Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Đáp án thi viên chức 2017-2018

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đáp án thi viên chức 2017-2018 Empty Đáp án thi viên chức 2017-2018 Wed Jun 13, 2018 11:08 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

PHẦN LÝ THUYẾT Y HỌC CỔ TRUYỀN

Câu 1 Nêu chỉ định, chống chỉ định, kỹ thuật và liệu trình trong xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị đau lưng (30đ)
1. Chỉ định: (5đ)
- Điều trị các trường hợp đau lưng cấp tính và mãn tính.
2. Chống chỉ định: (10đ)
- Bệnh nhân đang mắc bệnh ngoài da vùng lưng, thắt lưng.
- Đau lưng do viêm cơ vùng lưng, thắt lưng.
- Đau lưng do ung thư, lao cột sống.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh loãng xương.
- Bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu.
- Bệnh nhân đang sốt cao.
3. Kỹ thuật thực hiện: (10đ)
- Xát, xoa, miết, phân, hợp, day, bóp, lăn, chặt vùng lưng, tập trung nhiều ở
vùng đau.
- Ấn các huyệt
+ A thị + Hoa đà giáp tích
+ Các du huyệt tương ứng với vùng đau.
- Phát vỗ Vỗ từ nhẹ đến nặng, tập trung vào chỗ bị bệnh, Vỗ huyệt Mệnh môn 3 cái.
- Vận động cột sống thắt lưng.
4. Liệu trình điều trị (5đ)
- Xoa bóp 30 phút/lần/ngày,
- Một liệu trình điều trị từ 10- 15 lần xoa bóp

Câu 2: Phân biệt cách châm bổ và châm tà (30 điểm)
Phương phápBổTả
Hơi thởThở ra, châm kim vào
Hít vào, rút kim ra
Hít vào, châm kim vào
Thở ra, rút kim ra
Chiều mũi kimHướng mũi kim đi thuận chiều kinh mạch
Hướng mũi kim đi ngược chiều kinh mạch
Thứ tự châm
Châm các huyệt theo thứ tự thuận chiều kinh mạch
Châm các huyệt theo thứ tự ngược chiều kinh mạch
Kích thích từng bậc
Châm vào nhanh 3 bậc
Rút kim chậm 1 lần
Châm vào nhanh 1 lần
Rút kim chậm 3 bậc
Cường độ
Châm “đắc khí”, để nguyên không vê kim
Châm “đắc khí”, vê kim nhiều lần
Thời gian
Lưu kim lâu
Lưu kim ngắn
Rút kim
Rút kim nhanh
Rút kim từ từ
Bịt lỗ châm
Rút kim bịt ngay lỗ châm
Rút kim không bịt lỗ châm
Câu 3: Nêu cách sắc thuốc và uống thuốc (40đ)
Chuẩn bị dụng cụ (10đ)
- Ấm thuốc: có thể dùng các loại ấm đất, ấm sành, nồi nhôm, xoong nhôm, nồi thép không gỉ, nồi áp suất, ấm sắc thuốc bằng điện. (4đ)
- Nước sắc thuốc: nước sạch. Tốt nhất là nước đã đun sôi để nguội (4đ)
- Bếp sắc thuốc: Các loại bếp củi, bếp than củi, bếp than tổ ong, bếp gas, bếp điện... (1đ)
- Chén để chứa nước thuốc sau khi sắc. (1đ)
Chuẩn bị thuốc (10đ)
- Trước khi cho vào siêu nên xem lại thang thuốc, vị nào để riêng, vị nào đã được sao tẩm (2đ)
- Xử lý thuốc khác nhau tùy loại (5đ)
• Các vị thuốc lá nên rửa nhanh dưới vòi nước cho sạch rồi hãy cho vào siêu.
• Những vị dược liệu quý hoặc không chịu được nhiệt độ cao như Nhân sâm, Quế, Tam thất thường được hãm, mài, tán thành bột gói riêng và nên cho vào chén thuốc trước khi uống để tránh hao hụt trong quá trình sắc thuốc. Cũng có thể thái lát, chưng nước cách thuỷ cho nhừ, chắt lấy nước hòa với nước thuốc uống. Bã sâm có thể ăn.
• Các loại dược liệu cần sắc lâu mới chiết được hết hoạt chất như các loại chất khoáng, vỏ trai, ốc, mai mực, xương động vật…
• Các vị thuốc phương hương (thơm, có tinh dầu như Bạc hà, Sa nhân, Đậu khấu, Nhục quế): khi sắp sắc xong mới cho thuốc vào, 4-5 phút sau thì bắc ra.
• Các thuốc là khoáng chất, khó tan (Thạch cao, Thạch quyết minh, Mẫu lệ…): cần đập vỡ nhỏ, sắc 10-15 phút rồi mới cho thuốc còn lại vào sắc chung.
• Các hóa chất, cao động vật dễ tan như A giao, Cao ban long, Cao hổ cốt, Phác tiêu, Qui giao, Lộc giác giao... cho vào nước sắc khi còn nóng, khuấy tan cho dễ uống
• Thuốc có sạn, đất (Hoàng thổ, Rễ lau) hoặc thuốc lượng lớn (Lô căn, Mao căn, Trúc nhự, Hạ khô thảo) sắc trước, chắt lấy nước làm nước sắc.
• Thuốc bột (như Hoạt thạch tán mịn): Cho vào vải rồi sắc để tránh khi chắt nước thuốc bột ra theo và khi uống sẽ vướng ở họng.
- Ngâm thuốc trước khi sắc (3đ)
• Nên ngâm dược liệu với nước sạch khoảng 30 phút trước khi sắc để làm mềm dược liệu, giúp hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
• Lượng nước đổ vào ngâm tuỳ theo lượng thuốc, trung bình khi ngâm, sắc nước nhất lượng nước trên thuốc 1,5 đốt ngón tay là vừa
• Sắc luôn nước ngâm đó , chứ không đổ đi thay nước khác.
Sắc thuốc (10đ)
- Sắc nhanh: (với thuốc giải cảm, thanh nhiệt, thuốc nhiều tinh dầu) cho nước ngập mặt dược liệu, đung lửa lớn sôi khoảng 10 phút, sau đó vặn xuống mức lửa vừa để nước thuốc sôi nhẹ thêm khoảng 20 phút là chắt ra được. Chỉ sắc 1 lần. Khi sôi thì rót ra uống lúc thuốc còn ấm nóng, để lấy khí giúp ra mồ hôi và không bị mất tinh dầu như bạc hà, kinh giới, tía tô. (3đ)
- Sắc chậm: (thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ) (7đ)
• Lần 1: đổ nước ngập mặt dược liệu (600ml). Khi bắt đầu sắc thường để lửa lớn (vũ hỏa), tuy nhiên cũng không nên lớn quá vì vừa tốn kém vừa làm nước sôi quá mau, mà một số hoạt chất trong dược liệu có bản chất là protein hoặc tinh bột khi gặp nhiệt độ cao đột ngột sẽ dễ bị đông cứng hoặc biến chất. Khi nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa (văn hỏa). Duy trì lửa riu riu cho thuốc sôi âm ỉ nhưng không trào ra ngoài. Thời gian sắc 50-60 phút, sắc đến còn 1/3 lượng nước cho vào. Thường còn lai 1 chén, tức chừng 250 ml. Chiết lấy nước thứ nhất.
• Lần 2: cho vào khoảng 400ml nước nóng, đun nhỏ lửa khoảng 60 phút, đến còn lại 8 phân (2/3 chén hay 200ml), hòa hai nước lại với nhau, có thể cô đặc cho dễ uống, lại rồi chia hai lần uống trong ngày.
Uống thuốc (10đ)
- Liều lượng thuốc (2đ)
• Người lớn: khoảng gần một chén (250ml) một lần. Vì số chén sắc lần đầu là 1 chén hòa với lần hai là 2/3 chén chia đôi để uống.
• Trẻ em <12 tuổi, giảm liều bằng 1/2 hoặc 1/3 của người lớn. Với trẻ em nôn hoặc tiêu chảy, uống liều trên vẫn nôn, vẫn ỉa chảy thì giảm liều để dạ dày, ruột có điều kiện tiếp nhận thuốc, hấp thu thuốc.
- Thời gian uống thuốc  (3đ)
• Bệnh cấp tính: uống thuốc khi cần (theo chỉ định của thầy thuốc)
• Bệnh mạn tính: uống trước khi ăn 1 giờ.
• Nên uống lúc bụng trống cho thuốc dễ hấp thu. Cũng có thể uống sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
• Hâm nóng trước khi uống.
- Dùng thuốc (2đ)
• Bệnh nhiệt uống thuốc hàn, bệnh hàn uống thuốc nhiệt
• Nên trộn đều các lần sắc với nhau và chia đều uống trong 1 ngày, uống khi thuốc còn ấm.
- Kiêng kỵ khi uống thuốc (3đ)
• Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá đỗ, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc vì vậy khi uống thuốc Đông y nên kiêng. Các ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thường trợ thấp sinh đờm, làm giảm quá trình hấp thu của thuốc cũng không nên ăn
• Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn thì phải tránh
• Không dùng chung với trứng, sữa, phó mát, nước giải khát có gas, nước ép trái cây, nước trà, các loại chè đậu, nước canh thịt, nước rau muống, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, các chất cay, nóng.

2Đáp án thi viên chức 2017-2018 Empty Điểm chấm bệnh án Wed Jun 13, 2018 1:44 pm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

PHẦN CHẤM BỆNH ÁN (THỰC HÀNH)

NỘI DUNGĐIỂMCHI TIẾT
Làm bệnh án đầy đủ thông tin      5 
Thông tin bệnh sử đủ     10 
   - Khai thác đủ các dấu hiệu của 1 triệu chứng
 chính
 2 điểm/1 triệu chứng,
 tối đa 5 điểm
   - Khai thác đủ thời gian diễn biến bệnh lý       2
   - Khai thác được điều trị trước đó       1
   - Dùng đúng thuật ngữ triệu chứng cơ năng       2
Thông tin tiền sử đủ      5 
   - Tiền sử chung       1
   - Tiền sử liên quan đến bệnh chẩn đoán       1
   - Tiền sử liên quan đến tiên lượng       1
   - Tiền sử liên quen đến điều trị       1
   - Yếu tố gia đình, thói quen liên quan đến
 điều trị
       1
Khám đủ cho chẩn đoán (phụ thuộc chẩn đoán của TS)      5 
Chẩn đoán      2 
Chẩn đoán phân biệt      5Mỗi chẩn đoán phân
 biệt 1 điểm
Đề nghị CLS phù hợp và đủ      3Mỗi CLS 1 điểm
Biện luận chẩn đoán và phân biệt     30 
   - Nêu sơ đồ cây chẩn đoán đầy đủ      10
   - Nêu rõ các dữ kiện trong cây chẩn đoán      10
   - Phân tích tốt theo cây chẩn đoán      10
   - Trường hợp chẩn đoán theo liên tưởng        5
   - Chẩn đoán phân biệt theo liên tưởng 1 điểm/1 chẩn đoán
   - Chẩn đoán theo liên tưởng phù hợp       5
   - Chẩn đoán phân biệt theo liên tưởng có thứ
 tự
       5
Nêu ý nghĩa của các CLS và giả định     20 
   - Nêu chính xác lý do làm CLS, ý nghĩa theo CĐ 2 điểm/1CLS, tối đa
 10 điểm
   - Lý luận giả định CLS 2 điểm/1CLS, tối đa
 10 điểm
Hướng điều trị phù hợp chẩn đoán tự nêu      5 
Chế độ chăm sóc phù hợp chẩn đoán tự nêu      5 
Trình bày rõ ràng, dễ đọc      5 
Cộng    100 



Được sửa bởi Bs Kinh Thi ngày Fri Jun 15, 2018 3:13 pm; sửa lần 2.

3Đáp án thi viên chức 2017-2018 Empty Thực hành KTV Xét nghiệm Fri Jun 15, 2018 9:57 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

1. Anh/chị hãy cho biết cách làm nội kiểm với xét nghiệm đường máu (Glucose) tĩnh mạch: phương pháp, chuẩn bị mẫu test và cách hiệu chỉnh sai số sau nội kiểm. (40 điểm)
1. Chuẩn bị mẫu huyết thanh kiểm tra (2đ)
Mẫu huyết thanh kiểm tra (do hãng cung cấp hoặc tự chuẩn bị). Nên có 2 mẫu mức trung bình và cao. (1đ)
  a. Mẫu do hãng cung cấp
Để mẫu về nhiệt độ phòng ít nhất 30 phút trước khi pha. (1đ)
Tiến hành pha với nước cất tiêm theo thể tích quy định trên nhãn lọ. (1đ)
  b. Mẫu tự pha chế
Dùng pipet rút 0,5ml dung dịch Glucose 5% (5000mg/100ml x 0,5ml = 25mg Glucose) (1đ)
Pha thêm 9,5ml nước cất để được 10ml dung dịch có nồng độ 250mg/dL (25mg/10ml) (1đ)
Muốn có dung dịch nồng độ 100mg/dL thì rút 2ml dung dịch trên (# 5mg) rồi pha thêm 3ml nước cất (5mg/5ml). (1đ)

Lựa chọn pipet phù hợp để pha. Nên sử dụng pipet thủy tinh có độ chính xác cao để pha (Pipet bầu, loại A). (1đ)
Để ổn định 30 phút trước khi phân tích. (1đ)
Một phần dùng chạy kiểm chuẩn ngay, phần còn lại bạn chia nhỏ và bảo quản ở < 0ºC để cho các lần sau. (1đ)
Ở các lần sau, các vật liệu kiểm chuẩn này phải được rã đông ít nhất 1h trước khi phân tích. (1đ)

2. Thời điểm thực hiện kiểm tra
Thông thường là đầu buổi sáng trước khi phân tích mẫu bệnh nhân. (1đ)
Cũng có thể kiểm chuẩn nếu thấy nghi ngờ kết quả trong khi đang làm mẫu BN (1đ)

3. Thực hiện quy trình đo mẫu và đọc kết quả (1đ)
Trộn đều mẫu thử trước khi thực hiện quy trình. (1đ)
Thực hiện tương tự như phân tích mẫu bệnh nhân. (1đ)
Nếu nhà sản xuất có quy định riêng thì thực hiện theo hướng dẫn. (1đ)

4. Đánh giá kết quả kiểm chuẩn (1đ)
Đối chiếu với khoảng giá trị của nhà sản xuất đã cho để xem kết quả mẫu thử có nằm trong giới hạn cho phép. (1đ)
Nếu kết quả mẫu thử nằm trong giới hạn cho phép thì làm chạy mẫu bệnh nhân như bình thường. (1đ)
Khi kết quả kiểm chuẩn nằm ngoài khoảng cho phép thì phải tìm hiểu nguyên nhân sai số, tìm biện pháp khắc phục sau đó tiến hành kiểm chuẩn lại. (1đ)
Tiến hành Calibration lại máy bằng hóa chất Calib sau đó tiến hành kiểm chuẩn lại. (1đ)

5. Hiệu chỉnh kết quả tạm thời (1đ)
Sử dụng công thức
Đáp án thi viên chức 2017-2018 Hieuchinh(2đ)

6. Thiết lập những chuẩn chất lượng (1đ)
Kiểm chuẩn tốt nhất khi thực hiện ít nhất 20 lần (có thể là 20 ngày liên tiếp) trước khi chạy mẫu bệnh nhân để có dữ liệu tính toán phù hợp với phòng xét nghiệm của bạn.  (1đ)
Ghi chép và tính toán các thông số sau:
Giá trị trung bình  ̅x: (1đ)

Đáp án thi viên chức 2017-2018 86c7b0faf280131ad65adfcb0d0f9545 (2đ)
Giá trị trung bình đánh giá độ đúng của xét nghiệm vì vậy  XTb phải càng gần giá trị thực của nhà sản xuất càng tốt. (1đ)

Độ lệch chuẩn (SD): (1đ)

Đáp án thi viên chức 2017-2018 616b3bfb2e10653483fa05b3ecab46ef (2đ)

Hệ số biến thiên (CV): (1đ)
CV=SD/mean×100% (2đ)
Giá trị CV lý tưởng thường là < 5%. Với một số xét nghiệm có thể chấp nhận < 10%. (1đ)
Các kết quả kiểm chuẩn là tốt khi nằm trong khoảng ± 2SD. (1đ)


2. Anh/chị hãy cho biết những yếu tố có thể làm thay đổi két quả xét nghiệm Bilirubin máu. (40 điểm)

Các yếu tố có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm Bilirubin máu
Đáp án thi viên chức 2017-2018 Xet-nghiem-bilirubin

- Vỡ hồng cầu của mẫu bệnh phẩm. (5đ)(KTV lưu ý để không làm vỡ hồng cầu trong quá trình lấy máu, vận chuyển mẫu.)

- Để mẫu bệnh phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hay ánh sáng nhân tạo > 1 giờ sẽ làm giảm nồng độ bilirubin của bệnh phẩm (5đ) (mức độ giảm nồng độ bilirubin toàn phần có thể lên tới 50% mỗi giờ). (4đ) (KTV tránh để bệnh phẩm tiếp xúc với ánh sáng và tiến hành xét nghiệm càng nhanh càng tốt.)

- BN có tiếp xúc trong vòng 24 giờ trước đó với thuốc cản quang.(5đ)

- Mẫu huyết thanh đục.(5đ)

- Các thuốc có thể làm tăng nồng độ bilirubin toàn phần (2đ): Adrenalin, allopurinol, các steroid làm tăng chuyển hóa, thuốc điều trị sốt rét, vitamin  C,  azathioprin,  chlorpropamid,  thuốc cường cholin (cholinergic), codein, dextran, thuốc lợi tiểu, isoproterenol, levodopa, thuốc ức chế MAO, meperidin, methyldopa, methotrexat, morphin, thuốc ngừa thai uống, phenazopyridin, phenothiazin, quinidin, rifampin, streptomycin, theophyllin, tyrosin, vitamin A. (kể ít nhất 3 loại thuốc, mỗi thuốc 2đ)

- Các thuốc có thể làm giảm nồng độ bilirubin toàn phần (2d): Barbituric, caffein, citrat, corticosteroid, ethanol, penicillin, protein, salicylat, sulfonamid, urea. (kể ít nhất 3 loại thuốc, mỗi thuốc 2đ)

3. Anh/chị hãy viết hướng dẫn để Điều dưỡng/Bệnh nhân lấy phân làm xét nghiệm tại bệnh viện. (20 điểm)

- Mục đích XN phân:
+ Soi tươi tìm máu và ký sinh trùng đường ruột. (1đ)
+ Tìm máu, sắc tố mật, mỡ. (1đ)
Đáp án thi viên chức 2017-2018 Recognize-Symptoms-of-Lactose-Intolerance-Step-7-Version-2
- Kỹ thuật:
+ Cho bệnh nhân đi tiểu, hứng nước tiểu riêng để lấy phân không bị lẫn với nước tiểu.. (2đ)
+ Trường hợp cấy vi khuẩn dùng khay quả đậu to tiệt khuẩn và phải rửa hậu môn trước. (2đ)
+ BN đi đại tiện vào bô dẹt (2đ)
+ Dùng que lấy phân (10-15g) ngay chỗ giữa bãi phân hoặc chỗ nghi ngờ như nơi có nhầy, máu trong bệnh lỵ amib. (2đ)
+ Cho phân vào lọ đậy kín lại. (2đ)
+ Soi tươi tìm KSTĐR: sau khi lấy được phân phải giữ lọ phân ấm bằng nhiệt độ cơ thể (giữ ấm trong 2 lòng bàn tay hoặc trong người)(2đ), gửi lên ngay phòng xét nghiệm. (2đ)
+ XN tìm giun kim, trứng giun: Dùng tăm bông cho vào hậu môn ngoáy rồi phết lên kính (2đ)

- Kiêng cử:
+ Trường hợp tìm máu trong phân, bệnh nhân phải kiêng ăn thịt nạc hoặc không uống thuốc có chất sắt, bismuth trong vòng 48 giờ. (2đ)

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết