Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Đọc Điện tâm đồ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đọc Điện tâm đồ Empty Đọc Điện tâm đồ Thu Sep 08, 2011 10:41 pm

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Đại cương
Điện tâm đồ (Electrocardiogram) là đồ thị ghi lại quá trình hoạt động điện của tim.
Tim co bóp theo điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Các cực điện được đặt để ghi lại điện thế này và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ.

Khi không có tác động nào hiện hữu lên máy đo, máy sẽ ghi một đường thẳng nằm ngang gọi là đường đẳng điện.

Những chênh lệch trên đường đẳng điện gọi là sóng dương. Những chênh lệch dưới đường đẳng điện gọi là sóng âm.

Chỉ định:
- Phát hiện các bệnh về tim: rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, sự thay đổi cơ tim;
- Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu
- Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc: digoxin, chống trầm cảm 3 vòng

Việc đọc và phân tích ECG cần đi qua 10 bước phân tích
1. Nhịp tim
2. Tần số
3. Trục điện tim
4. Sóng P
5. Khoảng PR
6. Phức bộ QRS
7. Đoạn ST
8. Sóng T
9. Khoảng QT
10. Sóng U

Những điều cần biết
1. Giấy đo ECG:
Có nhiều cỡ giấy cho máy đo điện tim 1 cần, 3 cần và 6 cần
Các cỡ giấy là:
50mm x 20m; 50mm x 30m ; 60mm x 30m; 63mm x 30m; 145mm x 30m…

Các loại giấy và máy đo
Cách tính thời gian trên giấy ECG
Cách đo điện thế trên giấy ECG

2. Vị trí gắn điện cực
Chuyển đạo trước tim
V1: liên sườn 4, cạnh phải xương ức.
V2: liên sườn 4, cạnh trái xương ức.
V3: điểm giữa khoảng cách V2 và V4
V4: giao điểm của đường trung đòn trái với liên sườn 5.

Chuyển đạo trước tim
V5: giao điểm của đường nách trước trái với đường ngang đi qua V4
V6: giao điểm của đường nách giữa trái với đường ngang đi qua V4
Vị trí gắn điện cực chuyển đạo trước tim
Vị trí gắn điện cực chuyển đạo trước tim

Một số chuyển đạo trước tim khác
V7: ở liên sườn V trên đường nách sau
V8: giữa đường xương vai
V9: cạnh đường liên gai sống trái
V3R, V4R, V5R, V6R: Các điện cực này đối xứng từng cặp với V3, V4, V5, V6 qua xương ức

2. Vị trí gắn điện cực
Chuyển đạo ngoại biên (các chi)
VR - Tay phải,
VL - Tay trái,
RF - Chân phải,
L - Chân trái.
Các chuyển đạo sau được gọi là các chuyển đạo ngoại biên vì đều có điện cực thăm dò đặt ở các chi.
Vị trí gắn điện cực chuyển đạo chi
Hướng trục của các chuyển đạo chi
Có 3 chuyển đạo
song cực chi là
DI (cổ tay phải - cổ tay trái)
DII (cổ tay phải - cổ chân trái)
DIII (cổ tay trái - cổ chân trái)

Hướng trục của các chuyển đạo chi
Có 3 chuyển đạo
đơn cực chi là
aVR (cổ tay phải)
aVL (cổ tay trái)
aVF (cổ chân trái)


Các chuyển đạo ngoại biên và trục

Tịnh tiến vectơ


Các chuyển đạo khác
Chuyển đạo thực quản: điện cực được nuốt vào thực quản và ghi điện tim ở nhiều vị trí cao thấp khác nhau. Dùng để phát hiện sóng P ở những trường hợp mà các chuyển đạo thông dụng không thấy P hoặc để chẩn đoán NMCT thành sau

Các chuyển đạo khác
Chuyển đạo trong buồng tim: điện cực được ghép vào đầu 1 ống thông dò tim và đưa qua mạch máu vào trong tất cả các buồng tim dùng để phát hiện P
Điện đồ His: điện cực được đặt sát vùng thân bó His để xác định vị trí nghẽn nhĩ thất và chẩn đoán nhịp nhanh thất

Hình ảnh một chu chuyển tim
Sóng P: sóng nhỏ
đi trước phức bộ
Sóng Q: sóng âm
đầu tiên của phức bộ
Sóng R: sóng dương
của phức bộ
Sóng S: sóng âm còn
Lại của phức bộ
Sóng T: sóng đi sau
phức bộ
Tên gọi trong điện tâm đồ
Đánh giá kỹ thuật đo
1. Test mV:
- Bình thường: phóng dòng điện 1 mV vào máy, vặn nút điều chỉnh sao cho mỗi lần ấn nút phóng điện, cần đo vọt lên và dừng đúng vị trí cao 1cm, nhả nút ra, nó hạ xuống đúng đường đẳng điện.

Đánh giá kỹ thuật đo
1. Test mV:
- Quá đà (Overshoot): do dây thạch anh bị chùng hoặc bộ phận đệm vặn quá lỏng khiến dây nảy quá đà, đường đẳng điện vọt lên & hạ xuống quá mức.
- Quá mức (Overdamping): do bộ phận đệm vặn chặt hoặc tăng sức cản ở da (ví dụ điện cực khô vì quên hoặc bôi ít gel dẫn điện).
Đánh giá kỹ thuật đo
1. Test mV:
- Những bất thường khác: do tiếp xúc không tốt, điện cực buộc lỏng, chỗ nối dây dẫn với điện cực không chặt, phòng ẩm, cách điện không tốt…
Đánh giá kỹ thuật đo
2. Tiêu chuẩn điện thế:
- Bình thường: ứng với điện thế 1mV đường biểu diễn cao 1cm.
- Khi sóng quá thấp: đo nhân đôi điện thế, ứng với dòng điện 1mV, đường biểu diễn cao 2cm.
- Khi sóng quá cao: cần đo giảm điện thế, ứng với dòng điện 1mV đường biểu diễn cao 0,5cm.
Đánh giá kỹ thuật đo
3. Tiêu chuẩn thời gian:
- Bình thường: tốc độ giấy chạy mặc định là 25 mm/giây, và 1 ô rộng 1mm ứng với 0,04 giây.
- Khi nhịp tim quá nhanh hoặc muốn sóng rộng ra: cho giấy chạy nhanh 50 – 100 mm/giây.
Đánh giá kỹ thuật đo
4. Yếu tố gây nhiễu:
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến đường biểu diễn:
- Bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và da không sạch, không sát.
- Bôi chất dẫn điện quá rộng làm mất sự khu trú chính xác.
- Điện cực đặt trên xương nên dẫn điện kém.
Đánh giá kỹ thuật đo
5. Mắc đúng điện cực:
- Quy luật Einthoven: tổng đại số biên độ điện thế II = I + III ( điều kiện máy ghi đồng thời 3 chuyển đạo).
- Nếu DI có tất cả các sóng đều âm: nhiều khả năng mắc lộn điện cực 2 tay.
Đọc và phân tích ECG
1. Nhịp Tim:
Nhịp bình thường gọi là nhịp Xoang, được tạo ra bởi xung động điện hình thành trong nút SA và đặc trưng bởi:
Sóng P đồng dạng
Sóng P (+) ở DII, aVF; P (-) ở aVR.
Mỗi sóng P đi kèm với 1 QRS.
PP dài nhất – PP ngắn nhất < 0,16s
Đọc và phân tích ECG
1. Nhịp Tim:
Nhịp chậm hơn 60 lần/phút gọi là nhịp Chậm xoang
Nhịp nhanh hơn 100 lần/phút gọi là nhịp Nhanh xoang.
Đọc và phân tích ECG
2. Tần số
Bình thường nhịp xoang có tần số từ 60-100 lần/phút. Tần số của tim được xác định dễ dàng bằng cách đếm số ô vuông lớn giữa 2 chu chuyển tim. Tần số tim đo được = 300 / số ô lớn.
Đọc và phân tích ECG
1s = 5 x 0,20s # 5 ô lớn
1 phút # 60 x 5 = 300 ô lớn
300 ô lớn có N phức bộ QRS
nghĩa là nhịp tim có tần số
N lần/phút
Để đơn giản, Tần số của tim được xác định bằng cách đếm số ô vuông lớn giữa 2 chu chuyển tim.
Tần số tim = 300 / số ô lớn
Đọc và phân tích ECG
2. Tần số

3. Trục điện tim
Dựa vào biên độ đại số của các vectơ đo được tại các chuyển đạo ngoại biên
Biên độ được tính là dựa vào phức bộ QRS
Tính biên độ của QRS:
Q = - 2mm
R = 23,5mm
S = - 3mm
Cộng = 18,5mm

Để dễ tính, người ta thường đo biên độ tại DI và aVF (2 chuyển đạo vuông góc nhau) để xác định góc  của trục điện tim
Trục DI và aVF chia thành 4 vùng và được gọi tên như sau:

Khi đã có biên độ đại số của DI và aVF, dùng hình vẽ quy chiếu để xác định trục điện tim và góc .
Cũng có thể dùng công thức sau đây để tính góc :
Xác định góc 

4. Sóng P
Là sóng đầu tiên của ECG và chỉ ra hoạt động lan truyền xung động điện ngang qua nhĩ (khử cực và tái cực nhĩ).
Hình dạng sóng P bình thường có hình vòm thẳng (smooth), không nhọn và không có khấc (notch).
P (+) ở DI, DII, V4-6 và aVF.
P (-)  ở aVR.
P thay đổi ở DIII, aVL và các chuyển đạo trước tim khác.
Thời gian < 0,12s.
Biên độ < 0,25 mV (< 2,5 ô nhỏ).
Trục sóng P từ 0 đến +75°
Đọc và phân tích ECG

5. Khoảng PR/PQ:
Là khoảng thời gian được tính từ khi bắt đầu sóng P đến khi bắt đầu phức bộ QRS. Là thời gian cần thiết để xung động truyền từ nhĩ qua nút nhĩ thất đến các sợi tế bào cơ tâm thất (Purkinje network).
Bình thường từ 0,12 - 0,20s (0,12 - 0,22s)

Phần lớn thời gian khoảng PR phản ánh hiện tượng dẫn truyền chậm qua nút AV (bị ảnh hưởng bởi hệ giao cảm và phó giao cảm), do đó khoảng PR thay đổi theo nhịp tim: khi nhịp tim nhanh - khoảng PR ngắn hơn là khi nhịp tim chậm; khoảng PR cũng dài hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi.
PQ kéo dài:
Block nhĩ thất(do suy động mạch vành, thấp tim…)
Một vài trường hợp cường giáp
PQ ngắn lại:
Nhịp bộ nối
Hội chứng Wolff-Parkinson-White
Hội chứng Lown-Ganong-Levine
Có thể ở bệnh nhân tăng huyết áp
Bệnh Fabry (bệnh chuyển hóa glycosphin-golipid liên kết giới tính X)
U tuỷ thượng thận

6. Phức bộ QRS:
Là thành phần quan trọng nhất của ECG, nó biểu hiện sự lan truyền xung động ngang qua cơ thất (khử cực và tái cực). Quy ước:
  Sóng âm đầu tiên là sóng Q;
  Sóng dương đầu tiên là sóng R
  Sóng âm đi sau sóng R là sóng S …
  Các sóng đi sau đó được gọi là R’, S’ …

Thời gian: Bình thường từ 0,05 - 0,10s.
  QRS > 0,12s là biểu hiện bất thường.
Biên độ: Tính từ đỉnh sóng dương cao nhất đến sóng âm nhất.
  * Điện thế QRS thấp bất thường khi < 5mm ở các chuyển đạo chi và < 10 mm ở các chuyển đạo trước tim (hay < 5mm ở V1-V6, < 7mm ở V2-V5, < 9mm ở V3-V4).

Sóng Q:
Bình thường có thể gặp sóng Q ở aVR và DIII, q ở V5-V6.
Thời gian sóng Q bình thường < 0,03s.
Mất đi sóng q ở V5-V6 được xem là bất thường.
Đọc và phân tích ECG

Sóng R:
Bình thường tăng dần biên độ từ V1 → V4 hay V5. Việc mất đi diễn tiến này của sóng R có thể chỉ ra bất thường.
R cao ở V5, V6­ gặp trong lớn thất trái; sóng R giảm dần biên độ từ V1 → V5 có thể chỉ ra bệnh lý NMCT.
Đọc và phân tích ECG

7. Đoạn ST:
- Là khoảng thời gian cơ tâm thất còn trong giai đoạn khử cực, được tính từ cuối
- QRS (điểm J) đến sóng T.
- Điểm quan trọng nhất của đoạn ST chính là sự thay đổi vị trí của nó so với đường đẳng điện (ST level) và hình dạng của đoạn ST (ST shape).
Bình thường đoạn ST thường nằm ngang với đoạn TP (đường đẳng điện) hay chênh rất ít.
Đôi khi đoạn ST nâng lên cao < 1mm ở chuyển đạo chi và < 2mm ở chuyển đạo trước ngực, nhưng không bao giờ nằm dưới đường đẳng điện > 0,5 mm.
Đọc và phân tích ECG

8. Sóng T:
- Là sóng biểu hiện thời gian hồi phục của các tâm thất.
- Cần chú ý đến 3 đặc điểm của sóng T: Direction - Shape - Height.
- Direction: Dương ở DI, DII, V3, V4, V5, V6. Âm ở aVR.
Thay đổi ở DIII, aVL, aVF, V1 và V2.
“Sóng T dương ở aVL và aVF nếu QRS cao hơn 5mm”.
- Hình hơi tròn và không đối xứng. Sóng T có khấc (notch) thường gặp ở trẻ con bình thường, nhưng đôi khi gặp trong viêm màng ngoài tim.
- Sóng T nhọn và đối xứng (dương hoặc âm) nghi ngờ NMCT.
Height:
- Bình thường không quá 5mm ở chuyển đạo chuẩn và không quá 10mm ở chuyển đạo trước tim. Thường sóng T cao gợi ý bệnh lý ĐM vành, tăng Kali, TBMN.
- Thời gian của sóng T không có vai trò quan trọng.

9. Khoảng QT:
- Được tính từ đầu QRS đến cuối sóng T, là thời gian hoạt hóa và hồi phục tâm thất.
- QT giảm đi khi nhịp tim gia tăng, do đó khoảng QT phải được điều chỉnh theo nhịp tim và được ký hiệu là QTc.
- BAZETT đưa ra công thức tính QTc như sau:   QTc = QT / RR
Công thức tính trên được điều chỉnh bởi Hodge, Macfarlane, Viitch Lawrie:
- QTc = QT + 1,75 (ventricular – 60).
Giá trị bình thường của QTc khoảng 0,41s.

10. Sóng U:
- Bình thường không gặp trên ECG, nếu có là một sóng nhỏ đi sau sóng T.
- Sóng U cùng chiều với sóng T và bằng khoảng 1/10 sóng T về biên độ.
- Nguồn gốc sóng U còn chưa chắc chắn (có thể là hiện tượng tái cực của các cấu trúc nội mạc như là cơ nhú hay mạng Purkinje).
- Sóng U cao khi Kali máu hạ,
- Sóng U đảo khi thiếu máu cơ tim

Laughing Tải về

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Đây là sách HƯỚNG DẪN ĐỌC ĐIỆN TIM của Giáo sư Trần Đỗ Trinh. Ths. Đinh Tuấn đã biên tấp lại để tặng các bạn quan tâm đến điện tâm đồ  - Đặc biệt các bạn cao học Nội 12 – Đại học Y Dược Huế.
Các bạn có thể tải về tại đây



Được sửa bởi Bs Kinh Thi ngày Thu May 12, 2016 8:52 am; sửa lần 1.

3Đọc Điện tâm đồ Empty Re: Đọc Điện tâm đồ Thu May 12, 2016 8:48 am

Bs Kinh Thi

Bs Kinh Thi
Quản lý
Quản lý

Bạn cũng có thể tải cuốn ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ DỄ HƠN của tôi tại đây

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết