Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Đáp án Đề thi lý thuyết Y sĩ Đông Y

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Đề thi
1. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của thể tỳ vị hư hàn và tỳ thận dương hư của viêm đại tràng mạn tính (40 điểm)
2. Lập bảng phân biệt cách châm bổ và châm tà (30 điểm)
3. Nêu cách sắc thuốc và uống thuốc (30 điểm)



Được sửa bởi Bs Kinh Thi ngày Thu Feb 09, 2017 2:49 pm; sửa lần 1.

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

1. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của thể tỳ vị hư hàn và tỳ thận dương hư của viêm đại tràng mạn tính (40 điểm)


Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

2. Lập bảng phân biệt cách châm bổ và châm tà (30 điểm)
Phương phápBổTả
Hơi thởThở ra, châm kim vào
Hít vào, rút kim ra
Hít vào, châm kim vào
Thở ra, rút kim ra
Chiều mũi kimHướng mũi kim đi thuận chiều kinh mạch
Hướng mũi kim đi ngược chiều kinh mạch
Thứ tự châm
Châm các huyệt theo thứ tự thuận chiều kinh mạch
Châm các huyệt theo thứ tự ngược chiều kinh mạch
Kích thích từng bậc
Châm vào nhanh 3 bậc
Rút kim chậm 1 lần
Châm vào nhanh 1 lần
Rút kim chậm 3 bậc
Cường độ
Châm “đắc khí”, để nguyên không vê kim
Châm “đắc khí”, vê kim nhiều lần
Thời gian
Lưu kim lâu
Lưu kim ngắn
Rút kim
Rút kim nhanh
Rút kim từ từ
Bịt lỗ châm
Rút kim bịt ngay lỗ châm
Rút kim không bịt lỗ châm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

3. Nêu cách sắc thuốc và uống thuốc (30 điểm)

Cách sắc thuốc

1. Dụng cụ sắc thuốc: Chỉ dùng siêu đất hoặc thủy tinh có nắp.
Nên dùng ấm sắc thuốc chuyên dụng không nên dùng nồi hoặc dụng cụ kim loại để sắc thuốc, như thế sẽ tránh được sự phân hủy của các hoạt chất, đặc biệt là tannin (chất chát) thường có trong cây cỏ. Đôi khi các kim loại còn có thể phối hợp với các thành phần trong dược liệu tạo thành các chất gây độc cho cơ thể.

2. Nước sắc thuốc:
Dùng nước đun chín là tốt nhất vì nước này đã loại bỏ các khoáng chất có thể làm mất tác dụng của một số vị thuốc.
Không nên dùng nước máy hoặc nước giếng vì đôi khi nước không đạt chuẩn hoặc là nước cứng.
Lấy thảo dược ra khỏi túi / gói, bỏ vào siêu, khỏa bằng chúng, và đổ sao cho ngập khoảng 1-2 đốt tay nước.
Thông thường lượng nước cho một thang thuốc 100g khoảng 500-600ml.

3. Trước khi đun sôi: cho các loại thảo dược ngâm trong nước trong 20 phút. Tốt nhất là không đun sôi thảo dược trước khi ngâm nước.

4. Thứ tự bỏ thuốc:
Một thang thuốc thường có nhiều vị thuốc phối ngũ với nhau. Trong đó có thể có loại dễ tan, có loại khó tan trong nước, có loại rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như tinh dầu, có loại mỏng manh, nhẹ thường dễ nổi lên trên như các loại hoa lá, có loại cứng chắc như rễ củ, loại nặng hay bị chìm xuống đáy siêu như các khoáng vật, xương động vật.
Trước khi cho vào siêu nên xem lại thang thuốc, vị nào để riêng, vị nào đã được sao tẩm, các vị thuốc lá nên rửa nhanh dưới vòi nước cho sạch rồi hãy cho vào siêu.
Loại có tinh dầu dễ bay hơi chỉ cho vào sau cùng trước khi bắc xuống, có loại cần phải cho vào túi vải để không làm khét đáy siêu như thạch cao.
Trong thang thuốc đôi khi còn có những vị thuốc quý như “sâm, nhung, quế, sừng tê...” thường được tán thành bột gói riêng và cho vào chén thuốc trước khi uống để tránh hao hụt trong quá trình sắc thuốc.

5. Về thời gian và nhiệt độ sắc thuốc:
- Nếu là thang thuốc giải cảm thường được sắc nhanh với lửa to và sắc một lần khi sôi thì rót ra uống lúc thuốc còn ấm nóng, để lấy khí giúp ra mồ hôi và không bị mất tinh dầu như bạc hà, kinh giới, tía tô.
- Nếu là thang thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như đương quy, nhân sâm, bạch truật, hà thủ ô... cần lấy vị nên sắc chậm với lửa riu riu cho thuốc sôi âm ỉ nhưng không trào ra ngoài, thời gian sắc 50-60 phút, rót lấy nước thứ nhất và sắc nước thứ hai cách cũng giống như nước thứ nhất. Hòa hai nước lại với nhau uống, hoặc có thể cô đặc lại rồi chia hai lần uống trong ngày.
Thời gian thông thuơ:
- 45 phút cho thang thuốc bổ
- 30 phút cho thang thuốc chữa bệnh
- 20 phút cho thang thuốc giải cảm (vd, cảm lạnh và cảm cúm), trường hợp này bắt đầu chỉ với hai chén nước

6. Cách sắc thuốc: Nên đun nhỏ lửa để có được khoảng 1 chén thuốc sau khi sắc. Cần điều chỉnh ngọn lửa / nhiệt độ trong lần sắc thứ hai và thứ ba cho phù hợp.
Lần thứ nhất đun sôi âm ỉ đổ ra. Lần sau đổ ít nước hơn so vói lần trước 1 chút rồi vẫn đun sôi âm ỉ rồi chắt ra. 3 nước chắt ra như vậy thì người ta sẽ cô lại được 3 chén thuốc. Sau đó, trộn các nước thu được với nhau rồi chia ra 3 lần uống.

7. Cách uống thuốc:
- Thuốc có thể đóng vào chai và để nơi mát. Trước khi uống thì đun lại. Thuốc bắc luôn phải uống ấm mới có tác dụng dẫn thuốc. Không nên sắc nước nào uống nước ấy vì nước sắc trước thường đậm đặc hơn nước sắc sau.
- Nên uống lúc bụng trống cho thuốc dễ hấp thu.
- Không dùng chung với trứng, sữa, phó mát.
- Không uống chung với nước giải khát có gas, nước ép trái cây, nước trà, các loại chè đậu, nước canh thịt, nước rau muống.
- Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, các chất cay, nóng.
- Không pha loãng thảo dược
- Không thêm mật ong. Mật ong và đường thay đổi các đặc tính chữa bệnh của thuốc sắc.
- Không ăn những thức ăn cứng, dai, khó tiêu, giúp thuốc dễ hấp thu.
- Chú ý kiêng ăn theo lời khuyên của bác sĩ cho từng loại bệnh. Sắc thuốc vẫn còn mang tính cách thủ công, tuy nhiên cẩn thận và chú ý khi sắc mới có thể chiết xuất được tối đa các hoạt chất. Sắc đúng kỹ thuật sẽ có được chén thuốc thang đầy đủ mùi vị của thuốc. Có khi người bệnh chỉ cần ngửi mùi thuốc cũng thấy khỏe được vài phần. Thuốc tốt cũng mang lại niềm tin rất lớn cho người sử dụng.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết