Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

DỰ THẢO QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Thanh Tung

Thanh Tung
Thành viên hoạt động
Thành viên hoạt động

CỤC Y TẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỆNH VIỆN GTVT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số /2011/QĐ-BV ngày 01 tháng 01 năm 2011 của Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này điều chỉnh công tác Thi đua - Khen thưởng trong Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm.
2. Quy chế này áp dụng với cá nhân, tập thể trong Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm đã có thành tích đóng góp thiết thực, hiệu quả cho hoạt động của Bệnh viện.

Điều 2. Nguyên tắc Thi đua - Khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua: Tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng ký thi đua. Cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua.
2. Nguyên tắc khen thưởng: Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời. Khen thưởng thường xuyên định kỳ hàng năm phải qua so sánh, lựa chọn trong đơn vị. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể nhỏ và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ.

Điều 3. Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề
1. Khen thưởng thường xuyên: Là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi kết thúc một đợt thi đua hay một năm thực hiện kế hoạch hoặc dài hơn.
2. Khen thưởng đột xuất: Là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc, có tác dụng nêu gương lớn, không nằm trong chỉ tiêu thi đua hoặc không tham gia ký kết, giao ước thi đua.
3. Khen thưởng theo phong trào: khi kết thúc một phong trào, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc sẽ được xem xét khen thưởng.

Điều 4. Trách nhiệm của Bệnh viện và các khoa phòng
1. Giám đốc chủ động phối hợp cùng BCH Công đoàn tổ chức phát động, duy trì thường xuyên các phong trào thi đua trong đơn vị, nhân rộng các phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong đơn vị;
2. Trưởng các khoa phòng phối hợp với đoàn thể cùng cấp tổ chức thực hiện các phong trào do đơn vị phát động, duy trì thường xuyên phong trào thi đua, Chủ động phát hiện, lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích xứng đáng để đề nghị khen thưởng kịp thời; Chủ động thông tin tuyên truyền gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trên mọi hình thức.
Trưởng các khoa phòng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bệnh viện về toàn bộ công tác Thi đua - Khen thưởng trong khoa phòng mình quản lý.
3. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong công tác Thi đua - Khen thưởng.

Chương II
THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Mục 1
TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA

Điều 5. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên được thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, nhằm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình kế hoạch công tác đề ra.
2. Thi đua theo đợt được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ khó khăn của đơn vị trong từng giai đoạn hoặc lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của Ngành, của Đất nước. Thi đua theo đợt phải xác định rõ mục đích, nội dung, thời điểm bắt đầu và kết thúc.

Điều 6. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
1. Chính quyền, Công đoàn Bệnh viện phát động, tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn Bệnh viện. Ban Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tham mưu cho Gián đốc về nội dung thi đua và tổ chức phong trào thi đua.
2. Trưởng các khoa phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi khoa phòng mình quản lý.
3. Các tổ chức đoàn thể trong khoa phòng cần phối hợp chặt chẽ với Trưởng khoa phòng khi phát động, tổ chức phong trào thi đua đảm bảo cho phong trào thi đua đạt hiệu quả cao.

Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của khoa phòng, đơn vị và có tính khả thi cao.
2. Có hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ, viên chức, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; Chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tượng tham gia thi đua.
4. Đánh giá kết quả thi đua: Đối với các đợt thi đua dài ngày (thời gian từ 1 năm trở lên), các khoa phòng phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; Kết thúc các đợt thi đua ngắn ngày (thời gian dưới 1 năm) hoặc từng đợt phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả; lựa chọn công khai những cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Mục 2
DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 8. Danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân:
- Chiến sỹ thi đua cấp Cục;
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở;
- Bằng khen cấp Bộ.
- Giấy khen cấp Cục;
- Lao động tiên tiến;
2. Đối với tập thể:
- Cờ thi đua của Bộ;
- Bằng khen cấp Bộ;
- Giấy khen cấp Cục;
- Tập thể Lao động tiên tiến;

Điều 9. Tiêu chuẩn "Lao động tiên tiến"
Danh hiệu "Lao động tiên tiến" được xét tặng cho cán bộ, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả và chất lượng cao;
2. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nội quy, quy chế Bệnh viện; Có tinh thần tự lực, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;
3. Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Có đạo đức, lối sống lành mạnh;
5. Có hợp đồng làm việc từ 12 tháng trở lên và thời gian làm việc đủ 12 tháng trong một năm.
6. Tỷ lệ bình bầu: không quá 30% trong tổng số cán bộ, viên chức lao động trong khoa phòng.



Điều 10. Tiêu chuẩn “Giấy khen cấp Cục”
Tiêu chuẩn “Giấy khen cấp Cục” cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Là cá nhân tiêu biểu trong số các cá nhân “Lao động tiên tiến”
2. Tỷ lệ bình bầu: Không quá 5% trong tổng số cán bộ, viên chức trong Bệnh viện.

Điều 11. Tiêu chuẩn “Bằng khen cấp Bộ”
1. Là cá nhân tiêu biểu trong các cá nhân đạt “Giấy khen cấp Cục”
2. Tỷ lệ bình bầu: Không quá 2% trong tổng số cán bộ, viên chức trong Bệnh viện.

Điều 12. Tiêu chuẩn danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở"
Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Là cá nhân tiêu biểu trong số các cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến";
2. Có sáng kiến, cải tiến, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động của Bệnh viện mang lại hiệu quả thiết thực như tiết kiệm chi phí, thời gian hoặc nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công việc;
3. Sáng kiến, cải tiến, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động và được Hội đồng khoa học kỹ thuật của đơn vị công nhận;

Điều 13. Tiêu chuẩn danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Cục"
Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Cục" được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 2 năm liên tục đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" ngay trước năm đề nghị, thành tích lập được có ảnh hướng tốt trong phạm vi toàn Cục.

Điều 14. Tiêu chuẩn danh hiệu "Tập thể Lao động tiên tiến"
Danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế Bệnh viện;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
3. Tổ chức duy trì phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
4. Có 30% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Điều 15. Tiêu chuẩn danh hiệu "Tập thể tặng giấy khen cấp Cục"
Danh hiệu "Tập thể tặng giấy khen cấp Cục" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Là tập thể tiêu biểu trong số các tập thể đạt danh hiệu "Tập thể Lao động tiên tiến";
2. Sáng tạo, vượt khó, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả cao;
3. Tổ chức duy trì phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
4. Có trên 30% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
5. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Điều 16. Tiêu chuẩn danh hiệu "Tập thể tặng Bằng khen cấp Bộ"
Danh hiệu “Bằng khen cấp Bộ” được xét tặng cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Là tập thể tiêu biểu trong số các tập thể đạt danh hiệu "Tập thể Lao động tiên tiến";
2. Sáng tạo, vượt khó, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả cao;
3. Tổ chức duy trì phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
4. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
5. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Điều 17. Tiêu chuẩn danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ”
Danh hiệu "Cờ thi đua cấp Bộ" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Là tập thể tiêu biểu, xuất sắc của Cục trong từng lĩnh vực, khu vực; hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao trong năm;
2. Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong cùng lĩnh vực, khu vực học tập;
3. Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác;
4. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế Bệnh viện;
5. Tổ chức duy trì phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực và có hiệu quả;

Điều 18. Đăng ký danh hiệu thi đua
1. Hàng năm, các khoa phòng phải tổ chức cho cá nhân, tập thể trong khoa phòng đăng ký thi đua và đăng ký các danh hiệu thi đua trong năm để phấn đấu.
2. Các khoa phòng gửi bản đăng ký thi đua về Ban Thi đua - Khen thưởng Bệnh viện trước ngày 15 tháng 02 hàng năm để theo dõi và làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua. Khoa phòng nào không đăng ký thi đua không được xét tặng danh hiệu thi đua.



Chương III
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 19. Các hình thức khen thưởng
1. Cờ thi đua:
Cờ thi đua của Bộ.
2. Bằng khen:
Bằng khen của Bộ trưởng.
3. Kỷ niệm chương:
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giao thông Vận tải.
4. Giấy khen:
- Giấy khen của Cục trưởng.
5. Quyết định khen thưởng của Giám đốc Bệnh viện.

Điều 20. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giao thông Vận tải
1. Đối tượng xét tặng:
- Cán bộ, viên chức đã và đang công tác trong ngành, có thành tích và thâm niên công tác, được Giám đốc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Cán bộ, viên chức ngoài ngành có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành.
2. Tiêu chuẩn xét tặng:
a) Đối với các cá nhân trong Ngành đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có thâm niên công tác: có 20 năm công tác liên tục trong ngành hoặc tổng thời gian công tác là 25 năm, trong đó có 15 năm công tác liên tục trong ngành.
b) Đối với các cá nhân ngoài ngành:
Có thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của ngành.
c) Không xét khen thưởng đối với những cá nhân trong thời gian bị kỷ luật dưới mọi hình thức.
3. Thời gian xét tặng:
- Theo công văn hướng dẫn của Cục Y tế Giao thong Vận tải.
4. Quyền lợi của người được tặng:
- Được nhận Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận của Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Tiền thưởng hoặc quà lưu niệm kèm theo.
5. Thủ tục lập Hồ sơ:
- Lập Hồ sơ.
- Làm tờ trình đề nghị Bộ trưởng Quyết định.

Điều 21. Bằng khen của Bộ trưởng
1. Đối với cá nhân:
- Các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc những cá nhân lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt do Bộ, ngành phát động.
- Tỷ lệ bình bầu: không quá 5% trong tổng số cán bộ, viên chức.
2. Đối với tập thể:
- Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch về khám, chữa bệnh; Tinh thần, thái độ phục vụ tốt;
- Nội bộ đoàn kết nhất trí; Thường xuyên tổ chức duy trì và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua; Tổ chức Đảng, Đoàn thể được công nhận trong sạch vững mạnh trong 2 năm liên tục ngay trước năm đề nghị;
- Không để xảy ra các vụ việc gây ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động của đơn vị, của Ngành; giải quyết kịp thời, dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức.

Điều 22. Giấy khen của Cục trưởng
Thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Thi đua - Khen thưởng và Điều 50 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

Chương IV
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO TẶNG
THỦ TỤC HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH XÉT THƯỞNG

Điều 23. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Bộ trưởng Quyết định tặng:
- Cờ thi đua của Ngành;
- Bằng khen cho cá nhân, tập thể;
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giao thông Vận tải.
2. Cục trưởng Quyết định tặng:
- Giấy khen cho cá nhân, tập thể.
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
3. Giám đốc Bệnh viện ra Quyết định khen thưởng.

Điều 24. Lễ trao tặng
Việc công bố và trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để tôn vinh gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến, do đó phải tổ chức trang trọng, song phải bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tránh biểu hiện phô trương hình thức, lãng phí. Tổ chức cùng với Hội nghị Tổng kết năm hoặc tổ chức kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Điều 25. Nguyên tắc trình khen thưởng
1. Trưởng các khoa, phòng có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với cá nhân, tập thể thuộc phạm vi quản lý của khoa, phòng mình.
2.Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua thì cấp đó lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
3. Giám đốc có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với cá nhân, tập thể theo cấp khen thưởng.

Điều 26. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng
Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Bệnh viện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các khoa, phòng trong Bệnh viện.

Điều 27. Hồ sơ đề nghị các danh hiệu thi đua
1.Đối với danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ”; “Bằng khen cấp Bộ”; “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”; “Giấy khen cấp Cục”
Hồ sơ gồm:
a. Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng;
b.Biên bản họp của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng đơn vị;
c.Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng phải ký và ghi rõ họ tên, có xác nhận của Giám đốc (ký tên, đóng dấu);
d. Xác nhận sáng kiến, cải tiến, áp dụng công nghệ mới của Hội đồng khoa học kỹ thuật.
2.Đối với khen thưởng đột xuất
Hồ sơ gồm:
a. Tờ trình đề nghị khen thưởng của khoa, phòng kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng;
b.Báo cáo tóm tắt thành tích do khoa, phòng quản lý trực tiếp lập, ghi rõ hành động, thành tích, công trạng lập được để đề nghị khen thưởng.

Chương V
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ
ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

Điều 28. Quyền lợi của cá nhân, tập thể được khen thưởng
1.Cá nhân được nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thì được nhận Bằng khen và Giấy khen; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng; Các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng là một căn cứ để đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ hàng năm.
2.Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng kèm khung Bằng khen, khung Giấy khen và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định; Có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng biểu tưởng của các hình thức khen thưởng.

Điều 29. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng
Cá nhân, tập thể được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.


Chương VI
QUẢN LÝ HỒ SƠ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

Điều 30.
Tổ chức quản lý, lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến công tác Thi đua – Khen thưởng theo quy định.

Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31. Tổ chức bộ máy làm công tác Thi đua - Khen thưởng
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng là đơn vị có chức năng tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác Thi đua - Khen thưởng trong Bệnh viện.

Điều 32. Báo cáo công tác Thi đua - Khen thưởng
1. Định kỳ hàng năm (Khoảng tháng 11), các khoa phòng tổng kết đánh giá công tác Thi đua - Khen thưởng năm và gửi báo cáo về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.
2. Khi phát động thi đua và sau mỗi đợt thi đua, các khoa phòng có trách nhiệm gửi báo cáo về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng để theo dõi và làm căn cứ cho việc xét khen thưởng.

Điều 33. Hướng dẫn thực hiện Quy chế
1. Quy chế này được phổ biến đến tất cả các khopa phòng trong Bệnh viện; Hội đồng Thi đua - khen thưởng có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các khoa phòng thực hiện.
2. Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, các khoa phòng cần phản ánh kịp thời về Hội đồng Thi đua, khen thưởng./.
GIÁM ĐỐC

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết