Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Phuong KT

Phuong KT
Thành viên
Thành viên

DỰ THẢO QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2011
CỦA BỆNH VIỆN GTVT THÁP CHÀM
(Kèm theo quyết định số / QĐ-BV, ngày tháng năm 2011
của Giám đốc Bệnh viện GTVT Tháp Chàm)
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn Bệnh viện, đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao và sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả.
2. Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm những nội dung thu, chi trên cơ sở phạm vi quy định hiện hành của Nhà nước và cả nội dung chi do đặc thù của Bệnh viện mà Nhà nước chưa có quy định.
3. Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong Bệnh viện, có ý kiến thống nhất của Đảng, Công đoàn Bệnh viện. Quy chế chi tiêu nội bộ là văn bản pháp lý để Cục Y Tế GTVT và các cơ quan quản lý tài chính khác giám sát các hoạt động tài chính của Bệnh viện và để kho Bạc Nhà nước nơi Bệnh viện mở tài khoản làm căn cứ kiểm soát chi.
4. Tất cả mọi nguồn thu phải chịu sự quản lý và phản ánh trên sổ sách của Bệnh viện. Mọi khoản thu (nội dung thu, định mức thu) ngoài quy định của Nhà nước phải do Giám đốc Bệnh viện quy định. Nghiêm cấm các khoa, phòng trong Bệnh viện tự ý thu, tự ý chi riêng.
5. Đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Đảm bảo công bằng dân chủ trong đơn vị; Khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi; Thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
6. Động viên CB-VC trong Bệnh viện tập trung trí tuệ, sức lực cho việc xây dựng Bệnh viện; Đầu tư đúng đắn về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho sự phát triển chung của toàn ngành; Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình khám và điều trị bệnh, nghiên cứu khoa học, dịch vụ, liên doanh liên kết.
7. Quy chế có giá trị sử dụng lâu dài định kỳ hàng năm sẽ thông qua Hội nghị CB – VC của Bệnh viện để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những điểm không phù hợp sao cho hoàn thiện. Những vấn đề phát sinh chưa có quy định, Giám đốc Bệnh viện sẽ xem xét quyết định



PHẦN II
NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ NỘI DUNG CHI
1. Nguồn tài chính :
1.1. Kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp, gồm :
- Kinh phí theo chỉ tiêu giường bệnh : 2.035.000.000đ
- Kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ : 1.380.000.000đđ
Tổng cộng số tiền được NSNN cấp : 3.415.000.000đ
1.2. Nguồn thu sự nghiệp, gồm :
- Quyết toán BHYT : 1.600.000.000đ
- Thu viện phí + 20% BHYT + KSK lẻ : 560.000.000đ
- Thu KSK và các khoản thu hợp lệ khác : 100.000.000đ
- Thu khác : 40.000.000đ
Tổng cộng số tiền thu sự nghiệp : 2.300.000.000đ

2. Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được thực hiện như sau :
2.1. Chi thường xuyên :
Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm : Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; giữ nguyên các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên TSCĐ và các khoản chi khác theo chế độ quy định.
2.2. Chi không thường xuyên :
Mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.
3. Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm, thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ:
* Do chnh lệch thu, chi của Bệnh viện nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, nên đơn vị quyết định như sau :
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; dự kiến hệ số K = 0,5.
- Sau đó trích lập các quỹ theo quy định;
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp : 35%
+ Quỹ phúc lợi : 20%
+ Quỹ khen thưởng : 25%
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : 20%
* Trường hợp chênh lệch thu, chi lớn hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ thì Bệnh viện sẽ trích lập cc quỹ trước khi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Thu nhập tăng thêm được trích ra từ quỹ dự phịng ổn định thu nhập.
4. Quy định về thủ tục thanh toán :
Mọi nghiệp vụ tài chính có liên quan đến việc sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu của Bệnh viện đều phải lập các chứng từ kế toán theo quy đnh.
PHẦN III
CÁC NỘI DUNG CHI CỤ THỂ
A. Phần chi thường xuyên :
I. Phạm vi nội dung các hoạt động tài chính trong quy chế chi tiêu nội bộ :
- Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù.
- Công tác phí trong nước.
- Trang bị, quản lý điện thoại và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc.
- Thanh toán dịch vụ công cộng
- Văn phòng phẩm.
- Thanh toán chi phí nghiệp vụ chuyên môn.
- Quy định về khoản kinh phí nộp cấp trên
- Trích lập và sử dụng các quỹ.

1.Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương :
1.1 Về trả thu nhập cho cán bộ, viên chức.
Nguyên tắc chung :
a) Về trả tiền lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp theo lương : Căn cứ vào chế độ tiền lương ngạch, bậc và các khoản phụ cấp theo lương, hệ số lương theo tiêu chuẩn chức danh viên chức.
b) Về trả thu nhập tăng thêm : Căn cứ vào kết quả tài chính của năm trước và khả năng của năm kế hoạch, Bệnh viện xây dựng phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động gồm lao động trong biên chế và lao động hợp đồng công tác tại Bệnh viện từ 13 tháng trở lên; phương án trả thu nhập tăng thêm cho cá nhân theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng cao hơn và ngược lại; phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên lương, cấp bậc, chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, phòng, ban đơn vị trực thuộc được phân loại theo bình bầu A, B, C …. để từ đó xây dựng hệ số trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong đơn vị cho phù hợp.
c) Tạm ứng chi trước thu nhập tăng thêm trong năm : Căn cứ quy định tại Thông tư 71/TT-BTC ngày 9/8/2006, và khả năng nguồn chênh lệch thu, chi của từng quý, Bệnh viện quy định tạm ứng chi trước thu nhập tăng thêm hàng quý là 40%.
Tổng tiền lương trả cho từng cá nhân không vượt quá 2 lần so với mức tối thiểu chung của Nhà nước quy định đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.
Công thức xác định tổng quỹ tiền lương của đơn vị và lương cá nhân :
• Tổng quỹ lương của đơn vị : 2.004.732.000đ





= 730.000đ x 1,5 x 2,33 x 60 người x 12 tháng
* Dự kiến 1/5/2011 mức lương tối thiểu tăng :
= 100.000đ x1,5 x 2,33 x 60 người x 8 tháng = 167.760.000đ
* Tiền lương cá nhân cho 1 tháng :




= 730.000 x 1,5 x 2,33 = 2.551.350đ/người/tháng
* Đối tượng áp dụng :
- Cán bộ công nhân viên trong biên chế;
- Các đối tượng ký hợp đồng công tác tại Bệnh viện từ 13 tháng trở lên; hợp đồng không xác định thời hạn.

* Các quy định cụ thể mức hưởng lương tăng thêm :
Quy định chung mức hưởng toàn Bệnh viện :
- Để việc phân phối tiền lương, tiền công được đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ và phản ánh được chính xác mức hiệu suất công tác, nâng cao tinh thần đấu tranh và tự phê bình thực hiện dân chủ trong cơ quan, hàng tháng các khoa phòng tiến hành bình xét xếp loại lao động theo các mức A,B,C,D theo Quy che thi đua khen thưởng năm 2011.
- Kiểm điểm theo nhiệm vụ được giao trong tháng, sau khi xem xét ở khoa, phòng xong, được ban thi đua Bệnh viện xét duyệt theo nhiệm vụ của Bệnh viện để chính thức công nhận xếp loại lao động, là căn cứ để chi trả lương cho từng cá nhân theo mức được hưởng như sau :
+ Đạt loại A : được hưởng 100% hệ số lương tăng thêm theo Nghị định 43
+ Đạt loại B : được hưởng 80% hệ số lương tăng thêm theo Nghị định 43
+ Đạt loại C : được hưởng 60% hệ số lương tăng thêm theo Nghị định 43
+ Không hoàn thành nhiệm vụ : Loại D = không
- Nội dung bình bầu nộp lên phòng Tổ chức Hành chính chậm nhất là ngày 15 của tháng sau, riêng tháng cuối quý chậm nhất là ngày 10 của tháng sau. Nếu khoa, phòng nào nộp trễ mà không có lý do chính đáng sẽ hạ 1 bậc thi đua của Trưởng khoa. Hội đồng xét lương sẽ họp và xét hàng tháng. Căn cứ vào các tiêu chuẩn thi đua đã được Bệnh viện đề ra và tình hình thực tế tại Bệnh viện, Hội đồng có thể tăng thêm về số lượng thưởng, tỉ lệ ABC của các khoa phòng và mức độ phạt của từng cá nhân.
+ Trường hợp tất cả các nguồn thu khác không đạt kế hoạch đề ra thì xếp loại lao động cũng giảm tương ứng.
+ Nếu bằng không thì toàn Bệnh viện xếp loại D, chỉ được hưởng hệ số lương theo Ngân sách Nhà nước cấp, không có lương tăng thêm.
Quy cụ thể cho các trường hợp :
- Đối với hợp đồng dài hạn : 12 tháng đầu không được hưởng lương NĐ.
- Các trường hợp được hưởng lương tăng thêm :
+ Nghỉ bù trực của Bác sĩ.
+ Đi công tác theo Quyết định Giám đốc Bệnh viện.
+ Cc trường hợp do điều kiện nhân lực không sắp xếp cho điều dưỡng nghỉ bù đầy đủ hàng tháng phịng điều dưỡng phải có tờ trình cho Gim đốc để xem xét giải quyết.
Ngoài những lý do trên thì tất cả những trường hợp nghỉ khác đều không được hưởng lương Nghị định 43.
* Hệ số hưởng lương Nghị định 43 :
Hệ số lương tăng thêm của Nghị định 43 được thực hiện tại đơn vị tạm tính là 0,5. Hệ số này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị nhưng tối đa không quá 2 lần lương cơ bản.
Công thức tính lương tăng thêm như sau :

Hệ số bằng cấp x HS chức vụ, TNVK x HS lương

Ngoài những hệ số lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Nhà nước thì Bệnh viện có những điều chỉnh như sau :
- Hệ số bằng cấp :
+ Chưa có bằng THCS : 0,6
+ Chưa có bằng PTTH : 0,7
+ Có bằng PTTH : 0,8
+ Sơ cấp : 0,9
+ Trung cấp : 1
+ Đại học : 1,1
+ Đại học Y : 1,2
+ Chuyên khoa 1, thạc sĩ : 1,3
+ Chuyên khoa 2, tiến sĩ : 1,4
- Hệ số chức vụ :
+ Không có chức vụ : 0,5
+ Phụ trách kiêm nhiệm : 0,55
+ ĐD trưởng khoa : 0,6
+ Phó khoa : 0,65
+ Trưởng khoa, phó CTCĐ : 0,7
+Phó GĐ, Chủ tịch CĐ : 0,8
+ Phó GĐ phụ trách : 0,9
+ Giám đốc : 1
Trong trường hợp chưa có phó khoa, phó phòng thì các chức danh phụ trách khoa, phòng được hưởng như phó khoa, phó phòng.
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì hưởng theo hệ số cao nhất.
* Các khoản phụ cấp : 373.079.617đ
* Phụ cấp ưu đãi: 254.320.617đ
+ Mức hưởng phụ cấp 20% : theo Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 1/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế đô phụ cấp ưu đi nghề đối với cán bộ viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước dành cho các đối tượng : Cán bộ viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế.
(118,725 x 730.000đ x 20% x 12 tháng) = 208.006.200đ
+ Dự kiến 1/5/2011 mức lương tối thiểu tăng :
(118,725 x 100.000đ x 20% x 8 tháng) = 18.996.000đ
+ Mức hưởng phụ cấp 15% : áp dụng cho các đối tượng : Cán bộ, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế, Giám đốc Bệnh viện ra quyết định mức này trích từ quỹ phúc lợi.
(19,0505 x 730.000 x 15% x 12 tháng) = 25.032.357đ
+ Dự kiến 1/5/2011 mức lương tối thiểu tăng :
(19,0505 x 100.000 x 15% x 8 tháng) = 2.286.060đ
Để khuyến khích các Cận lâm sàng làm thêm ngoài giờ, quy định cách thanh toán tiền công như sau : (trích từ nguồn thu BV)
- Siêu âm, X quang : 5.000đ/ ca
- Xét nghiệm : 3.000đ/ ca
- Điện tim : 2.000đ/ ca

* Phụ cấp độc hại : 13.384.000đ
- Hệ số 0,1 có 2 người : (0,1 x 2 người x 730.000đ x 12 tháng) = 1.752.000đ
- Hệ số 0,2 có 2 người : (0,2 x 2 người x 730.000đ x 12tháng) = 3.504.000đ
- Hệ số 0,4 có 2 người : (0,4 x 2 người x 730.000đ x 12tháng) = 7.008.000đ
* Dự kiến 1/5/2011 mức lương tối thiểu tăng : 1.120.000
- Hệ số 0,1 có 2 người : (0,1 x 2 người x 100.000đ x 8 tháng) = 160.000đ
- Hệ số 0,2 có 2 người : (0,2 x 2 người x 100.000đ x 8 tháng) = 320.000đ
- Hệ số 0,4 có 2 người : (0,4 x 2 người x 100.000đ x 8 tháng) = 640.000đ

* Phụ cấp trực : 45.375.000đ
Hàng tháng, khoa phòng tổng hợp số buổi trực sau đó nộp lên phòng HCTC. Mức chi tiền trực được thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Tại đơn vị :
- Mỗi ngày có 03 người trực ( 1 Bs, 2 ĐD/Ysĩ )
- 1 tháng gồm : + 8 ngày TB, CN
+ 22 ngày thường.
- 1 năm có 9 ngày lễ, tết
Quy định mức tính : + ngày thường : 25.000đ
+ thứ bảy, chủ nhật : 32.500đ
+ Lễ, tết : 45.000đ
8 x 3 x 32.500 x 12 tháng = 9.360.000 đ
22 x 3 x 25.000 x 12 tháng = 19.800.000 đ
9 x 3 x 45.000 = 1.215.000 đ
30.375.000 đ

+ Hỗ trợ thêm phụ cấp trực : ( trích từ nguồn thu Bv)
Chuyên môn :10.000đ/người/ngày ( 03 người trực chính )
Bảo vệ : 5.000đ/người/ngày (01 người )
+ Hỗ trợ tiền tự học nâng cao trình độ chuyên môn do Giám đốc xét từng trường hợp quyết định.

* Chi phụ cấp làm các thủ thuật, phẫu thuật :15.000.000đ
1.250.000đ/tháng x 12 tháng = 15.000.000đ

* Phụ cấp làm đêm thêm giờ : 45.000.000đ
Do nhu cầu công việc phải điều động công tác vào những ngày thứ 7, chủ nhật, ngoài giờ, dự tính : 15.000.000đ
Riêng các hội thi tổ chức vào những ngày thứ bảy, chủ nhật : nếu tổ chức một buổi sáng 4 giờ thì khoán chi 2 giờ, nếu một ngày 08 giờ thì khoán chi 4 giờ.
Các khoa phòng khi có yêu cầu làm thêm giờ thì phải tổ chức chấm công đầy đủ, phải được thủ trưởng đơn vị, HCTC, KHTH , TCKT ký duyệt.
Thời gian làm thêm ngày thường được tính 150% lương; thứ bảy, chủ nhật 200%lương; ngày lễ, tết 300% lương.
Dự tính : 30.000.000đ

Các khoản đóng góp Ngân sách Nhà nước chi : 441.041.040đ
Các khoản đóng góp NSNN chi trích từ quỹ lương
Bao gồm : 16% BHXH : 320.757.120đ
2% KPCĐ : 40.094.640đ
3% BHYT : 60.141.960đ
1% BHTN : 20.047.320đ

2. Công tác phí : 60.000.000đ
Thanh toán chế độ công tác phí theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 về việc thanh toán chế độ công tác phí
Dự kiến : 60.000.000đ
* Chứng từ thanh toán công tác phí qui định :
Giấy công lệnh, giấy đi đường, vé tàu, hoá đơn phòng ngủ, các chứng từ phù hợp với nội dung và đặc điểm công tác.
* Thanh toán tiền tàu xe:
Người đi công tác được thanh toán tiền tàu xe, bao gồm : Vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan đến nơi công tác và ngược lại, phí chuyên chở tài liệu,…. phục vụ cho chuyến đi công tác ( nếu có ) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả.
* Thanh toán lưu trú phòng ngủ :
Quy định mức tối đa :
+ Đi công tác ở quận thuộc TPHCM, Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Cần Thơ, TP Đà Nẵng và TP là đô thị loại I thuộc Tỉnh, mức khoán :
- 300.000đ/ ngày/người.
+ Đi công tác tại huyện thuộc các TP trực thuộc TW, tại Thị xã, TP còn lại thuộc Tỉnh, mức khoán :
- 200.000đ/ngày/người.
+ Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán :
- 120.000đ/ ngày/ người.
+ Những nơi không có nhà nghỉ, nhà khách, không có hoá đơn tối đa 50.000đ/người/ ngày.

* Thanh toán phụ cấp lưu trú :
Được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan (bao gồm thời gian đi trên đường và thời gian lưu trú tại nơi công tác )
- Đi công tác dưới 150km : 50.000đ/ ngày
- Đi công tác trên 150km : 70.000đ/ ngày
- Đi công tác trên 300km (ở các Tỉnh, TP còn lại) : 100.000đ/ngày
- Đi công tác trên 300km (ở TP Hà Nội & TPHCM) : 150.000đ/ ngày
Trường hợp đi công tác giải quyết các công việc quan trọng thì được Giám đốc thanh toán theo thực tế.
* Khoán công tác phí :
Được quy định tuỳ theo nhu cầu công việc : mức khoán tối đa 200.000đ/ tháng, tối thiểu 50.000đ/ tháng.
* Quy định về sử dụng xe ô tô, xe cứu thương khi thi hành công vụ :
* Dự kiến : 15.000.000đ
- Đi khám sức khỏe dịch vụ theo đoàn;
- Đi công tác theo giấy điều động của cấp trên;
- Đi công tác theo phân công của Giám đốc;
- Chuyển bệnh nhân cấp cứu
Thực hiện theo quy chế định mức do Phịng TC-HC quy định trình Gim đốc Quyết định về việc ban hành quy chế về sử dụng xe ô tô, xe cứu thương (sẽ có quy chế ring)
-
3. Thông tin tuyên truyền liên lạc : 14.160.000đ
Nguyên tắc chung :
Máy điện thoại chỉ dùng vào mục đích cho các công việc tập thể, khi dùng phải tiết kiệm thời gian gọi, giảm chi phí.
* Máy điện thoại : gồm 8 máy cố định, 1 máy fax :
Dự tính : 1.180.000đ/tháng x 12T = 14.160.000đ
+ Dự tính khoán điện thoại :
- Máy giám đốc : 200.000đ/tháng
- Máy tài vụ : 250.000đ/tháng
- Máy các khoa, phòng : 50.0000 đ/máy/tháng x 5 máy = 250.000đ/tháng
- Hành chính : 150.000đ/tháng
- Máy nội tỉnh phục vụ bệnh nhân : 50.000đ
- Hộp thư điện tử : 330.000đ/tháng
- Máy fax : 200.000đ/tháng
+ Mức khoán trên gồm cả thuế 10% và tiền thuê bao máy.
+ Quy định trên được áp dụng thống nhất trong toàn Bệnh viện, nếu sử dụng quá định mức thì bộ phận được giao tự bỏ tiền cá nhân để thanh toán, nếu dùng không hết quy định/tháng thì thanh toán theo thực tế sử dụng.
* Cước phí bưu chính : 300.000đ/ tháng x 12T = 3.600.000đ
* Sách, báo, ấn phẩm truyền thông, tạp chí ngành, quảng cáo :
270.000đ/tháng x 12T = 3.240.000đ
4. Thanh toán các dịch vụ công cộng: 95.600.000đ
Quy định chung :
- Điện, nước chỉ dùng vào mục đích chung của Bệnh viện, không dùng vào mục đích cá nhân
- Sử dụng hợp lý và bảo quản tốt các thiết bị, tiết kiệm, chống lãng phí.
* Về điện : Tiêu hao nhiều đèn chiếu sáng phòng bệnh nhân, đèn bảo vệ, máy móc và phòng làm việc.
Dự tính : 45.000đ x 70G x 12T = 37.800.000đ
* Về nước : vì vùng khô cằn nên dùng nhiều nước tưới cây cảnh, giặt chăn màn, quần áo bệnh nhân.
Dự tính : 25.000đ x 70G x 12T = 21.000.000đ
* Vệ sinh môi trường :
- Rác thải sinh hoạt : 200.000đ/tháng x 12T = 2.400.000đ
- Vệ sinh phí :1.200.000đ/ tháng x 12T = 24.400.000đ
* Xăng phục vụ máy nổ khi cúp điện : 10.000.000

5. Vật tư văn phòng : 60.000.000 đ
Theo yêu cầu và căn cứ theo định mức, Bệnh viện mua và quản lý cấp phát văn phòng phẩm cho từng khoa hàng tháng.
* Văn phòng phẩm : giấy, bút, mực dấu, giấy in, vở, giấy than, kim, kẹp, keo dán, pin đèn v.v.. dùng cho toàn Bệnh viện
* Vật tư văn phòng : vật tư thay cho các thiết bị làm việc trong phòng, bóng đèn, dây điện, …v..v..
Dự tính :
- VPP : 2.000.000đ/ tháng x 12 tháng = 24.000.000đ
- Dụng cụ, vật tư VP : 3.000.000đ/ thángx 12 tháng = 36.000.000đ
60.000.000đ
6. Chi phí chuyên môn nghiệp vụ y tế : 1.540.500.000đ
Thuốc dùng cho bệnh nhân phải dùng đúng theo danh mục thuốc đã được Bộ Y tế, Bảo hiểm y tế quy định. Định mức dùng cho mỗi bệnh án tuỳ thuộc vào bệnh lý nhưng chi tiền thuốc không vượt quá 50% trong tổng số quyết toán.
- Thuốc, vật tư, hoá chất dùng cho bệnh nhân :
120.000.000đ/tháng x 12 tháng = 1.440.000.000đ
- Chăn, màn, chiếu, gối, ra, nệm v.v…:
360.000đ/năm x 70G = 25.200.000
- In ấn chỉ cho các khoa phòng toàn Bệnh viện :
2.500.000đ/tháng x 12tháng = 30.000.000đ
- Sách, tài liệu và chi khác : 500.000đ/giường bệnh/năm
- Quần áo bệnh nhân :
240.000đ/năm x 70G = 16.800.000đ
- Trang phục BHLĐ :
300.000đ/người/năm x 60 người = 18.000.000đ
- Vật rẻ tiền mau hỏng :
150.000đ/giường bệnh/năm x 70G = 10.500.000đ

7. Chi phí thuê mướn, đào tạo lại cán bộ : 15.000.000đ
- Đào tạo lại cán bộ (1 cử nhân ĐD) : 15.000.000đ

8. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ : 200.000.000đ
- Sửa chửa nhỏ nhà cửa, máy móc thiết bị, phòng làm việc, sửa xe
Dự kiến : 200.000.000đ/ năm

9. Mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc và phương tiện đi lại :
- Căn cứ kế hoạch của các khoa phòng, nhu cầu phát triển của Bệnh viện nguồn kinh phí được cấp và tiết kiệm từ nguồn thu khác, Bệnh viện lập kế hoạch trình cấp trên phê duyệt và mua sắm theo đúng trình tự quy định của Pháp luật.
- Giao trách nhiệm cho phòng HCTC tham mưu cho giám đốc duyệt mua sắm tài sản, kho Dược mua sắm vật tư y tế và thuốc; Phòng TCKT giám sát các thủ tục, trình Giám đốc phê duyệt triển khai thực hiện.
- Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi và các tài sản khác của Bệnh viện .
- Giao trách nhiệm cho phòng HCTC, Dược chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc quản lý mọi tài sản của Bệnh viện. Các khoa phòng và toàn thể cán bộ viên chức có trách nhiệm bảo vệ tài sản của đơn vị. Mọi thất thoát hư hỏng không có lý do khách quan đều phải đền bù theo đúng quy định của pháp luật.
* Thanh lý tài sản :
Thành lập hội đồng thanh lý tài sản theo hướng dẫn tại quyết định số 59/QĐ/BTC ngày 19/4/2006 của Bộ tài chính. Số tiền thu được do thanh lý tài sản (sau khi trừ chi phí thanh lý) được đưa vào Quỹ phát triển sự nghiệp.
11. Các khoản chi khác :
Bao gồm : Chi tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, tiếp khách, hỗ trợ ngành, địa phương, họp mặt hưu trí, quà tết cán bộ hưu trí BV, chi tổ chức các hội thi xét tuyển viên chức, thi thử tay nghề hàng năm và trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
* Chi tiếp khách :
Quy định khách đến làm việc : Cơ quan, cấp trên, địa phương, đối tác ……
- Chi nước uống, mức chi tối đa không quá 10.000đ/người/ngày.
- Chi mời cơm thân mật, chi tiếp khách tối đa không quá 100.000đ/suất.
* Chi xét tuyển viên chức, thi thử tay nghề và các hội thi khác :
- Chi nước uống cho các hội thi, mức chi tối đa : không quá 10.000đ/người/ngày.
- Chi chế độ cho ban tổ chức, ban giám khảo, công tác bảo vệ an ninh, giám thị, mức chi tối đa không quá 30.000đ/người/ngày.
12. Trích lập và sử dụng các quỹ (theo quy định của khoản 4 mục VIII thông tư 71/TT-BTC) :
Do đơn vị có nguồn thu chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng như sau :
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trích lập các quỹ theo quy định;
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (trích tối thiểu 25%), Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực tế), Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp : 35%
+ Quỹ phúc lợi : 20%
+ Quỹ khen thưởng : 25%
+ Quỹ ổn định thu nhập : 20%
* Quỹ khen thưởng :
- Khen thưởng trong năm
- Khen thưởng cho đơn vị cá nhân được khen cấp Nhà nước
- Khen thưởng cho các đơn vị cá nhân được khen cấp bộ, Ngành, Tỉnh.
Nội dung chi : Mức thưởng :
+ CB.CNV được phong danh hiệu CSTĐ cấp Bộ, Bs giỏi : 500.000đ
+ CB.CNV có kỷ niệm chương của ngành được thưởng : 200.000đ
+ CB.CNV được phong danh hiệu lao động giỏi v..v.. : 100.000đ
+ Tập thể : 200.000đ
- Khen thưởng cho các đối tác, hợp tác đã hỗ trợ các mặt hoạt động của Bệnh viện theo tình hình nguồn thu, điều kiện của đơn vị và có quyết định của thủ trưởng đơn vị từ 5% - 10% tổng số thu.
- Các trường hợp khác do Giám đốc Bệnh viện Quyết định.

* Quỹ phúc lợi :
- Chi lễ, Tết, tham quan.
- Xây dựng sửa chữa các công trình, các hoạt động phúc lợi tập thể, trợ cấp hưu.
Nội dung chi :
+ Chi 15% phụ cấp ưu đãi nghề cho những CBVC không trực tiếp làm công tác y tế (theo hệ số lương, phụ cấp TNVK và phụ cấp chức vụ nếu có).
+ Tết Dương lịch : 200.000đ/người
+ Tết Nguyên đán : 500.000đ/người
+ Tết dân tộc ít người mua quà : 150.000đ/người
+ Chúc mừng năm mới : 50.000đ/người
+ Ngày Thầy thuốc VN 27/2 : 100.000đ/người
+ Ngày giổ tổ Hùng Vương : 100.000đ/người
+ Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 : 100.000đ/người
+ Ngày Quốc tế Lao động 1/5 : 200.000đ/người
+ Ngày Quốc tế Thiếu nhi : 100.000đ/cháu
+ Ngày Tết trung thu : 50.000đ/cháu
+ Ngày TBLS 27/7 : 100.000đ/người
+ Ngày Quốc khánh 2/9 : 200.000đ/người.
+ Ngày phụ nữ 20/10 : 100.000đ/người
+ Ngày QĐND 22/12 : 100.000đ/người.
+ Sinh nhật của CBNV BV : 100.000đ/người
+ Quà tết hưu trí : 200.000đ/người
+ Phúng điếu :
- Tứ thân phụ mẫu CBNV Bv : 300.000đ
- Hưu trí Bệnh viện, tứ thân phụ mẫu lãnh đạo các đơn vị trong ngành, Trưởng phó phòng ban của Cục : 200.000đ
- Tháng lương thứ 13 : Tháng lương 13 là một cách khuyến khích lao động. Nếu trong năm tổng doanh thu đạt cao và vượt mức kế hoạch thì sau khi cân đối ngân sách cuối năm, Bệnh viện sẽ trả thêm một tháng lương nữa cho cán bộ công chức. Tháng lương 13 được trả dựa vào bình bầu ABC cả năm. Tổng quỹ lương này không nhất thiết bằng tổng quỹ lương của các tháng kia, có thể cao hơn và cũng có thể thấp hơn. Thậm chí nếu doanh thu không đạt thì chắc chắn không có tháng lương thứ 13.
- Trường hợp những CB-VC xếp loại A cả năm có tháng lương thứ 13 thấp hơn 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng) thì dựa vào doanh thu Giám đốc xem xét quyết định nâng lên.
- Phúc lợi tập thể :
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất tứ thân phụ mẫu : 300.000đ
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất cho CNVC BV (ốm đau kéo dài, tai nạn, rủi ro ……) : 300.000đ – 500.000đ.
- Quà về hưu cho các đối tượng cán bộ khi nghỉ hưu :
Mức chi chung : 1.000.000đ/cán bộ nghỉ hưu
Đối tượng lãnh đạo ngoài mức chung còn được tăng thêm số tiền bằng hai lần hệ số chức vụ do Nhà nước quy định.
Cán bộ công nhân viên do sức khoẻ, do tinh giảm biên chế khi nghỉ hưu được hưởng mức trợ cấp do nghỉ hưu sớm là 500.000đ
Hỗ trợ tiền thuê nhà với mức tối đa 150.000đ/tháng (đầy đủ thủ tục) với những người ở xa ngoài tỉnh ( chỉ hỗ trợ Bác sĩ)
Chi trả tiền xe lượt về cho Điều dưỡng chuyển bệnh :
+ Trước 21h : 15.000đ.
+ Sau 21h : 20.000đ.
* Quỹ dự phòng ổn định thu nhập :
Để đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.

* Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp :
Được trích tối thiểu là 25% sau khi đã cân đối thu, chi để đầu tư phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị y tế, nghiên cứu áp dụng tiến bộ KHKT, trợ giúp tay nghề, ..v.v..
- Để thu hút nguồn nhân lực về Bệnh viện theo nhu cầu, Bệnh viện có những chế độ đãi ngộ cho Bác sĩ và cử nhân đại học :
+ Bác sĩ có kết quả học tập đạt loại TB : 5.000.000đ/người
+ Bác sĩ có kết quả học tập đạt loại TBK : 6.000.000đ/người
+ Bác sĩ có kết quả học tập đạt loại Khá : 8.000.000đ/người
+ Bác sĩ có kết quả học tập đạt loại Giỏi : 10.000.000đ/người
+ Bác sĩ sau đại học : 15.000.000đ/người
- Khoản đãi ngộ này được lãnh 3 quý/ trên tổng số tiền điền đãi ngộ ít nhất sau 3 tháng làm việc, phòng HCTC chịu trách nhiệm soạn bản cam kết làm việc.
- Hỗ trợ cho người giới thiệu Bác sĩ về làm việc tại Bệnh viện : 1.000.000đ/Bs

14. Các quy định bồi dưỡng về khám sức khoẻ định kỳ :
* Khám sức khoẻ trong giờ :
- Trích hoa hồng 10% trên tổng doanh thu cho đơn vị khám.
- Trích huê hồng 20% trên tổng số doanh thu cho đơn vị khám đối với các trường học (do kinh phí các trường học hạn hẹp)
- Trích 5% cho người giới thiệu, khai thác
* Khám sức khoẻ ngoài giờ :
- Không tính làm thêm giờ, không nghỉ bù.
- Sẽ được tính theo hệ số hưởng lương tăng thêm ( lương NĐ 43)
- Trích hoa hồng 10% trên tổng doanh thu cho đơn vị khám.
- Trích 5% cho người giới thiệu, khai thác.
- Chi cho đoàn khám 60% (Bs khám các chuyên khoa & kết luận chi theo hệ số : 1,2, ĐD, XN : 1).
- Nhập quỹ Bệnh viện 30%.
- Chi trách nhiệm 10% (trong đó : Giám đốc : 3%, phụ trách kế toán : 2%, Trưởng đoàn : 1,5%, Thống kê : 1,5%).

B. Chi không thường xuyên :
Sửa chữa nhà làm việc, mua sắm TSCĐ : 1.380.000.000đ
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu lực thi hành :
Quy chế chi tiêu nội bộ này có hiệu lực năm 2011, những Quy chế trước đây sẽ không còn hiệu lực.
2. Tổ chức thực hiện :
- Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ thực hiện thu, chi, thanh quyết toán tài chính theo nội dung của quy chế này.
- Các khoa phòng khác trong Bệnh viện có nhiệm vụ cung cấp số liệu và các chỉ định chuyên môn chính xác, trung thực để bộ phận Tài chính kế toán có cơ sở thu viện phí, các khoản lệ phí và các khoản thu sự nghiệp khác. Khoa phòng nào để sót, thiếu, nhầm lẫn do vô tình hay cố tình đều bị kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
- Phòng Tổ chức Hành chính có nhiệm vụ cung cấp số liệu về tổ chức nhân sự, chính sách chế độ của Nhà nước làm cơ sở cho phòng TCKT chi trả cho CB-CNV theo đúng chế độ hiện hành.
- Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc cần thay đổi, bổ sung đề nghị các khoa phòng phản ánh với Lãnh đạo Bệnh viện cùng xem xét chỉnh sửa phù hợp.

Admin

Admin
Thành viên năng động
Thành viên năng động

Tải bản dự thảo [You must be registered and logged in to see this link.]

https://bvgtvtthapcham.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết