Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LỴ TRỰC KHUẨN

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Khách viếng thăm


Khách viếng thăm

BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN
(Shigellosis)

I. ĐẠI CƯƠNG:
Lỵ trực khuẩn còn gọi lỵ trực trùng, là bệnh viêm đại tràng cấp do trực khuẩn Shigella gây ra.
I. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Lỵ trực khuẩn thường cấp diễn. Thời kỳ ủ bệnh ngắn (từ 1 đến 7 ngày).
Bệnh phát đột ngột, không có triệu chứng báo trước với 2 hội chứng:
- Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao 38 - 39oC hoặc hơn, có rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp. Ở trẻ em có thể có cơn giật, đồng thời chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn (đôi khi bị nôn), BC tăng cao (10.000 - 13.000).
- Hội chứng lỵ: Đau bụng, lúc đầu đau âm ỉ quanh rốn rồi lan ra toàn bụng theo khung đại tràng, cuối cùng thành cơn đau quặn bụng, khu trú ở hố chậu trái làm bệnh nhân muốn đại tiện, mót rặn và rát hậu môn khi đại tiện, mỗi ngày đi hơn 10 lần, nhưng không có dấu hiệu “đi ngoài giả”. Lúc đầu phân sệt, sau loãng, rất thối, lẫn với nhầy và máu. Máu không tươi mà hồng nhạt hoặc sẫm như máu cá. Hội chứng nhiễm khuẩn thường ngắn từ 2 - 4 ngày, ít khi dài hơn. Hội chứng lỵ có thể từ 5 đến 10 ngày hoặc hơn, tùy thể bệnh, cơ địa bệnh nhân.
CÁC THỂ LỴ:
1. Thể nhẹ, cấp:
Có hội chứng nhiễm khuẩn nhẹ hoặc không rõ, nhiệt độ 37,5 - 38oC trong 1 - 2 ngày, váng đầu, mệt không đáng kể. Hội chứng lỵ nhẹ: đau quặn bụng, đi dưới 10 lần/ngày. Bệnh tự giảm nhanh. Bệnh nhân phục hồi trong vòng 1 tuần.
2. Thể vừa, cấp:
Có hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ điển hình và dài hơn. Sốt 38 - 40oC từ 1 - 4 ngày, đau đầu, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp hạ ít. Đi ngoài từ 15 đến 20 lần/ngày, kèm theo mất nước (khát nước, môi khô, lưỡi bự trắng). Được điều trị tốt,
bệnh nhân sẽ phục hồi sau 7 đến 14 ngày.
3. Thể nặng, cấp:
It gặp. Có hội chứng nhiễm khuẩn rất rõ rệt, kéo dài hơn 1 tuần.
Hội chứng lỵ: đau quặn bụng dữ dội, mót rặn kèm mót đái không kìm được. Đi ngoài trên 30 lần/ngày, có khi không đếm được, mất nước, rối loạn điện giải. Bệnh nhân kiệt sức, nằm đại tiện tại chỗ, có khi hậu môn mở rộng, phân tự chảy, toàn mủ và máu, mắt trũng, mặt hốc hác, mạch nhanh yếu, nhịp tim mờ, huyết áp hạ, thở gấp, li bì, ngủ gà, có thể chết nhanh sau 3 - 7 ngày. Phục hồi chậm và khó khăn, để lại di chứng, biến chứng. Sau đó bệnh có thể diễn biến như thể lỵ điển hình.
4. Lỵ cấp ở trẻ < 1 tuổi:
Có những thể cấp như trên, ngoài ra còn gặp thể rất nhẹ, kín đáo, giống như rối loạn tiêu hóa: phân loãng, không sốt.
5. Thể dạ dày - ruột cấp:
Như một nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn: bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh, nôn nhiều lần, phân loãng, không nhầy máu, đau bụng lan 6. tỏa, sau đó bệnh có thể diễn biến như thể lỵ điển hình.

6. Thể tối độc:
Rất hiếm. Đi ngoài nhiều, phân nhầy mủ, có khi toàn máu, bệnh nhân có thể
chết trong vài ngày đầu trong hôn mê, trụy tim mạch.
7. Lỵ kéo dài, mạn tính:
Ít gặp.Thường thấy ở trẻ em (chiếm tỷ lệ từ 2 - 5% tổng số trường hợp lỵ), có thể do hệ thần kinh chưa ổn định, ký sinh trùng đường ruột sẵn có ở đường tiêu hóa. Lỵ mạn tính có thời kỳ bột phát và thuyên giảm nối tiếp nhau.
Khi bột phát, về lâm sàng như lỵ cấp nhẹ hoặc vừa, khả năng làm việc giảm. Ở giai đoạn thuyên giảm, khả năng làm việc được hồi phục nhưng vẫn rối loạn tiêu hóa.
Lỵ kéo dài không còn giai đoạn thuyên giảm, bệnh ngày càng nặng, toàn thân suy sụp dần. Rối loạn tiêu hóa nặng, mọc nấm Candida đường tiêu hóa, thiếu Vitamin, thiếu máu. Thể này chỉ còn thấy ở người cao tuổi, mắc đồng thời nhiều bệnh nặng.
III. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:
- Dịch tễ: Bệnh xảy ra đồng loạt, nhiều người mắc bệnh trên một địa bàn hẹp, trong một thời gian ngắn.
- Lâm sàng: Hội chứng lỵ đi đôi với hội chứng nhiễm khuẩn.
- Xét nghiệm: Soi phân thấy nhiều HC và BC đa nhân trung tính, không thấy amip thể ăn HC.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1. Với lỵ do amip:
- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không rõ ràng: Không sột hoặc sốt nhẹ, toàn thân ít bị ảnh hưởng.
- Hội chứng lỵ có đặc điểm: Thường hay đau vùng hố chậu phải, có đấu hiệu “đi ngoài giả”. Số lần đi ngoài ít (từ 5-15 lần/ngày). Nhầy và máu thường riêng rẽ, nhầy trong như nhựa chuối, số lượng ít và dính bô.
- Soi phân thấy: + Có nhiều BC đơn nhân.
+ Có Amip thể lớn ăn HC.
2. Với nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella:
Giống thể dạ dày và ruột của lỵ trực khuẩn cấp, nhưng khác với lỵ ở chỗ bắt đầu bằng đau dữ dội vùng thượng vị, nôn thốc nôn tháo. Đại tiện nhiều lần, phân lỏng, thối, lổn nhổn, màu xanh xám; sốt cao: 39-400C, rét run. Trong vài giờ, có thể gây mất nước, rối loạn điện giải nặng, dẫn tới trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
3. Với viêm đại tràng mạn tính:
- Thường không sốt, toàn thân ít thay đổi.
- Hội chứng lỵ: Thường xuất hiện liên quan sau ăn một loại thức ăn nhất định như: mỡ, chất tanh. Biểu hiện hội chứng lỵ nhẹ.
- Tiền sử: Đã bị nhiều lần tương tự.
- Xét nghiệm: Soi phân nhiều lần không thấy amip.
4. với Loạn khuẩn ruột:
Thường xuất hiện sau khi dùng kháng sinh đường uống phổ rộng, liều cao, kéo dài nhiều lần phân lỏng nhão hoặc ỉa ra mỡ. Do hấp thu kém và ăn kém, nên cơ thể suy kiệt, thiếu máu, phù, sốt nhẹ. Xét nghiệm BC tăng, BC đa nhân trung tính tăng, máu lắng tăng.


V. ĐIỀU TRỊ:
1. Kháng sinh:
Những thuốc được khuyên nên dùng để điều trị lỵ trực khuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới-1995 là:
- Ampicilin: Người lớn 1g/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày
Trẻ em 25mg/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày
- TMP + SMP (Trimethoprim + Sulphamethoxazol):
Người lớn: TMP 160 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
SMP 800 mg/ lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
Trẻ em: TMP 5 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
SMP 25 mg/ lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
- Các Quinolon:
* Ciprofloxacin: Người lớn 400 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
Trẻ em 15 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
* Ofloxacin: Người lớn 200 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
2. Điều trị triệu chứng:
2.1. Chống mất nước – điện giải:
- Mất nước nhẹ: Uống ORESOL, nước cháo, nước sữa chua….
- Mất nước vừa và nặng: Kết hợp uông ORESOL và truyền LactatRinger, Natriclorua 0,9 % kết hợp với Glucose 5 %...
2.2. Chồng sốt cao: Lau mát và Paracetamol: 15 mg/kg/lần (không quá 60 mg/kg/24 giờ).
2.3. Trợ tim-trợ lực.
2.4. Điều trị các triệu chứng khác.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết