Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Đáp án một số môn thi

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đáp án một số môn thi Empty Đáp án một số môn thi Wed Oct 31, 2012 11:08 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

ĐIỀU DƯỠNG


MỤC ĐÍCH, QUY TẮC CHUNG, PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG 30
Mục đích : (3)
- Để nhận định đánh giá tình trạng vết thương 1
- Để rửa thấm hút dịch, cắt lọc tổ chức hoại tử 1
- Phòng ngừa nhiểm khuẩn, giúp vết thương mau lành 1

Quy tắc chung (7)
- Bệnh nhân phải được chuẩn bị chu đáo 1
- Phải chuẩn bị dụng cụ, thuốc đầy đủ, Buồng thay băng phải thoáng, sạch 1
- Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trùng chéo: Dụng cụ thay băng rửa vết thương chỉ dùng cho 1 người. Không được dùng dụng cụ thay băng cho nhiều người cùng một lúc 1
- Thứ tự ưu tiên: Khi thay băng rửa vết thương phải thay vết thương sạch trước, vết thương bẩn nhiễm trùng sau. Ưu tiên các vết thương từ đầu, mặt, cổ, ngực cho đến các vết thương bụng, tay, chân 1
- Các vết thương nhiễm trùng có mủ phải được lấy mủ để nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ 1
- Tôn trọng quá trình sinh lý của liền sẹo vết thương 1
- Sau khi băng, phải ghi chép hồ sơ về tình trạng vết thương, phương pháp xử lý, thời gian băng,… 1

Phân loại (Thí sinh có thể không cần mô tả vẫn được điểm trọn) (20)

Các loại
 Nguyên nhân
Mô tả

Phân loại chung



Vết thương do chủ ý
Kế hoạch điều trị như vết rạch ngoại khoa, do kim chọc trong điều trị hay tia xạ
Vết thương thường do phẫu thuật vô khuẩn, dụng cụ vô khuẩn, da đc sát khuẩn, bờ vết thương sạch, không cháy máu, vết thương lành nhanh
2
Vết thương do vô ý
Do chấn thương không mong muốn như tai nạn, bị đâm, đạn bắn hay bỏng
Vết thương bị bội nhiễm, bờ vết thương cháy máu, tổn thương đa dạng, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, thời gian lành thường kéo dài
2
Phân loại theo sự toàn vẹn của da



Vết thương kín
Thường do một lực tác động hoặc bị vặn xoắn như bị ngã, bị hành hung, bị té xe
Da không bị rách nhưng tổ chức phần mềm tổn thương và có thể có tình trạng tổn thương và cháy máu các tạng bên trong
2
Vết thương mở
Tổn thương do cố ý hoặc vô ý
Da bị rách, tại chổ có cháy máu, tổ chức phần mềm bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng cao
1
Theo cơ chế gây thương tích



Vết thương bầm dập
Do vật tù gây tổn thương
Vết thương kín, tổ chức phần mềm bị tổn thương, mạch máu bị rách do đó tại chỗ tổn thương sưng đau, nếu các tạng bên trong bị đụng đập thì ảnh hưởng sẽ rất nghiêm trọng
1
Vết thương mở do rạch da
Do vật sắc nhọn gây nên
Giống phần vết thương mở do chủ ý
1
Vết thương trầy xước
Do tai nạn hay bị ngã mà da bị cọ sát
Vết thương mở nhưng chỉ ở phần da, tại chỗ thường rất đau
2
vết thương xé rách
Tai nạn do các vết thương như mảnh thủy tinh hay dây thép gai gây ra
Các tổ chức bị rách, bờ vết thương nham nhở không đều. độ sâu các vết thương khác nhau. Vật gây vết thương bẩn nên có nguy cơ nhiễm trùng cao
2
Vết thương xuyên thấu
Do các vật sắc, nhọn hay bị đạn bắn
Vết thương do chủ ý hoặc vô ý
1
Phân loại theo khả năng hoặc mức độ nhiễm khuẩn



Vết thương sạch
Đó là vết rạch ngoại khoa hay vết thương kín
Vết thương không có vi khuẩn gây bệnh. vết thương không liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, sinh dục - tiết niệu
1
Vết thương sạch – bội nhiễm
Thường do phẫu thuật chuyên biệt
vết thương di phẫu thuật hệ thống hô hấp, tiêu hóa, sinh dục - tiết niệu
1
Vết thương ô nhiễm
 Vết thương mở do tai nạn, do phẫu thuật hữu trùng, bị bội nhiễm từ hệ thống ruột, dạ dày
Mô bị viêm, có mức độ nhiễm trùng cao
2
Vết thương nhiễm trùng
Vết thương có các tác nhân gây bệnh, do để lâu không đc xử lý, hay các vết rạch ở vùng bị nhiễm trùng
Có biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm
2



Cách lấy nước tiểu 24 giờ để làm xét nghiệm (30 điểm)
Nguyên tắc: (4)
- Dặn bệnh nhân phải lấy đủ nước tiểu trong 24h kể cả lúc đi đại tiện. 1
- Phải có hóa chất để giữ nước tiểu khỏi hỏng. 1
- Dụng cụ để tiến hành thủ thuật phải đủ (phải sạch) 1
- Phải lắc đều nước tiểu thu được (tổng cộng số lượng) trong 24 giờ rồi lấy vào bình đưa đến phòng xét nghiệm. 1

Kỹ thuật (10)
- Cho sẵn hóa chất giữ nước tiểu với một lượng tương đương với 1/2 lít nước tiểu rồi sau đó sẽ cho thêm dần theo số lượng nước tiểu tiếp. 1
- Nếu bắt đầu từ 9 giờ sáng thì cho bệnh nhân đi tiểu ra ngoài hố tiểu và từ bãi sau dặn bệnh nhân tiểu vào bô đã có chất giữ nước tiểu khỏi hỏng và đậy nắp bô lại. 1
- Dặn bệnh nhân thu cả nước tiểu lúc đi đại tiện và đổ vào bô cho đến 9 giờ sáng hôm sau (đủ 24 giờ) dặn bệnh nhân đi tiểu lần cuối cùng vào bô. 2
- Ghi số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ vào hồ sơ, phiếu theo dõi, phiếu xét nghiệm. 1
- Lắc đều tất cả số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ 1
- Sau khi lắc đều xong lấy 500ml cho vào bình thủy tinh vô khuẩn và ghi phiếu xét nghiệm: Họ và tên bệnh nhân, số giường buồng, tổng số lượng nước tiểu trong 24 giờ. 2
- Ðưa đến phòng xét nghiệm 1
- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch và để vào nơi quy định 1

CÁCH THEO DỎI ÔNG THÔNG TIỂU : 16
- Vệ sinh bộ phận sinh dục của NB hằng ngày 1
- Xoay trở hoặc cho NB vận động sớm. Cho NB uống nhiều nước: người lớn 2,2-2,5 lít/ ngày 1
- Chăm sóc hệ thống dẫn lưu nước tiểu: kín, một chiều và vô khuẩn. Điểm nối giữa đầu ống thông với túi dẩn lưu nước tiểu phải bọc bằng gạc vô khuẩn 2
- Thay túi chứa khi thay ống thông, khi dơ 1
- Hệ thống lắp ráp thì thay túi chứa 24 giờ một lần 1
- Túi dẫn lưu để thấp hơn mặt giường 60 cm. Túi đựng nước tiểu có thể treo ở thành giường BN không được để chạm hoặc ở dưới sàn nhà 2
- Mỗi 2-3 giờ mở khóa dây câu nước tiểu một lần để tránh xẹp bàng quang. Tháo nước tiểu khi túi đầy 1
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24 giờ 1
- Theo dõi tính chất, màu sắc của nước tiểu, dấu sinh hiệu: phát hiện sớm nhiễm trùng niệu đạo. Theo dỏi các dấu hiệu sinh tồn M, T, HA Nhịp thở hàng ngày để phát hiện nhiểm khuẩn ngược dòng 2
- Theo dõi triệu chứng bất thường: đau, rát lổ tiểu 1
- Khi vận chuyển BN phải xả hết nước tiểu 1
- Cấy nước tiểu định kỳ trong trường hợp để sonde quá lâu 1
- Khi rút ống thông tiểu liên tục: làm xẹp bong bóng trước khi rút, tránh gây chảy máu niệu đạo 1


LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (40 điểm)
I. NHẬN ĐỊNH (10)
- Hỏi: Tiền sử bệnh đã bị cao huyết áp bao giờ chưa? Nếu có từ khi nào? Có điều trị và theo dõi huyết áp thường xuyên không? Có bị bệnh gì khác ngoài bệnh cao huyết áp như: Bệnh thận, Bệnh tim , Phổi…. với bệnh nhân không được theo dõi huyết áp thường xuyên hoặc chưa được đo huyết áp bao giờ, hỏi xem có các triệu chứng ban đầu, chóng mặt buồn nôn, nôn không? Xảy ra khi nào. 2
- Thu thập dữ kiện qua hồ sơ, y bạ, giấy chuyển viện (nếu có) để đóng góp thêm cho kế hoạch chăm sóc nhằm mục đích như ở trên 1
- Nhận định BN một cách hệ thống và đầy đủ về tuổi, giới, thể trạng, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường sống và văn hoá tín ngưỡng. 2
- Cần chú trọng đo huyết áp đúng kỹ thuật, đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả hai tay và hai chân đối với những trường hợp khám lần đầu. 2
- Tìm nguyên nhân đối với tăng huyết áp thứ phát, phát hiện các yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp nguyên phát 1
- Phát hiện xem đã có biến chứng của tăng huyết áp như: liệt, suy tim, suy thận, tai biến mạch não 1
- Thực hiện đầy đủ và tham khảo các kết quả xét nghiệm 1

II. LẬP KẾ HOẠCH (3)
1. Theo dõi huyết áp, các dấu hiệu sinh tồn. Chăm sóc cơ bản nếu cần. 1
2. Thực hiện y lệnh. 0,5
3. Chế độ ăn uống 0,5
4. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt 0,5
5. Giáo dục sức khỏe 0,5

III.THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1 . Chăm sóc cơ bản và Theo dõi huyết áp, các dấu hiệu sinh tồn. (4)
- Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, lấy dấu hiệu sinh tồn cho BN và xác định dấu hiệu đó bình thường hay bất thường để báo cáo bác sỹ sao cho có hướng chẩn đoán xử trí kịp thời. 1
- Khi có cơn cao huyết áp cần phải theo dõi huyết áp liên tục có khi 30 phút, đến 1 giờ, 2 giờ /1 lần tùy theo trình trạng bệnh cho đế khi cơn cao huyết áp lui và huyết áp trở về trạng thái ổn định và bình thường. 1
- Theo dõi huyết áp hàng ngày vào thời điểm nhất định với một máy đo. Khi có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, bệnh nhân cũng cần được kiểm tra huyết áp. Hằng ngày theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra 1
- Theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc. 1
- Động viên giải thích cho bệnh nhân yên tâm. 1
2. Thực hiện y lệnh của bác sỹ (5)
- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, nhất là sử dụng thuốc một cách chính xác, kịp thời. Trước khi dùng thuốc cần kiểm tra huyết áp. 1
- Biết một số tác dụng phụ của thuốc, giúp BN phòng ngừa tác dụng phục và an tâm điều trị 1
+ Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng. Để hạn chế tác dụng phụ này, khuyên người bệnh thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã.. 1
+ Một số thuốc gây táo bón, cần khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, vận động phù hợp và thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định 1
+ Nếu người bệnh bị tiêu chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất phân. 1
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để phát hiện và đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu 1
3. Chế độ ăn uống. (4)
- Cần hạn chế muối. Khẩu phần ăn hằng ngày tốt nhất < 5 gam muối 1
- Hạn chế calo ở BN béo phì 1
- Kiêng thuốc lá và các chất kích thích, cá phê, thuốc lá. Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol. Nên ăn dầu có acid béo không no 1
- Hướng dẫn BN bù kali bằng cho ăn các loại hoa quả có nhiều Kali như cam, chuối tiêu 1
4. Chế độ nghỉ ngơi
- Tránh làm việc căng thẳng, tránh những xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi, buồn bực, tránh thức khuya. (4)
- Không nên làm việc nặng, gắng sức. 1
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. 1
- Nên tập thể dục, tập thở, xoa bóp. 1
5 Giáo dục sức khỏe (5)
- Hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu thế nào là tăng huyết áp và những biến chứng của tăng huyết áp, cách theo dõi tại nhà, chế độ ăn, nghỉ ngơi, luyện tập, biện pháp phòng chống tai biến do tăng huyết áp. Tuân thủ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ 1
- Cần nhấn mạnh cho người bệnh hiểu việc điều trị đòi hỏi phải thường xuyên, lâu dài và chính người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị tăng huyết áp 1
- Cung cấp cho BN một số thông tin về thuốc điều trị tăng huyết áp như lợi ích, giá cả, tác dụng phụ 1
- Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị tăng huyết áp 1
- Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó. 1
- Bệnh nhân biết các biện pháp phòng và trị xử trí cơn cao huyết áp. 1

IV. ĐÁNH GIÁ (5)
- Một bệnh nhân cao huyết áp được chăm sóc tốt nếu sau quá trình chăm sóc bệnh nhân Huyết áp giảm dần, duy trì được chỉ số huyết áp ở mức cho phép và ổn định 1
- Bệnh nhân hiểu được bệnh của mình và yên tâm điều trị. 1
- Bệnh nhân không mắc tai biến trong quá trình điều trị, hạn chế đến mức tối đa các biến chứng. 1
- Y lệnh điều trị được thực hiện đầy đủ chính xác 1
- BN tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện 1






Được sửa bởi Bs Kinh Thi ngày Sat Nov 03, 2012 11:48 am; sửa lần 1.

2Đáp án một số môn thi Empty Dược sĩ Sat Nov 03, 2012 10:24 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Các nhóm giảm đau chính, cho ví dụ30 đ
Thuốc giảm đau có hai loại:
1. Thuốc giảm đau trung ương:
1
là nhóm thuốc tác động chính lên thần kinh trung ương.
1
 Đây là các thuốc có opi (thuốc phiện) và các dẫn chất của opi.
1
Các thuốc này có tác dụng giảm đau do ức chế trung tâm đau ở não và ngăn cản đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não.
1
Do tác dụng giảm đau thường kèm theo tác dụng gây ngủ nên nhóm thuốc này cũng được gọi là thuốc giảm đau gây
ngủ.
1
+ Nhóm giảm đau trung bình có codein, tramadon, propoxyphen, ...
2
 Điều trị những trường hợp đau vừa hay gọi là đau bậc 2
1
+ Nhóm giảm đau mạnh như morphin, pethidin, fentanyl, methadon...
2
 Điều trị những trường hợp nào đau nặng, còn gọi là điều trị bậc 3
1
Khi sử dụng, thầy thuốc phải cân nhắc kỹ liều lượng và thời gian sử dụng, tránh cho bệnh nhân bị tình trạng lệ thuộc thuốc rất nguy hiểm
1
2. Thuốc giảm đau không gây nghiện: còn gọi là thuốc giảm đau ngoại biên.
1
Điều trị những trường hợp đau ít hay còn gọi là đau bậc 1
1
Loại này bao gồm:
+ Thuốc giảm đau thuần túy với hoạt chất Floctafenin và thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol, Antipyrin,
Metamizol).
2
Paracetamol là lựa chọn hàng đầu. Paracetamol có tác dụng chống viêm không đáng kể, nhưng lại có tác dụng hạ
sốt và giảm đau rất tốt, thuốc tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.
2
+ Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm: nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
2
Tác dụng làm giảm đau và giảm viêm do ức chế  sự tạo ra prostaglandins (chất gây viêm và khời phát sự dẫn truyền tín hiệu đau lên não).
2
Các hoạt chất thường dùng là:
Aspirin, Indometacin, Diclofenac, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Tenoxicam, Meloxicam, Naproxen, Nimesulid… (kế đủ 10 tên thuốc)
2
Ngoài tác dụng giảm đau trong điều trị nhức đầu, đau răng sau phẫu thuật, tác dụng kháng viêm được lợi dụng để
điều trị các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) trong viêm thấp khớp, viêm xương-khớp, viêm gân, viêm sau phẫu thuật, bệnh gout …
2
Thuốc giảm đau không steroid có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa, không tác động lên hệ thần kinh trung ương và
không gây buồn ngủ.
1
Tác dụng giảm đau được xếp theo thứ tự như sau: Diclofenac > Indomethacin > Flurbiprofen > Analgin
> Amidopirin > Piroxicam > Pirprofen > Naprofen > Naproxen > Ibuprofen > Butadion > Aspirin > Ketoprofen.
2
Thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng phụ đôi khi là  gây buồn nôn, ăn không tiêu, tiêu chảy và loét dạ dày.
1





Các nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em
40 đ
 - Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ): liều lượng cần phải tính toán thật chính xác.
2
   Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.
2
- Phải có sự hiểu biết về dược động học: những thay đổi trong quá trình trưởng thành đã tác động đến tác dụng, chuyển hóa và độ thanh thải hoàn toàn của thuốc.
1
    Hầu như tất cả các thông số dược động học thay đổi theo lứa tuổi.
1
   Liều lượng thuốc ở trẻ em tính theo mg/kg, cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (trong thời kỳ sau dậy thì) và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không, có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.
2
 - Tránh tiêm bắp thịt và gây đau cho trẻ.
1
 - Khi dùng thuốc dài ngày, tốt hơn là nên dùng các thuốc không có đường.
1
- Ðối với các đơn thuốc chỉ định dùng thuốc nước:  với liều lượng dưới 5 ml, cần một bơm hút chia thể tích, khi cho uống thuốc cần
thông báo để bố mẹ không cho bất kỳ loại thuốc nào vào trong bình sữa vì thuốc có thể tương tác với sữa hoặc các thức ăn. Hơn nữa, làm như vậy có thể
số lượng thuốc đưa vào cơ thể bị thiếu hụt nếu bệnh nhi không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.
3
- Không để thuốc ở tầm với của trẻ em.
1
- Liều lượng thuốc cho trẻ em:


Cách tính liều lượng thuốc cho trẻ em có thể dựa trên liều lượng của người lớn bằng cách căn cứ tuổi, thể trọng hay diện tích bề mặt cơ thể hoặc phối hợp các yếu tố trên. Phương pháp tốt nhất là dựa trên diện tích bề mặt cơ thể.
2
Thể trọng cơ thể được dùng để tính liều biểu thị bằng mg/kg; trẻ em có thể phải cần một liều lượng cho mỗi kg thể trọng cao hơn người lớn vì tốc độ chuyển hóa ở trẻ em cao hơn.
1
Nhiều yếu tố khác cũng cần phải tính đến. Ví như tính liều theo thể trọng cho các cháu béo phì cần phải dùng liều cao hơn nhiều. Trong những trường hợp này, liều phải được tính theo cân nặng lý tưởng liên quan đến chiều cao và độ tuổi.
2
Sử dụng yếu tố diện tích bề mặt cơ thể làm cho việc tính liều lượng thuốc ở trẻ em chính xác hơn so với thể trọng.
1
Vì rất nhiều hiện tượng sinh lý có tương quan với nhau tốt hơn trong diện tích bề mặt cơ thể. Diện tích bề mặt trung bình của một nam giới nặng 70 kg vào khoảng 1,8 m2.
Như vậy có thể dùng công thức sau đây để tính liều lượng thuốc cho trẻ em:

Liều lượng ước lượng cho bệnh nhi = Diện tích bề mặt cơ thể (m2) x liều người lớn/1,8

3
Bảng tính sẵn theo tỷ lệ phần trăm dưới đây có thể dùng để tính liều lượng thuốc cho trẻ em đối với các thuốc thông thường có sự cách xa giữa liều điều trị và liều độc.
1
Tuổi
Cân nặng lý tưởng
(kg)
Chiều cao
(cm)
Diện tích bề mặt
Cơ thể (m2)
Phần trăm so với
liều người lớn
Sơ sinh
3,4
50
0,23
12,5
1
1 tháng
4,2
55
0,26
14,5
1
3 tháng
5,6
59
0,32
18
1
6 tháng
7,7
67
0,40
22
1
1 năm
10
76
0,47
25
1
3 năm
14
94
0,62
33
1
5 năm
18
108
0,73
40
1
7 năm
23
120
088
50
1
12 năm
37
148
1,25
75
1
Người lớn
Nam
68
173
1,80
100
1
Nữ
56
163
1,50
100
1
Bảng số liệu này áp dụng cho trẻ đủ tháng. Các trẻ đẻ thiếu tháng cần giảm liều tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.
1
- Số lần dùng thuốc trong ngày: Các kháng sinh thường dùng cách 6 giờ một lần. Cần linh hoạt khi dùng thuốc cho trẻ em để tránh đánh thức trẻ về đêm, thí dụ thuốc dùng trong đêm có thể cho trẻ uống lúc cha mẹ đi ngủ.
2
- Khi sử dụng một thuốc mới hay thuốc có khả năng gây ngộ độc: liều
lượng thuốc do nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện nghiêm túc.
2




Tóm tắt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của nhà thuốc GPP: nhiệt độ, độ ẩm và các thiết bị bảo quản theo yêu cầu, cách bố trí. 30 đ
Xây dựng và bố trí

    - Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;
3
    - Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
3
    - Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;
3
    - Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như: Phòng pha chế theo đơn; Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì; Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc; Kho bảo quản thuốc riêng; Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc
3
Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc

a) Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô
nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
2
Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
2
    - Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
2
b) Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30OC, độ ẩm không vượt quá 75%.
4
c) Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc, bao gồm:
1
    - Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng, có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao gói nguyên của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý
bao bì;
3
    - Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc;
1
    - Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đóng trong bao bì dễ phân biệt
1
    - Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc     - như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
2



Được sửa bởi Bs Kinh Thi ngày Sat Nov 03, 2012 2:30 pm; sửa lần 2.

3Đáp án một số môn thi Empty Y sĩ Sat Nov 03, 2012 1:16 pm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Xuất huyết tiêu hóa trên
Đứng trước một BN bị XHTH, các vấn đề cần giải quyết trên BN là
1. BN có đúng là XHTH không
(5)
- Hội chứng xuất huyết: Nôn ra máu, đôi khi có đồng thời cầu phân đen (thường do chảy máu đường tiêu hoá trên). Cần phân biệt với: ho ra máu, khạc ra máu, máu từ hầu họng nuốt vào rồi ói ra, thức ăn có máu hoặc giống máu
2
- Hội chứng mất máu cấp: Da niêm nhợt, hoa mắt, chóng mặt, khát nước, vật vã. Xét nghiệm: HC↓, Hb↓, Hct↓
2
- Hội chứng sốc: lơ mơ, tứ chi lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, HA tụt.
1
2. Mức độ XHTH
(8 )
Nội dung
Nặng
Vừa
Nhẹ
Lượng máu mất/
thể tích tuần hoàn
> 40%
(>1500ml).
20-40%
(1000-1500ml)
< 20%
(< 1000ml)
1
Toàn trạng
Chi lạnh, vả mồ hôi, Vật vã, lơ mơ
da xanh, niêm nhợt, hoa mắt, chóng mặt
Bình thường
1
Lượng nước tiểu
thiểu niệu
hoặc vô niệu
giảm
Bình thường
1
Mạch quay
>120 lần/1 phút
Nhanh, nhỏ, khó bắt
100 -120
<100
1
H.A (tâm thu)
80mmHg
90-100
>100
1
Hồng cầu
<2 triệu/mm3
2-3 triệu/mm3
>3 triệu/mm3
1
Hb
<40 g/dl
41-60 g/dl
>60 g/dl
1
Hematocrit
<20%
20-30%
31-40%
1
3. Còn XH hay không
(7)
Máu đang chảy
Tạm cầm máu
Mệt lả hoặc đang sốc.
Dễ chịu hơn.
1
Vẫn nôn máu, ỉa phân đen.
Không nôn máu, phân thành khuôn.
1
Không có cảm giác đói.
Có cảm giác đói.
1
Mạch dao động,
Mạch ổn định.
1
HA có xu hướng hạ hoặc không cải thiện sốc
HA ổn định.
1
Nội soi: ổ loét đang chảy máu
Nội soi: ổ loét không còn chảy máu
1
CLS: HC, Hb, Hct không cải thiện hoặc có chiều hướng giảm
CLS: HC, Hb, Hct cải thiện, tăng
1
4. Vị trí và Nguyên nhân XHTH
(7)
Dựa vào khai thác bệnh sử và tính chất xuất huyết để hướng đến chẩn đoán nguyên nhân: ói ra máu đỏ tươi, máu đen, đi cầu phân đen…
1
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp quang vị, nội soi, siêu âm giúp ích khá tốt cho chẩn đoán vị trí và nguyên nhân
 1
 5 nguyên nhân thường gặp là
Vỡ TM thực quản: Xơ gan dẫn tới giãn tĩnh mạch thực quản, khi giãn quá mức, tĩnh mạch vỡ ra gây xuất huyết ồ ạt
1
Viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản, trong hội chứng Mallory-Weiss do bệnh nhân nôn, nôn khan, hoặc ho kéo dài dẫn tới viêm thực quản 
1
Loét dạ dày và hành tá tràng: Thường biểu hiện ở lâm sàng: nôn máu, ỉa phân đen với số lượng lớn. Tiền căn có đau dạ dày
1
Ung thư dạ dày: thường gây ra chảy máu rỉ rả, không đáng kể. Ói ra máu khi vị trí ung thư gần bờ cong bé của dạ dày, gần các mạch máu lớn, hoặc khi tổ chức ung thư lan vào các cơ quan giàu mạch máu nuôi dưỡng.
1
Viêm dạ dày: Viêm dạ dày gây xuất huyết tiêu hoá, thường chảy máu vừa, đi cầu ra máu. Chảy máu nhiều khi tái phát do thủng các mạch máu ở nông.
1
Bệnh máu: Một số bệnh máu do những cơ thể khác nhau, có thể gây chảy máu nhiều nơi trong đó có ruột, dạ dày. Tiền căn có bệnh lý về máu, XHTH chỉ là một trong các vị trí xuất huyết
Viêm Dạ dày do thuốc: tiền căn thường sử dụng Aspirin, các loại acid Salixylic, Phenylbutazon, Corticoides
Chảy máu đường mật: thường đi cầu phân đen, có thể ra máu bầm hoặc đặc trưng bởi hình ảnh ruột bút chì
5. Xử trí nội khoa thế nào
(10)
Nguyên tắc chung :
- Phục hồi lại thể tích máu và hồi sức.
1
- Cầm máu.
1
- Xử trí nguyên nhân để tránh tái phát.
1
- Chảy máu nhẹ: Nằm nghỉ tại giường, ăn nhẹ. Theo dõi về lâm sàng và các xét nghiệm hàng ngày.
1
- Chảy máu vừa và nặng.
Bất động tuyệt đối: nằm yên tĩnh, thoáng, đầu thấp, nghiêng về một bên, thở oxy. Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ  1 - 3 giờ 1 lần.
1
Nhịn ăn trong 24 giờ, sau đó uống sữa lạnh. Khi ngừng chảy máu thì ăn lỏng, mềm. Khi đi ngoài phân có màu vàng thì ăn thức ăn mềm, rồi ăn cơm.
1
An tĩnh thần kinh: BN cần được nằm ở buồng riêng, cho các thuốc an thần
1
Tuyệt đối không được vận chuyển bệnh nhân khi chảy máu chưa ổn định.
1
Bồi phụ lại lượng máu đã mất, chống choáng bằng máu tươi và các dung dịch đẳng trương
1
Đặt ống thông dạ dày để theo dõi chảy máu.
1
6. Có cần can thiệp ngoại khoa không: chỉ định mổ khi
(3)
- Nội soi cầm máu thất bại.
1
- Điều trị tích cực và đúng cách trong 24 giờ mà máu vẫn tiếp tục chảy.
1
- Tiền sử chảy máu nhiều lần.
1




Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách xử trí ban đầu của gãy hai xương cẳng tay
30
1. Triệu chứng lâm sàng:
(10)
Tay lành đỡ cẳng tay đau
1
Biến dạng cẳng tay (chu vi chi vùng tương ứng lớn hơn bên lành tròn,  Trục chi thay đổi, cong do gập góc, gồ lên do di lệch sang bên, cẳng tay luôn ở tư thế sấp)
2
Điểm đau chói cố định
2
Cử động bất thường và lạo xạo xương tai vị trí gãy tương ứng
1
Chiều dài tương đối-tuyệt đối của 2 xương cẳng tay nhỏ hơn bên lành
1
Mạch quay: giảm/mất khi có tổn thương kèm theo
1
Mất vận động hoàn toàn: sấp - ngữa, gấp – duỗi cẳng tay
1
Cảm giác: Giảm/mất khi có tổn thương thần kinh kèm theo
1
2. Cận lâm sàng:
(6)
X quang cẳng tay thẳng, nghiêng giúp chẩn đoán xác định, cho biết vị trí, tính chất ổ gãy, hình thái ổ gãy hay kiểu đường gãy
2
Có nhiều dạng đường gãy như gãy ngang, gãy vát, gãy dập nát, gãy xoắn, gãy phạm khớp, gãy bong sụn tiếp hợp, gãy cành tươi
2
Dựa vào hình ảnh để đánh giá sự di lệch giúp cho nắn chỉnh xương khi cố định
2
3. Biến chứng:
(8 )
Tổn tương thần kinh quay khi gãy xương quay cao
1
Gãy kín chuyển thành gãy hở
1
Hội chứng chèn ép khoang
1
Hạn chế vận động gấp - duỗi khuỷu, các bàn tay - ngón tay giảm tinh tế
1
Hạn chế động tác sấp - ngữa cẳng tay, xoay cổ tay, phù nề dai giẳng, đau kéo dài.
1
Liền lệch vẹo (do gập góc, hẹp màng liên cốt, xoay) làm mất chức năng cẳng tay (phổ biến).
1
Chậm liền xương, khớp giả
1
Can liên cốt làm nối giữa 2 xương (hay gặp gãy 1/3 trên) làm mất động tác sấp - ngữa cẳng tay. 
1
4. Xử trí:
(6)
Kiểm tra và xử trí trước các biến chứng đe dọa trước mắt đến sinh mạng bệnh nhân như sốc chấn thương, sốc mất máu, tắc mạch do mỡ.
2
Giảm đau: Gây tê ổ gãy bằng Novocain, bất động tốt vùng gãy.
1
Nếu có vết thương: cầm máu và băng vết thương bằng gạc vô trùng.
1
Cố định tạm thời ổ gãy bằng nẹp kết hợp treo tay lên.
2




Khám sức cơ
Quan sát (Phần này nhiều ý, mỗi ý 1đ. Điểm tối đa là 10đ)
(10)
Quan sát các động tác của người bệnh khi đi lại, mang, vác, nằm, ngồi:
1
- Giảm cơ lực vùng chậu đùi: người bệnh đi khó khăn, nghiêng về từng bên khi đặt chân, bước lên bậc cao khó và chậm, ngồi xuống không bình thường mà để rơi xuống ghế, đang ngồi đứng dậy phải chống cả hai tay.
1
- Giảm cơ lực vùng chậu đùi và thắt lưng: với tư thế nằm ngửa muốn đứng lên phải quay nghiêng, chống cả hai tay xuống giường, rồi chống lần lượt vào cẳng chân, gối và đùi mới ngồi lên được
1
- Giảm cơ lực vùng lưng, vai ảnh hưởng đến các động tác của cánh tay: chải đầu, mặc áo
1
- Giảm cơ lực vùng bàn tay: cầm nắm kém, có thể cụ thể hoá bằng cách dùng lực kế để đo sức bóp của bàn tay, so sánh với bên kia, so sánh giữa các lần bóp và so sánh với ngường thường
1
- Giảm cơ lực các cơ quanh cột sống, làm thay đổi độ cong của cột sống (ưỡn, gù, vẹo).
1
- Giảm cơ lực ở mặt và mắt: gây sụp mi, nét mặt không thay đổi, khi nói, cười, nhai khó
1
- Dáng đi lết vòng (dáng đi như gà) còn được gọi là dáng đi vạt cỏ gặp trong liệt cứng nửa người, thường thấy ở bệnh nhân liệt nửa người do đột qụy não.
1
- Dáng đi chân rũ: khi đi bàn chân rủ thõng, hơi quay vào trong, các ngón hơi gấp. Để khỏi quệt mũi bàn chân xuống đất khi đi, bệnh nhân thường nâng cao chân, khi đặt bàn chân liệt xuống thì mũi bàn chân tiếp đất trước, sau đó là cạnh ngoài bàn chân và gót chân.
1
- Dáng đi kiểu con ngỗng: lưng ưỡn ra trước, mông cong ra sau, đùi ở phía trước, cẳng chân phía sau do teo cơ vùng thắt lưng, đùi, mông, thường gặp trong bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển.
1
- Dáng đi hysteria: dáng đi kéo gỗ, bệnh nhân lê hai bàn chân trên mặt đất một cách nặng nhọc.
1
- Dáng đi Parkinson: bệnh nhân đi không vung vẩy tay, toàn bộ cơ thể của bệnh nhân di chuyển như một khối, ngập ngừng, cứng nhắc, nửa người trên có xu hướng lao về trước, bước đi ngắn và nhanh dần như chạy đuổi theo trọng tâm của chính mình.
1
- Dáng đi tiểu não: bệnh nhân đi lảo đảo như say rượu, hai chân dang rộng, có khi nghiêng về một bên, nếu nặng bệnh nhân ngã về bên tổn thương.
1
Thao tác khám sức cơ , làm nghiệm pháp đối kháng hoặc sử dụng các dụng cụ đo cơ lực.
Thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân co, duỗi, dạng, khép, xoay... chân, tay. Mục đích nhằm phát hiện những trường hợp liệt nặng, không vận động được các chi thể.
Những trường hợp liệt vừa, cần thực hiện các nghiệm pháp khám sức cơ:
- Nghiệm pháp Barré:
Barré chi trên: bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi, giơ thẳng hai tay ra trước, xòe các ngón tay và giữ nguyên tư thế, nghiệm pháp dương tính khi tay yếu hơn rơi xuống trước.
2
Barré chi dưới: bệnh nhân nằm sấp, cẳng chân để vuông góc với đùi và giữ nguyên tư thế, nghiệm pháp dương tính khi chân yếu rơi xuống trước.
2
- Nghiệm pháp Raimiste: bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay đặt trên mặt giường, cẳng tay đặt vuông góc với cánh tay, bàn tay duỗi thẳng và giữ nguyên tư thế; nghiệm pháp dương tính khi tay yếu rơi xuống bụng trước.
2
- Nghiệm pháp Mingazzini: bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân đặt vuông góc với đùi, đùi vuông góc với mặt giường và giữ nguyên tư thế, nghiệm pháp dương tính khi chân yếu hơn rơi xuống trước.
2
+ Yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác vận động chủ động chống lại sức cản do thầy thuốc gây ra để phát hiện những trường hợp liệt rất kín đáo, chú ý so sánh sức cơ tương ứng của hai bên cơ thể.
2
Đánh giá kết quả khám sức cơ
+ Độ 1: bệnh nhân vẫn tự đi lại, tự phục vụ được nhưng chi bị bệnh yếu hơn chi đối diện.
2
+ Độ 2: bệnh nhân có thể nâng chân tay lên khỏi mặt giường, nhưng không giữ được lâu.
2
+ Độ 3: bệnh nhân chỉ co duỗi được chân tay trên mặt giường một cách chậm chạp.
2
+ Độ 4: nhìn, sờ thấy co cơ khi bệnh nhân vận động chủ động nhưng không gây co duỗi khúc chi (co cơ đẳng kế).
2
+ Độ 5: hoàn toàn không có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân vận động chủ động.
2

4Đáp án một số môn thi Empty Y sĩ YHCT Sat Nov 03, 2012 1:40 pm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý


Thành phần, cách dùng, công dụng chủ trị và phân tích bài thuốc Bổ trung ích khí theo luật Quân, Thần Tá, Sứ (30 điểm)
30
Thành phần (không cần viết tên khoa học, trọng lượng chỉ có tính tương đối)
(8 )
+ Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei): 12g   
1
+ Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) hoặc Nhân sâm (Radix Ginseng): 12g  
1
+ Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae): 8g  
1
+ Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 8g  
1
+ Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae): 6g   
1
+ Sài hồ (Radix Bupleuri): 6g  
1
+ Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 4g  
1
+ Cam thảo (Radix Glycyrrhizae): 6g  
1
Cách dùng:
(4)
Sắc uống: Nước nhất đổ vào 3 chén nước sắc thành 1 chén, nước nhì đổ vào 2 chén nước sắc thành 8/10 chén hòa chung chia 2 lần uống sau khi ăn cơm.
2
Thuốc tễ: Mỗi ngày uống 20-30g chia thành 2 lần sau khi ăn cơm.
1
Thuốc viên: theo hướng dẫn của nhà sản xuất
1
Công dụng chủ trị
(10)
+ Chữa các chứng tỳ vị khí hư, ăn kém, mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hoặc thấy phát sốt, mạch hư vô lực  
2
+ Chữa chứng tỳ vị khí hư hạ hãm gây sa nội tạng: sa dạ dày, thoát vị bẹn, sa trực tràng, sa sinh dục
2
+ Chữa các chứng chảy máu kéo dài do rong kinh, rong huyết, huyết tán… do tỳ hư không nhiếp được huyết
2
+ Chữa các chứng chóng mặt do hội chứng Meniere
2
+ Chữa chứng sốt cơ năng kéo dài người mệt mỏi tay chân vô lực, bụng đầy khát không muốn uống nước, đại tiện lỏng
2
Phân tích bài thuốc:
(8 )
+ Hoàng kỳ, Nhân sâm: bổ khí và làm mạnh trung tiêu tỳ vị, thăng dương, cố biểu là chủ dược (Quân)
2
+ Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo, Đương quy: ôn bổ khí ,kiện tỳ, ích vị là Thần
2
+ Đương quy: bổ huyết hòa vinh; Trần bì: lý khí hòa trệ là Tá
2
+ Thăng ma, Sài hồ: thăng dương khí, làm nhiệm vụ "sứ dược" dẫn thuốc lên trên là Sứ
2









                                                                                                                                                                         

Trúng phong:  Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền và phương pháp điều trị
40


1. Nguyên nhân – Cơ chế sinh bệnh:
(8 )
  + Tình chí tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người rối loạn, đặc biệt là thận âm thiếu, tâm hoả bốc mạnh, can không được nuôi dưỡng, dương bốc lên trên, cuối cùng can phong bạo phát gây bệnh.
2
  + Ăn uống không điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận, thấp tụ sinh đàm, đàm uất hoá nhiệt, can phong cùng đàm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu xuyên vào kinh lạc mà đột nhiêu phát bệnh.
2
  + Môi trường khác nhau, cũng có thể do kinh lạc hư trống phong tà xâm nhập gây nên. Do người vốn âm hư dương cang, đàm trọc quá thịnh, lại thêm ngoại cảm phong tà thúc đấy nội phong mà gây bệnh.
2
  + Cơ chế bệnh sinh: do khí trệ, khí hư dẫn tới huyết ứ. Huyết ngăn trở lạc mạch của não gây trúng phong. Hoặc hoạt động của các tạng tâm, can, thận bị giảm sút gây ra các hiện tượng âm hư, sinh đờm, phong động gây trúng phong.
2
2. Điều trị:
(30)
a.Trúng phong kinh lạc:
(18 )
gồm 2 thể là âm hư hoả vượng; phong đàm
1
- Âm hư hoả vượng:
(9)
  + Pháp điều trị: tư âm tiềm dương, khứ phong thông lạc (trấn can, tức phong)
1
  + Bài thuốc: Bình can tức phong thang gia giảm:
1
§   Thiên ma 16g; Nam tinh 10g; Câu dằng 16g; Địa long 10g; Bạch tật lê 12g; Ngô công 12g; Cương tàm 12g; Chỉ xác 12g; Hy thiêm 16g; Hồng hoa 12g
2
§   (Thêm bài Trấn Can Tức Phong Thang gia giảm)
1
§   Châm cứu: Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh dương – bổ các kinh âm, thay đổi huyệt
1
§   Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều.
1
§   Xoa bóp – bấm huyệt
1
§   Hướng dẫn bệnh nhân làm các động tác tự tập
1
- Phong đàm:
(8 )
+ Pháp điều trị: Thanh đàm, tức phong, thông lạc, kiện tỳ trừ thấp.
1
§   Bài thuốc: Đạo đàm thang gia giảm
1
Bán hạ chế 8g; Chỉ thực 8g; Phục linh 8g; Toàn yết 4g; Trần bì 6g; Cương đàm 8g; Cam thảo 6g; Đởm nam tinh 8g;
1
Gia: Hoàng cầm, Tang ký sinh, Trúc như, Bạch truật, Đào nhân.  
1
§   Châm cứu: Châm như trên, thêm huyệt Phong long, Tỳ du.
1
§   Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều.
1
§   Xoa bóp – Bấm huyệt
1
§   Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện
1
b .Trúng phong tạng phủ:
(14)
gồm chứng bế và chứng thoát
1
Chứng bế
(9)
  + Chứng bế thường do phong động, đờm nghịch
1
  + Dương bế:
(4)
§   Dương bế do phong dương và can hỏa gây nên.
1
§   Xử trí: Thanh nhiệt, khai khiếu, thông lạc.
1
§   Phương thuốc: Ngải cứu 20g, nước tiểu trẻ em 1 bát, giã nát ngải cứu, cho nước tiểu trẻ em vào hòa đều, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống 2 thìa canh 1 lần, ngày uống nhiều
2
  + Âm bế:
(4)
§   Âm bế thường do phong đờm gây nên.
1
§   Xử trí: Khai khiếu.
1
§   Phương thuốc: hạt củ cải 4g sao chín, quả bồ kết bỏ hột nướng vàng 4g, tán mịn, uống mỗi lần 4g với nước sôi, nếu nôn được đờm ra là tỉnh
2
Chứng thoát
(4)
  + Chứng thoát thường do chân khí bạo tuyệt.
1
  + Xử trí: Cố thoát hồi dương.
1
  + Phương thuốc: “Sâm phụ thang” Nhân sâm 16g, phụ tử 12g. Sắc uống cấp cứu. Có thể cứu kết hợp Quan nguyên, Khí hải hoặc Thần khuyết cho tới lúc có chân tay ấm, mạch rõ, hết mồ hôi thì thôi.
2







                                                                                                                                                                         

Thế nào là bổ Âm, bổ Dương? Nêu một số thuốc thường dùng để bổ: Âm-Dương-Khí-Huyết (30 điểm)
30
Bổ âm
11
là các thuốc chữa chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể bị giảm sút do tân dịch bị hao tổn, hư hỏa bốc lên gây miệng khô, đau họng, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón.
2
Phần âm của cơ thể gồm: phế âm, thận âm, vị âm, và tân dịch; khi bị suy kém có những triệu chứng:
1
  + Phế âm hư: ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm
1
  + Thận âm hư: nhức trong xương, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, đau lưng, ù tai, đái dầm.
1
  + Vị âm hư: miệng khát, môi khô, lưỡi khô, loét miệng, chảy máu chân răng.
1
  + Do tân dịch giảm gây lưỡi đỏ,rêu ít,mạch tế sác
1
Các thuốc bổ âm đều làm tăng tân dịch, căn cứ vào sự quy kinh của các vị thuốc mà lựa chọn sử dụng thích hợp với các triệu chứng của phế âm, thận âm, vị âm.
1
Chỉ định chữa bệnh

  + Các bệnh do rối loạn hoạt động ức chế thần kinh
0,5
  + Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật do lao.
0,5
  + Viêm khớp dạng thấp và rối loan thần kinh thực vật do bệnh các chất tạo keo
0,5
  + Trẻ em ra mồ hôi trộm.đái dầm,tình trạng dị ứng nhiễm trùng.
0,5
  + Các trường hợp sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân.
0,5
Không nên dùng: những người tỳ vị hư.
0,5
Bổ dương 
10
là các thuốc chữa chứng gây ra do phần dương của cơ thể, dùng để chữa các chứng dương hư
1
Phần dương trong cơ thể gồm: tâm dương, tỳ dương, thận dương.
1
Tâm tỳ dương hư: tay chân mệt mỏi, da lạnh, ăn uống không tiêu, ỉa lỏng, mạch vô lực
1
Thận dương hư: liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, lung gối mỏi yếu, lạnh đau mạch trầm tế.
1
Chỉ định chữa bệnh

- Chữa các bệnh do hưng phấn thần kinh
1
  + Bệnh suy nhược thần kinh do ức chế và hưng phấn đều giảm.
1
  + Những người lão suy
0,5
  + Những người đái dầm thể hư hàn.
0,5
- Trẻ em chậm phát dục
1
- Bệnh hen phế quản mạn tính,thể hư hàn do thận hư không nạp được phế khí
1
- Một số người mắc bệnh đau khớp, thoái khớp lâu ngày.
1
- Không nên dùng cho những người âm hư sinh nội nhiệt ,tân dịch giảm sút.
1
Những thuốc thường dùng để bổ âm, dương, khí, huyết.
(8 )
Thuốc bổ âm: Sa sâm, Mạch môn, Thiên môn, Câu kỷ tử, Quy bản, Miết giáp, Ngọc trúc ,Bách hợp, Bạch thược…
2
Thuốc bổ dương: Lộc nhung, Cẩu tích, Ba kích, Cốt toái bổ, Tục đoạn, Phá cố chỉ, Ích trí nhân, Nhục thung dung, Đỗ trọng
2
Thuốc bổ khí: Đảng sâm, Hoài sơn, Bạch truật, Nhâm sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Đại táo…
2
Thuốc bổ huyết: Thục địa, A giao, Hà thủ ô, Long nhãn, Câu kỷ tử, Đương quy, Bạch thược
2

5Đáp án một số môn thi Empty Re: Đáp án một số môn thi Sat Nov 03, 2012 4:22 pm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Câu 1. Anh chị hãy cho biết nghĩa vụ của viên chức theo luật viên chức số 58/2010/QH12?(30 điểm)

Trả lời:


Nội dung
Điểm
1. Nghĩa vụ chung của viên chức
7,5
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
1,5
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
1,5
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
1,5
- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được giao.
1,5
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
1,5
2. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
7,5
- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
1
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
1
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
1
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
1
- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
2
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
0,5
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
0,5
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
0,5
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
0,5
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
0,5
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1
3. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
7,5
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định đã nêu trên và các nghĩa vụ sau:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
1,5
- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
1,5
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
1,5
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
1,5
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
1,5
4. Những việc viên chức không được làm
7,5
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
1.5
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
1
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
1
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
1
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
1
- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2





Câu 2. Anh/ chị hãy nêu những quy định về Quy chế công tác xử lý chất thải?(40 điểm)

Trả lời:

1. QUY ĐỊNH CHUNG:
6
 1. Chất thải bệnh viện bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí; là những chất thải được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán, chăm sóc và sinh họat. Chất thải bệnh viện có đặc tính lí học, hoá học và sinh học vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn lây bệnh; vì vậy xử lí và kiểm soát nghiêm ngặt chết thải là nhiệm vụ  quan trọng của bệnh viện.
3
2. Khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện  chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và giám sát việc xử lí chất thải  trong toàn bệnh viện.
1,5
3. Nơi tập trung, bể chứa chất thải của bệnh viện phải có mái che, có tường bao quanh và ở phía tây bắc của bệnh viện.
1,5
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
19
1. Xử lí  chất thải rắn:
1
a. Mọi người làm phát sinh ra chất thải phải thu gom, phân loại bỏ vào đúng nơi quy định.
b. Chất thải rắn được phân làm 4 loại và đựng trong túi nylon hoặc hộp cứng theo quy định:
2
- Túi nylon màu xanh đựng chất thải chung không độc.
0,5
- Túi nylon màu vàng đựng chất thải nhiễm khuẩn.
0,5
- Hộp  cứng màu vàng đựng các vật sắc nhọn.
0,5
- Túi nylon màu đen đựng các chất hoá học, chất phóng xạ và thuốc gây độc.
0,5
c. Hộ lí các khoa, buồng bệnh có cách nhiệm :
5
- Đặt thùng rác kèm theo túi nylon tại các vị trí quy định.
1
- Tập trung rác từ các buồng bệnh, buồng thuật vào thùng rác chung của khoa.
1
- Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn ghi rõ họ tên khoa, buồng bệnh trên nhãn.
1
- Thu gom bỏ rác vào thùng nếu có rơi vãi ra ngoài.
1
- Cọ rửa thùng đựng rác hàng ngày.
1
d .Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm :
3
- Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa đến bể chứa rác của bệnh viện, không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.
1
- Vận chuyển chất thải ngày hai lần : Buổi sáng, buổi chiều và khi cần thiết.
1
- Tập trung riêng và vận chuyển đến nhà đại thể để chôn hoặc đốt chất thải là các mô, cơ quan nội hoặc các phần của cơ thể người bệnh cắt ra.
1
e. Xử lí chất thải:
4
- Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
+ Bảo đảm bệnh viện có lò đốt chất thải đúng tiêu chuẩn công nghệ.
1
+ Bảo đảm các điều kiện xử lí chất thải.
1
+ Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
2
- Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm :
4
+ Chôn sâu cách mặt đất 50cm hoặc đốt tại nơi quy định chất thải nhiễm khuẩn.
1
+ Tẩy uế, xử lí cơ học sau đó đốt hoặc chôn sâu cách mặt đất 50cm chất thải là các vật sắc nhọn.
1
+ Phân huỷ, hoá học hoặc xử lí theo quy định chất thải hoá học, các chất phóng xạ và thuốc gây độc.
1
+ Xử lí các dụng cụ sử dụng lại như thùng chứa, xe đẩy theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
1
2. Xử lí chất thải lỏng:
8
a. Giám đốc bệnh nên có trách nhiệm: Bảo đảm bệnh viện có hệ thống cống rãnh và bể ngầm để dẫn, chứa và xử lý chất thải từ các hoá chất lỏng được thải từ các buồng xét  nghiệm, X-quang, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện và nước mưa.
2
b. Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:
2
- Định kì nạo vét hệ thống cống rãnh, bể chứa bảo đảm thông thoát không bị tắc nghẽn.
1
- Xử lí nước thải bằng phương pháp lí học,  hoá học hoặc sinh học trước khi cho chảy vào sông, suối, ao, hồ tự nhiên.
1
c. Nghiêm cấm mọi người trong bệnh viện đổ các chất thải nguy hiểm vào hệ thống nước thải  công cộng khi chưa khử độc tính.
2
3. Xử tí chất thải khí:
2
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Bảo đảm xây dựng hệ thống ống khói lò đốt rác, lò hơi đạt tiêu chuẩn công nghệ.
1
- Các buồng xét nhiệm hoá sinh phải có hệ thống (hotte) chụp hút khí thải theo quy định.
1
 4. Tổ chức thực hiện:
7
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
3
- Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân trong dây chuyền xử lý chất thải.
1
- Bảo đảm cung cấp đủ phương tiện làm việc, phương tiện phòng hộ, hoá chất để xử lý chất thải và bảo đảm an toàn cho người lao động.
1
- Bảo đảm việc kiểm tra sức khoẻ định kì cho viên chức làm việc trong dây chuyền xử lí chất thải.
1
b. Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát và xây dựng các văn bản hướng dẫn để mọi viên chức thực hiện xử lí chất thải theo quy định.
2
c. Các viên chức làm việc trong dây chuyền xử lí chất thải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kĩ thuật, bảo hộ lao động và bảo quản sử dụng các phương tiện.
2


Câu 3. Anh/ chị hãy vẽ sơ đồ tổ chức của Cục Y tế GTVT hiện tại? (30 điểm)

Trả lời:



6Đáp án một số môn thi Empty KTV Xét nghiệm Mon Nov 05, 2012 11:12 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Trình bày kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu lưới (30 điểm)
1. Nguyên tắc:
(4)
Hồng cầu lưới là giai đoạn trung gian giữa hồng cầu có nhân và hồng cầu trưởng thành, được đặc trưng bởi ARN còn lại trong bào tương.
2
Người ta có thể nhận biết đặc điểm này nhờ các thuốc nhuộm làm tủa ARN trong hồng cầu.
2
2. Dụng cụ, hoá chất:
(7)
- Máu tĩnh mạch chống đông bằng EDTA khô.
1
- Ống nghiệm khô sạch có nút.
1
- Lam kính, lam kéo khô sạch.
1
- Pipet Pasteur.
1
- Xanh crésyl bão hoà.
1
- Tủ ấm hoặc Bain marrie.
1
- Kính hiển vi quang học.
1
3. Kỹ thuật:
a. Phương pháp trung tính:
(6)
- Dùng Pipette Pasteur nhỏ máu và thuốc nhuộm BCB trên lam kính với tỷ lệ 1 - 1
1
- Trộn đều bằng que gỗ, để yên 5 phút, tránh bốc hơi bằng cách đặt lam kính lên tấm khăn ẩm và đậy bằng đĩa petri
2
- Kéo làn máu mỏng, để khô
1
- Quan sát vật kính dầu
1
- Đếm số lượng hồng cầu lưới /1000 hồng cầu
1
b. Phương pháp trong ống:
(5)
- Lấy 200μl dung dịch xanh cresyl trong nước muối sinh lý vào tube 13
1
- Lấy 200μl máu bệnh nhân, trộn đều
1
- Ủ 370c trong 15-20 phút
1
- Lắc đều lấy một giọt và kéo lam tiêu bản thật mỏng, để khô tự nhiên.
1
- Đọc kết quả trên kính hiển vi với vật kính dầu.
1
4. Cách đọc
(5)
- Hồng cầu lưới có kích thước lớn hơn hồng cầu bình thường một chút, có những hạt xanh nhưng to hơn hồng cầu nhiều
1
- Chọn vị trí đếm hồng cầu lưới ở đoạn lame có hồng cầu đứng rới sát nhau,
1
- Đếm hết hồng cầu và hồng cầu lưới trong vi trường, tránh tình trạng đếm sót hồng cầu thường gây tăng hồng cầu lưới giả tạo,
1
- Cần phân biệt lưới trong hồng cầu lưới với cặn thuốc nhuộm, hoặc bắt màu của hồng cầu.
- Cứ 10 vi trường dừng lại 1 vi trường để đếm, khi đếm đủ 1000 hồng cầu ta ghi nhận số hồng cầu lưới và tính kết quả.
1
4. Nguyên nhân sai sót thường gặp:
(3)
- Lắc không đều: khi lấy máu để ủ, khi làm tiêu bản.
1
- Thuốc nhuộm kém chất lượng, hoặc cặn.
1
- Đọc nhầm thể vùi hoặc bạch cầu
1












Trình bày phương pháp định lượng Bilirubin trong máu (40 điểm)
1. Nguyên tắc kỹ thuật (Phương pháp với thuốc thử diazo):
(8 )
 Trong hoá sinh lâm sàng, thường xét nghiệm Bilirubin trực tiếp và Bilirubin toàn phần sau đó tính ra bilirubin gián tiếp.
1
 Nguyên tắc kỹ thuật định lượng bilirubin trực tiếp: Bilirubin trực tiếp trong huyết thanh có khả năng tham gia phản ứng trực tiếp với acid Sulfanilic và acid Nitrơ (trong thuốc thử Diazo) tạo thành phức hợp azo mầu hồng tím.
2
 Bilirubin toàn phần trong huyết thanh cũng có phản ứng tạo phức hợp azo mầu hồng tím như bilirubin trực tiếp nhưng cần có mặt của cetrimid.  
1
Trong endoplasmatic lưới mịn, bilirubin được tách ra từ albumin để liên hợp với acid glucuronic thành bilirubin monoglucuronide và bilirubin diglucuronide. 
1
Bằng cách này, bilirubin không hòa tan được chuyển đổi thành dạng bilirubin hòa tan và tiết vào trong mật.
1
Việc xác định nồng độ bilirubin bằng cách sử dụng những phương pháp này được dựa trên sự hình thành của azobilirubin, có tác dụng như là một chất chỉ thị màu. Màu hồng trong môi trường axit hoặc trung tính, và màu xanh-màu xanh lá cây trong môi trường kiềm.
2
 Phức hợp màu hồng tím tỷ lệ thuận với nồng độ Bilirubin trong huyết thanh được xác định ở bước sóng 546 (530-580)nm.
1
2. Chuẩn bị
(4)
a) Hoá chất:
- Hoá chất làm xét nghiệm Bilirubin toàn phần (có thể không cần chính xác nồng độ vì được pha sẵn)
+ Reagent 1 gồm:  . acid sulfanilic 30mmol/l
                            . acid hydroclorid 50 mmol/l
                            . DMSO (Dimethylsulfoxid) 7 mmol/l
+ Reagent 2 gồm: Natri-nitrit 29 mmol/l
2
- Hoá chất làm xét nghiệm bilirubin trực tiếp (có thể không cần chính xác nồng độ vì được pha sẵn)
+ Reagent 1 gồm:  . acid sulfanilic 30mmol/l
                            . acid hydroclorid 150 mmol/l
+ Reagent 2 gồm: Natri-nitrit 29 mmol/l
2
b) Bệnh nhân
(7)
Phải nhịn đói 4 giờ trước khi làm xét nghiệm. Tập thể dục nặng cũng có thể làm tăng bilirubin.
2
Thuốc Atazanavir làm tăng mức độ bilirubin gián tiếp.
1
Những thuốc có thể làm giảm nồng độ bilirubin toàn phần bao gồm barbiturates, caffeine, penicillin, và liều lượng cao của salicylat.
2
Những thuốc có thể làm tăng bilirubin trong máu bao gồm: allopurinol, steroids, một số thuốc kháng sinh,  thuốc kháng sốt rét, azathioprine, chlorpropamide, cholinergics, codeine, thuốc lợi tiểu, epinephrine, meperidine, methotrexate, methyldopa, ức chế men MAO, morphine, nicotinic acid, thuốc ngừa thai uống, phenothiazines, quinidine, rifampin, salicylates, sulfonamides, và theophylline.
2
3. Tiến hành xét nghiệm:
a) Định lượng Bilirubin toàn phần
(7)
Lấy máu tĩnh mạch sau đó ly tâm lấy huyết thanh
1
Hút 1000 µL reagent 1 (AT) bilirubin cho vào 2 ống (ống trắng working reagent và ống thử)
1
Hút 50µL reagent 2 cho vào ống thử.
1
Hút thêm 100µL mẫu vào ống trắng và 100µL huyết thanh ống thử.
1
Lắc đều, để 5 phút ở nhiệt độ phòng (15-29OC), đo máy bước sóng 555 (530-580) nm.
2
Chờ máy xử lý và đọc kết quả.
1
b) Định lượng Bilirubin liên hợp
(7)
Lấy máu tĩnh mạch sau đó ly tâm lấy huyết thanh.
1
Hút 1000 µL reagent 1 (AT) bilirubin cho vào 2 ống (ống trắng working reagent và ống thử)
1
Hút 50µL reagent 2 cho vào ống thử.
1
Hút thêm 100µL mẫu vào ống trắng và 100µL huyết thanh ống thử.
1
Lắc đều, để 5 phút ở nhiệt độ phòng (15-29OC), đo máy bước sóng 555 (530-580) nm.
2
Chờ máy xử lý và đọc kết quả.
1
4. Chỉ số bình thường:
(3)
 Bilirubin toàn phần < 17 mmol/l
1
 Bilirubin trực tiếp < 4,3 mmol/l
1
 Bilirubin gián tiếp ≤ 12,7 mmol/l
1







Trình bày quy trình nhuộm Gram (30 điểm)
1. Nguyên lý
(7)
Nhuộm Gram là một phương pháp thực nghiệm nhằm phân biệt các loài vi khuẩn thành 2 nhóm (Gram dương và Gram âm) dựa trên các đặc tính hoá lý của thành tế bào.
2
Sự bắt màu Gram khác nhau ở vi khuẩn Gram dương và Gram âm là do tính thẩm thấu khác nhau đối với ethanol của hai nhóm vi khuẩn đó.
2
Nếu dùng lysozyme biến đổi vi khuẩn Gram dương thành protoplast không có vách thì protoplast lại bắt màu Gram âm.
2
Nhuộm Gram được thực hiện trên dịch cơ thể hoặc mẫu sinh thiết bị nghi ngờ nhiễm khuẩn.
1
2. Chuẩn bị
(6)
a) Vật liệu, hoá chất
 Dung dịch Tím kết tinh (Crystal violet)
1
 Dung dịch Iod (dung dịch Lugol)
1
 Dung dịch tẩy màu: Etanol 95% hoặc trộn hỗn hợp 70ml etanol 95% với 30ml aceton.
1
 Dung dịch nhuộm bổsung: Safranin hay Fuchsin Ziehl
1
b) Bệnh phẩm
 Dịch tiết từ vết thương, sang thương: không được rửa trước
1
 Bệnh phẩm có thể được bác sĩ, điều dưỡng lấy sẵn để vào một ống nghiệp vô trùng, phải bảo đảm không nhiễm khuẩn.
1
3. Các bước tiến hành
(9)
 Chuẩn bị vết bôi: dùng que cấy vô trùng lấy một ít bệnh phẩm hòa vào 1 giọt nước cất ở giữa phiến kính, làm khô trong không khí.
2
 Cố định tiêu bản vi khuẩn: hơ nhanh vết bôi trên ngọn lửa đèn cồn 2-3 lần.
1
 Nhuộm bằng dung dịch Tím kết tinh trong 1 phút, rửa nước tối đa 5 giây, thấm khô.
1
 Nhuộm lại bằng dung dịch Iod trong 1 phút, rửa nước, thấm khô.
1
 Để nghiêng phiến kính 45O, tẩy màu bằng dung dịch alcohol 95% cho đến khi giọt cuối cùng chảy ra khỏi phiến kính không còn màu (thông thường khoảng 10 –30 giây) thì rửa nước, thấm khô. Đây là bước quan trọng nhất.
2
 Nhuộm bổ sung bằng dung dịch Safranin trong 1-3 phút, rửa nước, để khô trong không khí
1
 Soi kính: Sử dụng dầu soi kính và vật kính dầu để quan sát
1
4. Kết quả:
(4)
 Nhóm Gram dương có đặc tính không bị dung môi hữu cơ Etanol, Aceton tẩy phức chất màu giữa tím kết tinh và Iod. Kết quả là màu tím
2
 Nhóm Gram âm bị dung môi hữu cơ tẩy màu thuốc nhuộm ban đầu do đó sẽ bắt màu với thuốc nhuộm bổ sung (đỏ vàng với Safranin, đỏ tía với Fuchsin).
2
5. Ý nghĩa
(4)
 Cho kết quả nhanh hơn cấy
2
 Giúp phân biệt bệnh do nhiễm khuẩn với các trường hợp không do nhiễm khuẩn
2

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết