Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

chăm sóc bệnh nhân chóng mặt, rối loạn tiền đình

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Tài Năng Sốt

Bs Tài Năng Sốt
Thành viên VIP
Thành viên VIP

1. Chế độ ăn khi bị chóng mặt (CM)
Khi có sự thay đổi (tăng hay giảm) về thể tích Dịch trong các thành phần của Tai Trong thì có thể gây khởi phát cơn CM. Vì vậy, những bệnh nhân thường bị tái phát CM cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích Dịch ở các cơ quan trong cơ thể.
- Uống đủ Nước mỗi ngày. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, cảm giác đầu nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay trời nóng.
- Hạn chế các loại thức Ăn- uống Ngọt hay Mặn qúa vì sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của Tai trong.
- Tránh uống Cà phê hay thức uống có Cồn (Bia, Rượu) vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu làm mất nước.
- Tránh những loại thực phẩm có chứa Acid amin Tyramine vì nó có thể gây khởi phát bệnh Migraine (thể Nhức đầu kèm CM), như: Rượu vang đỏ, Gan gà, Thịt xông khói, Sữa chua, Chocolate, Chuối, Cam- Quýt- Chanh, trái Sung, Phô-mai, các loại Hạt.
2. Tránh các chất không phải là thực phẩm
Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn Tiền đình, như: thuốc Kháng viêm không-Steroid (vd: Aspirin có thể làm ù tai hơn; Ibuprofen gây giữ nước, rối loạn chất Điện giải), chất Nicotine (trong thuốc lá, gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng Tai trong)
3. Chế độ tập luyện và phòng ngừa:
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật chung quanh.
- Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.
- Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích,
- Tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
- Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng.
- Giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt.
- Tránh leo trèo cao.
- Tránh đọc sách báo khi ngồi xe hơi.
- Nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi cảm thấy chóng mặt.
- Hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.
Mặc dù chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây thì nên đi bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân ngay:
- Cơn nhức đầu đột ngột;
- Sốt từ 38 độ C trở lên
- Mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực
- Giảm thính giác;
- Mất định hướng không gian và thời gian;
- Nói khó khăn;
- Tay chân run rẩy, yếu;
- Mất ý thức;
- Cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã;.
- Cảm giác tê các đầu ngón chân, ngón tay;
- Đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường.
Các triệu chứng và dấu hiệu đó có thể báo hiệu cho những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết