập ra kế hoạch thực hiện trên bệnh nhân dựa vào nhận định ban đầu, lập kế hoạch theo thứ tự ưu tiên ( nặng trước nhẹ sau ).
- Cột thực hiện kế hoạch: Ghi lại tất cả hành động chăm sóc và xử trí của người điều dưỡng đối với bệnh nhân.
- Cột đánh giá: ghi lại tình trạng bệnh tại thời điểm đánh giá, có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu chăm sóc không. Nếu kết quả chưa tốt phải xem lại kế hoạch và mục tiêu chăm sóc BN.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CLS
2. CHUẨN BỊ CHO BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CLS
Gồm có cụ thể cho từng loại xét nghiệm như sau :
2.1 Chuẩn bị bệnh nhân CHIẾU CHỤP X quang
- Kỹ thuật: Có hai kỹ thuật
a) Chiếu, chụp thẳng qua cơ quan không chuẩn bị.
b) Chiếu, chụp một cơ quan sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc, uống thuốc, bơm thuốc cản quang vào cơ quan đó, barite, chụp hệ thống tiêu hóa...).
Các khối phân cứng trong đại tràng.
- Các hóa chất, các thuốc dùng:
+ Các thuốc bôi lên da (da liễu), các thuốc màu.
+ Các thuốc cản quang như Bismuth.
3 Các nguyên tắc chung
• Giải thích phương pháp LÀM X quang cho bệnh nhân. Ðể bệnh nhân có sự cộng tác tốt trong khi tiến hành kỹ thuật.
• - Ðã đăng ký lịch cụ THỂ (NGOÀI GIỜ) VỚI PHÒNG X quang.
• - Các việc chuẩn bị phải được đảm bảo tốt, có thể tiến hành kỹ thuật theo yêu cầu của mỗi phương cách như:
• Bệnh nhân được mặc ÁO QUẦN THUẬN TIỆN CHO VIỆC CHIẾU X quang.
• Ðiều dưỡng viên của KHOA ÐƯA BỆNH NHÂN ÐI LÀM X quang xong và chuyển bệnh nhân trở về khoa
• - Ghi hồ sơ điều dưỡng.
a) Chụp dạ dày và tá tràng
1.4 Chuẩn bị bệnh NHÂN LÀM X quang cho từng bộ phận
a) Chụp dạ dày và tá tràng:
Nhiệm vụ của điều dưỡng viên:
- Từ 3 hôm trước khi LÀM X quang không cho bệnh nhân uống thuốc có chất cản quang.
- Chiều ngày hôm trước cho bệnh nhân ăn nhẹ (cháo đường).
b) Chụp ruột kết đại tràng
• Trước khi làm X QUANG một ngày cho bệnh nhân ăn nhẹ.
- Chiều tối hôm trước bệnh nhân được thụt tháo đại tràng một lần.
- Sáng hôm làm X QUANG bệnh nhân được thụt tháo lần thứ 2 (với 1-1,5l nước cho pha 15g muối.
b) Chụp ruột kết đại tràng
- Tại khoa X QUANG bệnh nhân được thụt baryte vào đại tràng qua đường hậu môn để chụp phim.
- Sau khi chụp phim bệnh nhân thường muốn đi đại tiện ngay vì chất thụt kích thích nên phải có sẵn bô (hoặc đi vào nhà vệ sinh của khoa X Q
2.2 Chuẩn bị bệnh nhân làm chẩn đoán siêu âm
• b) Chuẩn bị bệnh nhân:
• Báo và giải thích trước cho bệnh nhân về mục đích của khám chẩn đoán siêu âm.
• Nếu bệnh nhân siêu âm: bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng, thai (dưới 3 tháng): cần cho bệnh nhân uống trước nhiều nước (trước 1-2 giờ) và không đi tiểu để bàng quang căng to (để đẩy các cơ quan tiêu hóa lên phía trên).
Chuẩn bị bệnh nhân đo điện tim
Báo và giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm
- Nếu trẻ nhỏ, không hiểu biết, khó điều khiển: cần cho uống thuốc an thần để bệnh nhân nằm yên rồi mới làm.
• Người bệnh tỉnh táo: giải thích kỹ thuật không gây đau, không ảnh hưởng đến cơ thể cần thiết phải làm để giúp cho quá trình điều trị. Bệnh nhân phải bỏ các vật dụng kim khí trong người ra: đồng hồ, chìa khóa... nghỉ ngơi trước khi ghi điện tim ít nhất 15 phút.
• - Ðể bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên giường.
CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM CÁC XÉT NGHIỆM
Báo và giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm.CTM ( bn không cần nhịn ăn)
- Xét nghiệm sinh hóa máu thì điều dưỡng dặn bệnh nhân nhin ăn sáng và không lao động nặng trước khi làm xét nghiệm . Trừ trường hợp đặc biệt không cần nhịn ăn sáng

CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY
I- Mục đích
Một trong những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi cá nhân là được cung cấp đủ oxy mọi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp oxy để chuyển hóa, dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cần thiết cho sự hoạt động cửa cơ thể. Nếu không có oxy thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 giây nếu không được cung cấp oxy TRUNG TÂM HÔ HẤP Ở hành não điều hòa tần số hô hấp. Trung tâm này rất nhạy cảm với nồng độ khí carbonic (CO2) và oxy (O2) ở TRONG MÁU, ÐẶC BIỆT LÀ NỒNG ÐỘ CO2. Khi nồng độ CO2 trong máu tăng lên thì hô hấp tăng lên về tần số và biên độ để tăng đào thải khi thừa.
- Tần số hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là khoảng 40 LẦN/PHÚT.
- ÔÛ trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là KHOẢNG 30-35 LẦN/PHÚT.
- Ở trẻ lớn tần số hô hấp KHOẢNG 25-30 LẦN/PHÚT.
- ÔÛ người lớn tần số hô hấp khoảng 14-22 lần/phút.
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh đường hô hấp thương có biểu hiện khó thở dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Mỗi điều dưỡng viên phải rất cảnh giác. Thận trọng khi có những vấn đề về hô hấp xảy ra và khi xử trí những vấn đề đó.
III- Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy.
- Bệnh nhân kêu khó thở. Bệnh nhân thường kêu: “tôi không thở được” hoặc “tôi cảm thấy là bị nghẹt thở”.
- Bệnh nhân thường phải ngồi dậy để thở.
- Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn.
- Vật vã kích thích.
- Giảm thị lực.
- Trí nhớ giảm, có thể lẫn lộn
- Giảm trương lực và sự phối hợp của cơ.
- Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể
- Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.
- Xét nghiệm phân tích khí máu động mạch thấy PaCOa tăng PaO2 giảm.
V- Nguyên tác sử dụng oxy.
1. Sử dụng đúng lưu lượng.
- Sử dụng lưu lượng oxy theo chỉ định và phương pháp thích hợp (vì lượng oxy vừa đủ thì có tác dụng cứu sống người bệnh) nhưng lượng oxy quá nhiều thì có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
2. Phòng tránh nhiễm khuẩn.
- Dụng cụ vô khuẩn
- Thay ống thông và đổi bên lỗ mũi 8 giờ/1ần
- Vệ sinh miệng cho bệnh nhân 3-4 giờ/1ần
- Luôn giữ ống thông khô (tránh tắc ống)
3. Phòng tránh khô đường hô hấp.
- Làm ẩm oxy bằng dung dịch sạch
- Ðộng viên bệnh nhân thường xuyên uống nước (uống ít một mỗi lần hoặc nhấp giọng nhiều lần.

THÔNG TIỂU
Mục đích
Thông tiểu là phương pháp dùng ống thông đưa qua niệu đạo vào bàng quang để lấy nước tiểu ra ngoaì và điều trị bệnh.
2. Chỉ định.
- Bí đái
- Thông tiểu trước khi mổ, trước khi đẻ
- Bệnh nhân hôn mê
- Lấy nước tiểu xét nghiệm tìm vi khuẩn để chẩn đoán các bệnh về hệ tiết niệu.
3. Chống chỉ định:
- Nhiễm khuẩn niệu đạo
- Giập rách niệu đạo.
- Chấn thương tuyến tiến liệt....
- Nếu thông có thể gây tổn thương thêm niệu đạo.
II- Các điểm cần lưu ý khi thông tiểu:
Dụng cụ (nhất là ống thông) phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và vô khuẩn.
- Ðộng tác phải nhẹ nhàng (tránh thô bạo) nếu vướng mắc phải làm lại hoặc bảo bệnh nhân há miệng thở đều để giảm co thắt niệu đạo.
- Phải lấy nước tiểu giữa bãi (nếu cần lấy nước tiểu thử vi khuẩn) nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô khuẩn.
- Không để lưu ống thông quá 48 giờ.
- Không thông đái nhiều lần trong ngày.
- Nếu bệnh nhân bí đái phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang sẽ làm giảm áp lực đột ngột và gây chảy máu.
- Theo dõi bệnh nhân trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và cách xử trí

CÁCH LẤY NƯỚC TIỂU TRONG 24H ĐỂ LÀM XÉT NGHIỆM
Nguyên tắc:
- Dặn bệnh nhân phải lấy đủ nước tiểu trong 24h kể cả lúc đi đại tiện.
- Phải có hóa chất để giữ nước tiểu khỏi hỏng.
- Dụng cụ để tiến hành thủ thuật phải đủ (phải sạch)
- Phải lắc đều nước tiểu thu được (tổng cộng số lượng) trong 24 giờ rồi lấy vào bình đưa đến phòng xét nghiệm.
Cho sẵn hóa chất giữ nước tiểu với một lượng tương đương với 1/2 lít nước tiểu rồi sau đó sẽ cho thêm dần theo số lượng nước tiểu tiếp.
- Nếu bắt đầu từ 9 giờ sáng thì cho bệnh nhân đi tiểu ra ngoài hố tiểu và từ bãi sau dặn bệnh nhân tiểu vào bô đã có chất giữ nước tiểu khỏi hỏng và đậy nắp bô lại.
- Dặn bệnh nhân thu cả nước tiểu lúc đi đại tiện và đổ vào bô cho đến 9 giờ sáng hôm sau (đủ 24 giờ) dặn bệnh nhân đi tiểu lần cuối cùng vào bô.
Ghi số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ vào hồ sơ, phiếu theo dõi, phiếu xét nghiệm.
- Lắc đều tất cả số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ
- Sau khi lắc đều xong lấy 500ml cho vào bình thủy tinh vô khuẩn và ghi phiếu xét nghiệm: Họ và tên bệnh nhân, số giường buồng, tổng số lượng nước tiểu trong 24 giờ.
- Ðưa đến phòng xét nghiệm
- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch và để vào nơi quy định
-CÁCH THEO DỎI ÔNG THÔNG TIỂU :
_ Theo dỏi các dấu hiệu sinh tồn M , T., HA Nhịp thở hàng ngày để phát hiện nhiểm khuẩn ngược dòng
--Theo dỏi về màu sắc, số lượng,tính chất nước tiểu
-Theo dỏi sự xuất tiết dịch ở niệu đạo; phải giử vệ sinh lau rửa hàng ngày ; chú ý khi vệ sinh phải kẹp ống thông
- Điểm nối giữa đầu ống thông với túi dẩn lưu nước tiểu phải bọc bằng gạc vô khuẩn
- Túi đựng nước tiểu treo ở thành giường BN không được để chạm và ở dưới sàn nhà
- Tháo nước tiểu khi túi đầy
- Khi vận chuyển BN phải xả hết nước tiểu
- Hệ thống dẩn lưu nước tiểu là hệ thống kín không được tháo chổ nối giữa ống thông và hệ thông dẩn lưu nước tiểu ngay cả khi cầ n XN Nước tiểu

KỸ THUẬT CHO BỆNH NHÂN UỐNG THUỐC

Chỉ định và chống chỉ định:
Chỉ định
Áp dụng cho tất cả Bn có thể uống đươc và uống các loại thuốc không bị dịch tiêu hoá phá huỷ.
Chống chỉ định:
Bn mê man- ø hôn mê.
Bn bị nôn liên tục.
Bn bị bệnh thực quản.
Bn tâm thần không chịu uống thuốc.
Những điều cần biết khi cho Bn uống thuốc đặc biệt:
Khi cho Bn uống 1 số thuốc đặc thuốc đăc biệt như:
Thuốc Digitalis: phải đếm mạch trước khi cho uống.
Khi cho Bn uống Aspirin phải uống lúc no ( sau khi ăn ) và không uống chung với các loại thuốc có tính chất kiềm.
Các loại thuốc có tính acid làm hại men răng cần pha loãng và cho Bn uống qua ống hút.
Mùi vị 1 số thuốc có thể làm Bn nôn nên cho Bn ngậm nước đá trứơc khi uống vài phút.
Thuốc dầu sau khi uống xong nên cho Bn uống nước chanh hay nước cam.
Những điều cần lưu ý khi cho BN uống thuốc:
Đọc cẩn thận chỉ định điều trị, nếu có gì không rõ ràng cần phải hỏi lại, tuyệt đối không tự ý sửa chữa.
Phải hết sức chú ý trong lúc lấy thuốc, để tránh nhầm lẫn, phải thực hiện đúng chế độ: 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.
3 kiểm tra: Họ tên Bn, Tên thuốc, Liều thuốc
5 Đối chiếu: Số giường, số buồng, Nhãn thuốc, Chất lượng thuốc, Đường dùng, Thời gian sử dụng thuốc.
- Nếu có phạm sai lầm trong lúc thực hiện thuốc cho Bn phải thành thật báo cáo cho Bác sĩ biết để xử trí kịp thời.
- Theo dõi tác dụng của thuốc, phản ứng của thuốc ( nếu có ).
- Chỉ ghi những thuốc do chính tay mình cho Bn uống.

PHƯƠNG PHÁP CẤP CƯÚ BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP- NGỪNG TUẦN HOÀN
I- Phương pháp ép tim ngồi lồngg ngực:
Mục đích:
- Ép tim ngoài lồng ngực làø một thủ thuật áp lực mạch, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới của xương ức. Tim được ép giữa xương ức và xương sống nằm ở phía sau, giúp cho sự lưu thông máu giữa tim, phổi, não và các tổ chức khác của cơ thể, đồng thời kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập.
- Eùp tim ngoài lồng ngực có hiệu quả hơn nếu tiến hành kết hợp với hô hấp nhân tạo.
Kỹ thuật tiến hành:
Chuẩn bị dụng cụ:
Một tấm ván, hoặc mặt phẳng lớn hơn lưng của Bn.
Tiến hành:
Đặt Bn nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, chân cao hơn đầu.
Ngưới cấp cứu quỳ bên cạnh Bn ( ngang tim )
Đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, hướng sang bên trái, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, 2 tay duổi thẳng hai vai hướng thẳng vào hai tay. Phải xác định rõ vị trí trước khi đặt tay lên ngực Bn.
Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của BN nhịp nhàng, liên tục 60- 80lần/phút.
Kiên trì ép cho đến khi tim đập lại. Khi cần thiết có thể thay người khác, nhưng đảm bảo liên tục.
Trong khi cấp cứu phải theo dõi sắc mặt, mạch, huyết áp, đồng tử của Bn.
+ Sau 60 phút tim không đập trở lại, đồng tử giãn to thì ngưng cấp cứu.
+ Khi tim đập trở lại, toàn trạng ổn định, cho Bn nằm thoải mái, đắp ấm và tiếp tục theo dõi DHST của Bn.
Ghi hồ sơ:
Tình trạng Bn trước trong và sau khi ép tim.
Thời gian tiến hành.
- Tên người tiến hành.
Những điểm cần lưu ý:
Cấp cứu ép tim ngoài lồng phải được tiến hành ngay tức khắc, tại chổ và liên tục.
- - Trong khi tiến hành tay của người cấp cứu không được nhắc rời khỏi lồng ngực nạn nhân ( đề phòng sai vị trí tay ) ép 80lần/1 phút.
Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi chỉ cần dùng 1 tay ép từ 80- 100 lần/1 phút.
II-Kỹ thuật bóp bóng ambu:
1. Mục đích: Đưa 1 lượng không khí qua bóng ambu vào phổi người bệnh bằng cách áp mặt nạ của bóng vào miệng và mũi của người bệnh rồi bóp bóng.
2. Chỉ định:
- Ngừng tuần hoàn tuần hoàn gây chết lâm sàng.
- Ngừng thở, ngưng tim đột ngột do điện giật, ngạt nước, ngộ độc thuốc ngủ, thuốc phiện…
- Sơ sinh bị ngạt do đẻ khó, ngạt nước ối.
- Suy hô hấp cấp nguy kịch.
- Liệt hô hấp do các nguyên nhân khác.
3. Chống chỉ định:
- Không có trường hợp nào chống chỉ định
4. Kỹ thuật tiến hành:
a. Chuẩn bị dụng cụ:
- Bóng Ambu và mặt nạ cho người lớn hay trẻ em ( tuỳ từng bệnh nhân ).
- Bình oxy ( nếu có ).
- Nơi làm thủ thuật tại nơi xảy ra tai nạn.
b. Tiến hành:
- Làm thông đường hô hấp trên, hút đàm nhớt nếu cần.
- Dùng 1 nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía bên má để miệng Bn mở ra.
- Nới rộng áo, quần, thắt lưng…
- Người bệnh nàêm ngửa ưởn cổ, kê gối dưới vai.
- Người cấp cứu đứng hoặc quỳ 1 bên ngang đầu Bn.
- Gắn hệ thống oxy vào van bóng ambu, mặt nạ của bóng ambu phải được kín vào miệng và mũi của Bn.
- Người cấp cứu một tay giữ kín mặt nạ, một tay bóp bóng, đồng thời quan sát lồng ngực Bn xem có phồng lên, xẹp xuống theo nhịp bóp bóng không.
- Phải đảm bảo mặt nạ của bóng kín với miệng và mũi của Bn. Lúc bắt đầu bóp bóng nên bóp tiếp 5 lần liền để phổi Bn có nhiều oxy. Nếu không thấy lồng ngực của Bn phồng lên trong lúc bóp bóng thì phải kiểm tra lại tư thế của đầu và cằm xem đường hô hấp có thông không.
- Tiếp tục bóp bóng 15- 20lần/phút đối với người lớn, 20- 25lần/phút đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bóp bóng cho đếân khi Bn tự thở lại được. Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác không được để gián đoạn.
- Lấy gối dưới vai ra, cho Bn nằm lại tư thế thoải mái và đắp ấm.
- Theo dõi sát DHST và chăm sóc Bn cho đến khi tình trạng ổn định.
- Lau sạch miệng và mặt cho Bn.
c. Thu dọn dụng cụ:
- Thu dọn dụng cụ cần thiết để dem tiệt khuẩn và xử lý chất thải đúng nơi quy định.
d. Ghi hồ sơ:
- Tình trạng Bn trứơc, trong và sau khi bóp bóng.
- Thời gian bóp bóng.
- Tên người thực hiện.
e. Những điểm cần lưu ý:
- Kỹ thuật bóp bóng cần được thực hiện ngay tức khắc, tại chổ và liên tục.
- Trong khi thổi ngạt phải đồng thời theo dõi DHST, đồng tử của Bn đề kết hợp đánh gía tình trạng Bn.
- Đối với trẻ nhỏ cần bóp bóng với nhịp nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn.
- Luôn luôn đảm bảo đường thở được thông suốt.
III- Phối hợp ép tim và bóp bóng:
Khi xác định 1 Bn ngừng tuần hoàn, người ĐD cần làm theo các bước sau:
Để Bn nằm trên nền cứng.
b.Khai thông đường hô hấp.
Để Bn nằm ngửa đầu tối đa.
Hút đờm giãi, lấy dị vật ( răng giả ) trong miệng Bn.
c. Dùng nắm đấm bàn tay đấm 5 lần vào giữa điểm 1/3 dưới xương ức với độ cao tay đấm 50 cm. Ngay sau khi đấm, bắt mạch bẹn hoặc cổ nếu thấy có mạch thì đấm tiếp tục ( thay ép tim ) với tần số 60- 80lần/ phút.
d. Bóp bóng ambu tần số 15- 20lần/phút.
e. Phối hợp giữa ép tim và bóp bóng:
* Phương pháp chỉ có 1 người: bóp bóng 2 lần rồi ép tim 15 lần, làm như vậy ép với tần số 80lần/phút.
* Phương pháp 2 người: 1 người bóp bóng, 1 người ép tim phối hợp nhịp nhàng sao cho ép tim và bóp bóng không được tiến hành cùng 1 lúc. Cứ 5 lần ép tim thì 1 lần bóp bóng. Tần số ép tim 60- 80lần/phút.
- Trong khi cấp cứu phải theo dõi sắc mặt, mạch, huyết áp, đồng tử của Bn.
+ Nếu xử trí đúng quy trình mà tim không đập lại, đồng tử giãn to sau 60 phút thì ngừng cấp cứu.
+ Khi tim đập trở lại, toàn trạng ổn định, cho Bn nằm thoải mái, đắp ấm và tiếp tục theo dõi DHST của Bn.
f. Thu dọn dụng cụ:
- Thu dọn dụng cụ cần thiết để dem tiệt khuẩn và xử lý chất thải đúng nơi quy định.
g. Ghi hồ sơ:
- Tình trạng Bn trứơc, trong và sau khi cấp cứu.
- Thời gian tiến hành.
- Tên người thực hiện.
h. Những điểm cần lưu ý: .
- Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác không được để gián đoạn.
- Trong khi cấp cứu phải đồng thời theo dõi DHST, đồng tử của Bn đề kết hợp đánh gía tình trạng Bn

CHO BỆNH NHÂN THỞ KHÍ DUNG
- .Mục đích
Đưa thuốc trực tiếp vào các hốc mũi , xoang ,họng , thanh quản dưới dạng những hạt thuốc rất nhỏ . Chính vì vậy các loại thuốc dùng trong khí dung cần đạt những tiêu chuẩn nhát định
• Các bước tiến hành
chuẩn bị Dụng cụ : huyết áp , ống nghe
2
Máy phun khí dung có đấy đủ hệ thống phun , thuốc theo y lệnh , bơm tiêm , bông cồn, khăn sạch , túi đựng đồ bẩn.
chuẩn bị bệnh nhân . Báo và giải thích cho bệnh nhân việc sắp làm
II. Quy trình kỷ thuật
1. Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng loại thuốc đã pha sẵn thì không cần dùng nước muối
2. Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng thuốc (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc cùng với nước muối. Có thể dùng loại đã phân sẵn từng liều nhỏ trong ống nhựa.
3. Nối mặt nạ hoặc ống thở miệng vào cốc đựng thuốc.
4. Ðặt mặt nạ lên mặt và chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên miệng.
5. Mở công tắc máy.
6. Thở chậm và sâu bằng miệng (hít vào sâu, ngưng lại 1-2 giây rồi thở ra) cho đến khi hết thuốc trong cốc đựng, trung bình khoảng 10-20 phút.
7. Thu dọn dụng cụ .
8. Ghi hồ sơ
NHỮNG VẤN ÐỀ CẦN LƯU Ý
Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy phun khí dung bao gồm ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng hầu họng, kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung.
CÁCH BẢO QUẢN MÁY PHUN KHÍ DUNG
Việc bảo quản các dụng cụ sau khi sử dụng cũng là điều rất cần thiết, không những tránh được hư hỏng cho dụng cụ mà còn hạn chế được vấn đề nhiễm vi khuẩn vào phổi do máy móc, dụng cụ kém vệ sinh
Sau khi dùng: Tháo mặt nạ hay ống thở miệng và cốc đựng thuốc ra khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ hay ống thở miệng, cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt hay ống tiêm dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch để cho khô. Lắp trở lại vào ống dẫn rồi mở công tắc cho máy chạy khoảng 10-20 giây để làm khô phía trong
* Chú ý
Mỗi tuần: Rửa mặt nạ hay ống thở miệng, cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt hay ống tiêm bằng nước ấm với xà bông, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Làm khô phía ngoài và phía trong như trên. Thỉnh thoảng lau mặt ngoài máy nén khí bằng khăn ẩm

ddhien

ddhien
Thành viên sáng giá
Thành viên sáng giá

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CẢM CÚM
1. Nhận định
1.1. Tình trạng hô hấp
- Quan sát da, móng tay, chân.
- Đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết .
- Nếu người bệnh suy hô hấp cần thông khí, cho thở oxy.
Bệnh cúm nặng: Cúm ác tính và cúm ngạt. Người bệnh khó thở tăng nhanh, tím tái và ho ra máu liên tục .
1.2. Tình trạng tuần hoàn
- Mạch.
- Huyết áp .
- Cần theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/ lần, 1giờ/lần, 3giờ/ lần.
1.3. Tình trạng chung
- Đo nhiệt độ : sốt cao đột ngột 39 – 40 độ, rét run, ho không có đờm .
- Hội chứng nhiễm khuẩn .
- Hội chứng đau.
- Hội chứng hô hấp .
- Xem bệnh án để biết :
+ Chẩn đoán .
+ Chỉ định thuốc .
+ Xét nghiệm .
+ Các yêu cầu theo dõi khác .
+ Yêu cầu dinh dưỡng .
- Có kế hoạch chăm sóc thích hợp để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản .
2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Bảo đảm thông khí .
- Theo dõi tuần hoàn .
- Theo dõi các biến chứng .
- Thực hiện các y lệnh .
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và phát hiện những dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời .
- Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng .
- Giáo dục sức khoẻ .
3.Thực hiện kế hoạch
3.1. Đảm bảo thông khí
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng một bên .
- Theo dõi nhịp thở tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay, nếu có khó thở cho thở oxy
3.2. Theo dõi tuần hoàn
3.3. Theo dõi biến chứng
- Biến chứng do bội nhiễm : tai, mũi, họng, phổi, màng phổi, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết .
- Biến chứng tim mạch .
- Biến chứng thần kinh, viêm cơ
3.4. Thực hiện các y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời
- Thuốc .
- Các xét nghiệm .
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn .
3.5. Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng
- Cho nghỉ ngơi đến khi hết sốt .
- Giữ ấm cho người bệnh nhất là khi trời lạnh .
- Lau mát nếu có sốt cao .
- Súc miệng nước tỏi hàng ngày .
- Vệ sinh mắt, mũi .
- Vệ sinh da : tắm với nước ấm .
- Tẩy uế các chất bài tiết .
- Nuôi dưỡng :
+ Sốt cao cho ăn thức ăn lỏng, dể tiêu .
+ Thức ăn có nhiều vitamin C để nâng cao thể trạng .
+ Nặng : Cho ăn qua ống thông dạ dày và truyền dung dịch ưu trương qua đường tĩnh mạch .
3.6. Giáo dục sức khỏe
- Ngay từ khi người bệnh mới vào phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh và thân nhân của người bệnh bằng thái độ dịu dàng để người bệnh yên tâm điều trị .

- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác
- Hạn chế sinh hoat, tụ họp đông đúc trong thời gian dịch bùng phát .
- Khử trùng mũi với nước muối hoặc nước tỏi .
- Tránh để bị nhiễm lạnh, lao động quá sức .
- Chủng ngừa vacxin .
4. Đánh giá
- Được đánh giá chăm sóc tốt nếu :
+ Sốt giảm . Người bệnh vã mồ hôi nhiều, tiểu nhiều . Các dấu hiệu đau nhức , viêm họng đỡ dần rồi hết hẳn sau 7 – 10 ngày .
+ Người bệnh hết mệt mỏi .
- Nếu người bệnh có biểu hiện nặng lên như : Sốt cao, suy hô hấp, suy tim mạch là tiên lượng xấu, dễ tử vong

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP
.1. Nhận định
- Hỏi:
+ Tiền sử viêm họng hoặc viêm da.
+ Các biểu hiện như phù mí mắt, tăng cân, ăn kém
+ Tiểu ít, thay đổi màu sắc nước tiểu.
- Nhận định thực thể:
+ Cân bệnh nhân, khám phát hiện phù
+ Đo huyết áp,chủ động theo dõi nước tiểu
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, sinh hoá máu
.2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Giảm phù cho bệnh nhân.
- Cung cấp cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Không để xảy ra các biến chứng.
- Giáo dục bệnh nhân cách phòng và theo dõi bệnh
5.3. Thực hiện chăm sóc
5.3.1. Giảm phù cho bệnh nhân
- Chế độ ăn nhạt tuỳ theo mức độ phù và tăng huyết áp, thường từ 2 đến 4 gam natri/24 giờ, giảm đi khi có suy thận và tăng huyết áp nhiều
Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu, chú ý các biểu hiện rối loạn điện giải. Tuy nhiên khi có suy thận rõ, không bù kali như trong suy tim, cần làm xét nghiệm điện giải đồ cho bệnh nhân để biết chính xác đề phòng tăng kali máu.
Hạn chế nước uống: lượng nước đưa vào cơ thể bệnh nhân mỗi ngày được tính bằng lượng nước đi tiểu được thêm 300 ml nếu không có sốt hoặc biến chứng phù phổi
5.3.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Người bệnh thường mỏi mệt, chán ăn nên phải động viên, tạo không khí thoải mái cho người bệnh khi ăn. Thay đổi và chế biến thức ăn phù hợp khẩu vị
- Đảm bảo đủ calo 30kcal/kg cân nặng/ngày. Đảm bảo dinh dưỡng và cân đối các thành phần dinh dưỡng
+ Protein 0,6gam/kg/ngày để phòng tăng urê máu, khi bệnh nhân đi tiểu tốt, dấu hiệu suy thận không còn tăng lên 1gam/kg/ngày
+ Glucid: lượng ngũ cốc cho ăn vừa phải, bổ sung bằng bánh kẹo ngọt, đường, mật.
+ Lipid: 20gam/ngày.
+ Đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng, vitamin, khoáng từ rau và trái cây nhưng cần tránh loại có nhiều kali khi có suy thận, tiểu ít.
5.3.3. Không để xảy ra các biến chứng
- Hằng ngày điều dưỡng cần theo dõi chặt chẽ:
+ Lượng nước tiểu.
+ Mức độ phù, cân nặng người bệnh:
+ Đo huyết áp.
+ Kết quả xét nghiệm urê máu.
+ Các dấu hiệu sinh tồn.
- Nếu thấy bất thường hoặc không thuyên giảm cần báo cáo bác sỹ ngay để xử trí kịp thời, đồng thời điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp.
- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh về thuốc như: thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, kháng sinh
5.3.4. Giáo dục sức khoẻ
- Cung cấp cho người bệnh một số thông tin về bệnh như bệnh có thể tiến triển tốt nếu thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc và điều trị bệnh, giúp người bệnh an tâm điều trị.
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn uống bệnh lý, vệ sinh cơ thể, chế độ vận động phù hợp
- Thuyết phục người bệnh cần điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn da và họng.
- Thường xuyên theo dõi bệnh tại cơ sở y tế
5.4. Đánh giá chăm sóc
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
- Người bệnh giảm hoặc hết phù.
- Dinh dưỡng được đảm bảo.
- Không bị các biến chứng.
- Biết cách phòng và theo dõi bệnh

9GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 Empty Xin hỏi Phần Thi Hiểu Biết Chung Wed Oct 24, 2012 9:34 am

Mrsmith1983


Thành viên
Thành viên


Xin Chào!
Cho Em xin hỏi Câu 19)19. Anh/ chị hãy vẽ sơ đồ tổ chức của bệnh viện GTVT Tháp Chàm hiện tại?
Em đã tìm hiểu trên Internet và Web của Bệnh viện nhưng không thấy.Xin cảm ơn!

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Mrsmith1983 đã viết:
Xin Chào!
Cho Em xin hỏi Câu 19)19. Anh/ chị hãy vẽ sơ đồ tổ chức của bệnh viện GTVT Tháp Chàm hiện tại?
Em đã tìm hiểu trên Internet và Web của Bệnh viện nhưng không thấy.Xin cảm ơn!

Xin lỗi bạn vì mấy ngày nay hơi bận rộn, không hồi âm ngay được. Sơ đồ tổ chức như sau

Sơ đồ tổ chức Bệnh viện

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 SDTC+Bv

Sơ đồ tổ chức Cục Y tế GTVT

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIÊN CHỨC 2012 SDTC+Cuc

Bạn có thể xem thông tin này tại Trang web Bệnh viện

BS Miên

BS Miên
Thành viên hoạt động
Thành viên hoạt động

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CHO ĐỐI TƯỢNG
Y SỸ ĐA KHOA THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2012


Câu 1. Chảy máu đường tiêu hóa: Chẩn đoán và hướng xử trí?
Trả lời:
ĐẠI CƯƠNG:
- Xuất huyết tiêu hóa (XHTH): Là hiện tượng mất máu, do máu chảy trong lồng ống tiêu hoá (từ thực quản đến trực tràng). Biểu hiện: Nôn ra máu, đôi khi có đồng thời cầu phân đen (thường do chảy máu đường tiêu hoá trên); Cầu phân máu tươi hoặc sẫm: Do chảy máu ở đoạn cuối ống tiêu hóa (hậu môn-trực tràng).
- XHTH trên: Tổn thương từ góc Treitz trở lên thực quản, dạ dày, tá tràng.
- XHTH dưới: Tổn thương từ góc Treitz trở xuống hổng tràng, hồi tràng, manh tràng, đại tràng.
I. CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: Dựa vào 3 hội chứng:
1. Hội chứng xuất huyết:
- Nôn ra máu và/hoặc đi cầu phân đen.
2. Hội chứng mất máu cấp:
- Da niêm nhợt.
- Hoa mắt.
- Chóng mặt.
- Khát nước.
- Vật vã.
- HC↓, Hb↓, Hct↓.
3. Hội chứng choáng:
- Lơ mơ.
- Tứ chi lạnh.
- Vã mồ hôi.
- Mạch nhanh nhỏ, HA tụt hoặc bằng 0.
PHÂN ĐỘ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA:
1.Xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ:
- Lượng máu mất: < 20% khối lượng tuần hoàn cơ thể (hay < 500ml).
- Triệu chứng toàn thân không thay đổi.
- Mạch: < 100l/p, HA ổn định.
- Cận lâm sàng: không thay đổi HC > 3triệu, Hb > 11g/dl, Hct > 30%.
2.Xuất huyết tiêu hóa mức độ trung bình:
- Lượng máu mất: 20-40% khối lượng tuần hoàn cơ thể (hay 1000-1500ml).
- Triệu chứng toàn thân xuất hiện: da xanh, niêm nhợt, hoa mắt, chóng mặt, nước tiểu giảm trong 24 giờ.
- Mạch: > 100 l/p, HA giảm nhẹ.
- Cận lâm sàng: HC: 2-3 triệu, Hct: 20-30%
3.Xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng:
- Lượng máu mất: > 40% khối lượng tuần hoàn cơ thể hay (>1500ml).
- Triệu chứng toàn thân xuất hiện: Chi lạnh, vả mồ hôi, thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Mạch: > 120l/p, HA giảm hoặc kẹp.
- Cận lâm sàng : CVP thấp, HC < 2 triệu, Hct < 20%
II. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
1. Bù lại số lượng máu mất:
- Tốt nhất là truyền máu toàn phần.
- Nếu không có máu thì truyền chất thay thế như: Huyết tương, dung dịch albumin…
- Nếu không có các chất trên ta có thể dùng: Huyết thanh mặn, Lactat Ringer, Glucose đẳng trương hoặc alversin, cavaplama.
2. Sớm tìm nguyên nhân dựa vào:
- Lâm sàng.
- Chụp x quang dạ dày: Càng sóm càng tốt.
- Nội soi dạ dày-tá tràng: Để chẩn đoán và điều trị.
- Siêu âm gan mật.
3. Điều trị theo nguyên nhân:
3.1. Do lét dạ dày tá tràng:
- Cầm máu qua nội soi.
- Thuốc chống bài tiết HCl đường tiêm.
3.2. Do Polyp dạ dày:
- Đốt cuống polyp.
- Cắt polyp cấp cứu.
3.3. Do vỡ tĩnh mạch thực quản:
- Đặt sond cầm máu.
- Các thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
- Các thuốc làm giảm tiết HCl.
4. Chế độ ăn:
Trong khi chảy máu, ăn chế độ lỏng như: Nước cháu, sữa, nước thịt, nước hoa quả…ăn nhiều bữa, không nên để cho BN đói.
Khi máu đã cầm, cho ăn đặc dần.
5. Theo dõi máu đã cầm chảy hay chưa.
6. Điều trị ngoại khoa:
- Nội soi cầm máu thất bại.
- Điều trị tích cực và đúng cách trong 24 giờ mà máu vẫn tiếp tục chảy.
- Tiền sử chảy máu nhiều lần.


Câu 2. Viêm cầu thận cấp: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và hướng điều trị?
Trả lời:
ĐẠI CƯƠNG:
- Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.
- Viêm cầu thận cấp ác tính hay viêm cầu thận bán cấp hiện nay được gọi là viêm cầu thận thể tiến triển nhanh. Tên gọi này đặc trưng cho bệnh là tiến triển nhanh, tử vong sớm do suy thận và ít khi người bệnh qua khỏi 6 tháng nếu không được điều trị.
- Bệnh rất hiếm trước hai tuổi, thường gặp ở trẻ con từ 3 đến 8 tuổi, trẻ nam thường gặp hơn nữ (tỷ lệ nam/nữ = 2/1). Ở người lớn ít gặp hơn so với trẻ em.
I. NGUYÊN NHÂN:
1. Viêm cầu thận cấp (VCTC) do nhiễm khuẩn gồm:
1.1. Vi khuẩn thường gây bệnh nhất là: Liên cầu tan huyết beta nhóm A (được coi là mẫu hình của viêm cầu thận cấp).
1.2. Một số vi khuẩn khác: Hiếm gặp như tụ cầu, phế cầu, thương hàn, não mô cầu…
1.3. Một số siêu vi: quai bị, sởi, thủy đậu…
1.4. Nguyên nhân do nhiễm nấm: Histoplasmose
1.5. Nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng: Plasmodium falciparum và Malariae, Toxoplasma Gondii…
2. Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn:
2.1. Các bệnh tạo keo: Luput ban đỏ hệ thống, viêm quanh động mạch nút…
2.2. Các bệnh biểu hiện quá mẫn cảm: Với một số thuốc như Penicilline, Sulfamide, Vaccine hay một số thức ăn như tôm, cua…
II. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Tiền sử có nhiễm khuẩn ở họng, ngoài da…rồi xuất hiện:
- Phù.
- Đái ít hoặc vô niệu.
- Đái máu.
- Tăng huyết áp.
- Protein niệu (+).
- Hồng cầu niệu (+).
- ASLO ↑, VS ↑ và Bổ thể ↓.
- Tăng sinh tế bào trong mạch lan tỏa.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Đợt cấp của viêm cầu thận mạn.
- Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu với viêm cầu cấp không do nhiễm liên cầu.


II. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:
- VCTC sau nhiễm liên cầu thường gặp ở trẻ em và tiên lượng tốt hơn. ở người lớn ít gặp nhưng tiên lượng nặng hơn.
- 80% ở trẻ em khỏi hoàn toàn, ở người lớn là 60%.
- Chỉ sau vài ngày đến 1 tuần BN đái nhiều dần, phù giảm, nước tiểu trong dần, huyết áp trở về bình thường. Hồng cầu niệu, protein niệu có thể kéo 6 tháng đến 1 năm.
- Khoảng 10-20% chuyển thành viêm cầu thận mạn tính.
- Khoảng 1-2% có thể tử vong trong đợt cấp do phù phổi cấp, suy tim, suy thận cấp, nhiễm khuẩn.
III. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
1. Chỉ định dùng kháng sinh: Penicilin hoặc kháng sinh thích hợp khi có dấu hiệu nhiễm liên cầu.
2. Chủ yếu là điều trị triệu chứng:
2.1. Phù, suy tim:
- Hạn chế nước, ăn lạt.
- Lợi tiểu: Furosemid (Lasix) 40mg: 1-2 viên/24 h. Khi có phù phổi và phù phổi cấp thì tiêm tĩnh mạch: 20mg 1-2 ống.
2.2. Tăng huyết áp:
- Dùng lợi tiểu và ăn lạt.
- Dùng chẹn calci
- Thuốc an thần.
* Thường trong vòng 1 tuần BN sẽ đái tốt, các triệu chứng phù, tăng huyết áp sẽ giảm. Nếu không đáp ứng, đái ít, Ure/Creatinin/Kali máu tăng cao thì chỉ định lọc máu ngoài thận.
3. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng: BN cần được nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý.
4. Theo dõi:
Xét nghiệm nước tiểu định kỳ hàng tháng cho được 1 năm sau khi khởi bệnh. Sau 1-2 năm không có protein niệu được gọi là khỏi bệnh hoàn toàn.

Câu 3. Sốt xuất huyết Dengue: Chẩn đoán, biến chứng, hướng điều trị?
Trả lời:
ĐẠI CƯƠNG:
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
I. CHẨN ĐOÁN:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009):
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng.
1. Sốt xuất huyết Dengue:
a) Lâm sàng:
Sốt cao đột ngột (39-400C), liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
b) Cận lâm sàng:
- Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo:
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Xét nghiệm máu:
+ Hematocrit tăng cao.
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
3. Sốt xuất huyết Dengue nặng:
Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
- Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.
- Xuất huyết nặng.
- Suy tạng.
II. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue:
- Điều trị triệu chứng:
Nếu sốt cao ≥ 390C: Cho thuốc hạ nhiệt Paracetamol 60 mg/kg/24 giờ, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.
- Bù dịch sớm bằng đường uống:
Nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …) hoặc nước cháo loãng với muối.
2. Điều trị Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo:
- Người bệnh được cho nhập viện điều trị.
- Chỉ định truyền dịch: Dịch truyền bao gồm: Lactat Ringer, NaCl 0,9%...
(Ringer lactat hoặc NaCl 0,9% 6-7 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-3 giờ).

3. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng: Người bệnh phải được nhập viện điều trị cấp cứu:
- Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue.
- Điều trị xuất huyết nặng:
+ Truyền máu và các chế phẩm máu.
+ Truyền tiểu cầu.
+ Truyền plasma.
- Điều trị suy tạng nặng.

Câu 4. Đái tháo đường tuýp 2: Chẩn đoán và điều trị?
Trả lời:
ĐẠI CƯƠNG:
- Đái tháo đưỡng (ĐTĐ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá hydrat carbon, đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự khiếm khuyết tiết insulin và/hoặc sự suy giảm hoạt tính insulin.
- Đái tháo đường túyp 2: Có thể thay đổi từ tình trạng đề kháng insulin ưu thế với thiếu insulin tương đối, đến đề kháng insulin nhẹ và giảm tiết insulin chủ yếu.
- Tăng đường huyết có thể gây ra các biến chứng cấp tính, tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài, gây tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng của các cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
I. CHẨN ĐOÁN:
1. Tiêu chí chẩn đoán (WHO 1998):
Chẩn đoán xác định ĐTĐ khi thỏa 1 trong 3 tiêu chí sau:
- Một mẫu đường huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dl. Kết hợp với các triệu chứng của tăng đường huyết.
- Đường huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl (sau 8 giờ không ăn).
- Đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75 g Glucose ≥ 200 mg/dl.
Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết hoặc mất bù chuyển hóa cấp tính thì phải lập lại xét nghiệm lần nữa để xác định chẩn đoán.
2. Yếu tố nguy cơ ĐTĐ:
- Người lớn tuổi.
- BMI ≥ 25.
- Tiền căn có rối loạn dung nạp Glucose.
- Tiền căn có ĐTĐ thai kỳ.
- Tiền căn gia đình….
II. ĐIỀU TRỊ:
1. Mục tiêu điều trị (IDF 2005):
CHỈ SỐ MỤC TIÊU
Đường huyết đói (trước ăn) < 110 mg/dl
Đường huyết 2 giờ sau ăn < 145 mg/dl
HbA1c <6.5%
Huyết áp ≤ 130/80 mmHg
LDL-c < 95 mg/dl
HDL-c > 40 mg/dl
Triglyceride < 150 mg/dl
2. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể lực:
2.1. Chế độ dinh dưỡng: Điều trị ĐTĐ tuýp 2 bao giờ cũng bắt đầu bằng chế độ ăn. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng theo tổng số calo hàng ngày:
- Protein: 10-20% (BN có biến chứng thận cần 0.8 g protein/kg/ngày).
- Glucid: 50-55%.
- Lipid: 30%.
2.2. Luyện tập thể lực: Thường xuyên và ít nhất 150 phút/tuần.
3. Các nhóm thuốc có thể dùng cho ĐTĐ tuýp 2:
THUỐC HÀM LƯỢNG LIỀU HÀNG NGÀY SỐ LẦN UỐNG TRONG NGÀY
Sulfonylurea
Cliclazide 80 mg 80-320 mg 2-3
Cliclazide MR 30 mg 30-120 mg 1
Meglitinide
Repaglinide 0.5; 1; 2 mg 1-8 mg 2-4
Biguanide
Metformin 500; 800; 1000 mg 1-2.5 g 2-4
Thiazolidindione
(TZD)
Rosiglitazone 2; 4; 8 mg 4-8 mg 1-2
Pioglitazone 15; 30; 45 mg 15-45 mg 1
Ứ chế Al-glucosidase
Acarbose 50; 100 mg 75-300 mg 3
Mediator 150 mg 150-450 1-3

4. Phối hợp thuốc khi đơn trị thất bại:
THUỐC ĐANG DÙNG PHỐI HỢP THÊM
Sulfonylurea Metformin, TZD, Acarbose
Metformin Sulfonylurea, Repaglinide, TZD
TZD Sulfonylurea và hoặc Metformin
Repaglinide Metformin
Acarbose Sulfonylurea
- Metformin + Sulfonylurea + TZD.
- Metformin/Sulfonylurea + insulin.
- TZD + insulin.

Câu 5. Bệnh viêm dạ dày: Chẩn đoán, biến chứng và hướng điều trị?
Trả lời:
ĐẠI CƯƠNG:
Viêm dạ dày (VDD) thường do nhiều nguyên nhân, trên cùng một BN có thể phối hợp của vài nguyên nhân. Các nguyên nhân gây VDD được kể đến như sau:
- Stress.
- Rượu.
- Acid mật, men tụy.
- Thuốc Aspirin,NSAID…
- Nhiễm khuẩn: Helicobacter pylori, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, chủng Proteus, Escherichia coli, Cytomegalovirus.
- Vai trò của thức ăn, của hóa chất, thiếu dinh dưỡng.
- Yếu tố nội tiết: Bệnh suy tuyến giáp, bệnh Addison.
- Yếu tố tự miễn.
I. CHẨN ĐOÁN:
1. Lâm sàng:
- Rối loạn tiêu hóa: Khó tiêu, đau và nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, ăn kém…
- Có thể: sốt, lưỡi dơ, thiếu máu.
2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm:
+ Chất nôn: Vi trùng, độc chất.
+ Dịch vị: Nồng độ HCl, vô toan, tiểu toan, đa toan.
- Máu trong phân hay trong dịch tiết dạ dày.
- Nội soi dạ dày: Sung huyết, vết trợt, loét nông hoặc sâu ở đáy hoặc thân dạ dày, Clo test (+) nếu có Helicobacter pylori.
- Sinh thiết dạ dày: Xác định chẩn đoán, phân loại, đánh giá mực độ tiến triển, viêm long, viêm xước, viêm teo…
II. BIẾN CHỨNG:
- Ung thư dạ dày.
- Xuất huyết tiêu hoá.
- Viêm quanh dạ dày, tá tràng.
- Viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn.
III. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc:
- Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Dùng các thuốc điều trị triệu chứng.
- Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, duy trì sự tái sinh và cải thiện tuần hoàn niêm mạc.
2. Điều trị cụ thể:
2.1. Chế độ ăn uống:
- Cần tránh tuyệt đối các thức ăn kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, chua cay…. và nước uống có nhiều hơi.
- Nên ăn nhiều bữa trong ngày và không quá no, thức ăn dễ tiêu, ít mỡ.
2.2. Dùng thuốc:
- Nhóm thuốc bảo vệ, bọc phủ niêm mạc dạ dày:
+ Nhóm thuốc muối bimuth: Biệt dược Trymo 120 mg; 125 mg.
+ Nhóm thuốc muối nhôm và Magnesium: Maalox; Gastropulgit; Phosphalugel gói 12,38 g.
- Nhóm thuốc điều chỉnh chức năng vận động dạ dày:
+ Thuốc an thần: Diazepam 5 mg và 10 mg.
+ Nhóm thuốc chống co thắt, chống nôn và giảm đau: Atropinsulfat 0.25 mg; Spasmaverin 40 mg…
- Nhóm thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, duy trì sự tái sinh và cải thiện tuần hoàn niêm mạc dạ dày: Teprennon 50 mg.
- Nhóm thuốc tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori:
+ Nhóm Macrolid: Clarithromycin 0.5 g
+ Nhóm PNC: Amoxicilin 0.5 g
+ Nhóm Tetracylin 0.5 g
+ Nhóm Imidazole: Metronidazole 0.5 g
+ Nhóm Quinolone: Levofloxacine 0.5 g
+ Tinidazole 0.5 g
Các phác đồ điều trị hiện nay:
• PPI (Omeprazole 0.5 g) + Amox + Clari (tỉ lệ thành công > 90%).
• PPI + Amox + Metro (tỉ lệ thất bại cao).
• PPI + Clari + Tini (tỉ lệ thành công # 90%).
• PPI + Tini + Tetra (tỉ lệ thành công > 85%).
• PPI/RBC + Levofloxacine + Tini (phác đồ điều trị kháng thuốc).
(RBC: Ranitidin + Bismuth succitrat) có biệt dược: Albis.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết