Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Khách viếng thăm


Khách viếng thăm



1. Đại cương
- Phụ nữ gặp viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh tỷ lệ 5:1 và khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.
- Yếu tố gây bệnh viêm đường tiết niệu:
• Do sỏi đường tiết niệu
• Ứ trệ nước tiểu
• U phì đại tiền liệt tuyến.
• Những người bị mắc các các bệnh giảm khả năng chống đỡ của cơ thể như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, người già yếu, suy kiệt…
2. Nguyên nhân
- E. Coli là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn tiết niệu ( 80%).
- Một vài loại vi khuẩn Gr (+) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh: Liên cầu nhóm D, tụ cầu (tụ cầu vàng thường gây viêm tiền liệt tuyến, áp xe thận và nhiễm khuẩn sau mổ).
3.Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng
3.1.Triệu chứng lâm sàng
        Theo giải phẫu sinh lý của đường tiết niệu ta có thể chia làm hai nhóm:
* Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên
  Là trạng thái nhiễm khuẩn của thận cho tới miệng niệu quản, mà chủ yếu là ở nhu mô thận và thành của đài bể thận, tạo nên một bệnh lý đặc thù là viêm đài-bể thận cấp với các triệu chứng điển hình như sau:
- Sốt cao 39 – 40 0C, rét run, mạch nhanh.
- Đau thắt lưng một bên (hiếm khi  đau hai bên).
- Tiểu đục, đái máu, đái buốt, đái rắt.
- Khi nhiễm khuẩn xảy ra trên một đường  tiết  niệu bị tắc nghẽn (do sỏi, chít hẹp niệu quản...) thì trước đó bệnh nhân có cơn đau quặn thận.
- Khám lâm sàng có thể thấy đau nhiều vùng hố thắt  lưng, phản ứng cơ thắt lưng  (+), có thể thận lớn đau.
- Toàn trạng thay đổi: Buồn nôn, nôn, gầy sút, mất ngủ.
* Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới
  Là tình trạng nhiễm khuẩn của bàng quang niệu đạo kể cả bộ phận sinh dục  của nam giới (tiền  liệt  tuyến, tinh hoàn). Có thể gặp các hình thái sau: viêm  bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn cấp, viêm mào tinh cấp...
- Viêm bàng quang cấp tính thường không có sốt. Ngược lại viêm tiền liệt tuyến và tinh hoàn thì thường có sốt  390C.
- Toàn trạng ít thay đổi.
- Nổi bật là các triệu chứng kích thích bàng quang: Đái buốt, đái rắt, đau tức  hạ vị. Nước tiểu đục, có mủ hoặc có máu.
- Viêm mào tinh-tinh hoàn cấp thì đau ở bìu dữ dội, cấp tính. Nhiều trường hợp nhầm lẫn với xoắn thừng tinh.
- Khám lâm sàng thấy đau ở hạ vị khi ấn, có khi phát hiện thấy cầu bàng quang mạn tính (ứ đọng nước tiểu trong bàng quang mạn tính), thăm trực tràng thấy  tiền liệt  tuyến to đau (viêm tiền liệt  tuyến cấp);  tinh hoàn một bên sưng nóng đỏ (viêm mào tinh hoàn cấp).
  Ngoài hai thể bệnh trên, có nhiều  trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có biểu hiện lâm sàng, chỉ phát hiện được khi cấy nước tiểu có vi khuẩn.
3.2.Cận lâm sàng
a)Xét nghiệm nước tiểu
- Nhiễm khuẩn tiết niệu được chẩn đoán khi số lượng  nhiều bạch cầu trong nước tiểu >100/ml.
- Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng cho chẩn đoán do đó khi lấy mẫu xét nghiệm phải sát trùng kỹ vùng bộ phận sinh dục và cho bệnh nhân đái bỏ nước tiểu đầu bãi để tránh tạp khuẩn.
b)Xét nghiệm máu
- Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.
- Tốc độ lắng máu (VS) cao.
- Định lượng ure, creatinin máu để  đánh giá chức năng thận, nhất là khi có tắc nghẽn đường bài tiết nước tiểu.
c)Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
    Chủ yếu để  phát hiện sỏi cản quang hệ tiết niệu: Đối với mọi nhiễm khuẩn đường tiết niệu lần đầu và đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới tái phát.
d)Siêu âm
Đây là xét nghiệm làm nhanh cho kết quả chính xác, giá rẻ, có thể làm lại nhiều lần, do đó nên làm cho tất cả các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Nó cho phép chẩn  đoán tình trạng tắc nghẽn đường tiểu trên, các dị vật, u...
5. Điều trị
a)Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (viêm thận - bể thận)
Điều trị kháng sinh mạnh, kết hợp 2 loại kháng sinh: Một kháng sinh thông thường bằng đường uống + Gentamicin TB.
- Gentamicin 80mg: 3-5mg/kg/ngày x 7 ngày (chú  ý chức năng thận).
- Ciprofloxacin 0,5g: 15-20mg/kg/ngày x 10-14 ngày.
Sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh, xét nghiệm nước tiểu kiểm tra.
b) Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới
- Uống nhiều nước.
- Dùng kháng sinh bằng đường uống
Sulfamid  (Cotrim  forte):   2 viên/ngày.
Hoặc Ciprofloxacin 0,5g: 15-20mg/kg/ngày.
     Nitrofuran: 150mg/ngày( Sát khuẩn đường niệu)
- Các kháng sinh dùng trong vòng ít nhất 10 ngày.
- Khi kết thúc đợt điều trị phải xét nghiệm nước tiểu kiểm tra.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết