Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Tiêu chảy mối liên quan tới kháng sinh xử lý như nào

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

tuan.boyhn


Thành viên năng động
Thành viên năng động


Tiêu phân lỏng không thành khuôn nhiều hơn 2 lần/24 giờ trong vòng 2 tuần được coi là tiêu chảy cấp, quá 2 tuần gọi là tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy nhiễm trùng là tiêu chảy do tác nhân vi sinh gây ra. Hai bệnh cảnh hay gặp: tiêu toàn nước và tiêu đàm máu. Tiêu phân đàm máu do vi trùng xâm lấn (Shigella, EIEC, salmonella non-typhi) hoặc amip gây ra (trẻ em rất ít khi bị lỵ amip). Nghi dịch tả: soi phân trực tiếp dưới kính hiển vi tìm thấy phẩy khuẩn có chuyển động đặc biệt. Cấy phân: kết quả cấy phân là căn cứ để báo dịch. Lỵ amip: thấy thể tư dưỡng của E.histolytica ăn hồng cầu (soi phân tươi trong vòng 5 phút sau khi lấy / hoặc chứa trong dung dịch cố định). Lỵ trực trùng: cấy phân trước khi cho kháng sinh (khi có điều kiện). Đánh giá mật độ mất nước chính là đánh giá tình trạng giảm khối lượng tuần hoàn.

Đọc bài viết: [You must be registered and logged in to see this link.]

Hơn 20 kg thể trọng: thêm 20 ml/kg/ngày. Lượng nước tiếp tục mất (on – going loss): thêm 10 ml/kg cho mỗi lần trẻ đi cầu lỏng hoặc ói. Chú ý: Bộ Y tế khuyến cáo dùng dung dịch ORS có áp suất thẩm thấu 245 mmol/L thay vì 311 mmol/L như dung dịch ORS cổ điển. Dung dịch có áp suất thẩm thấu thấp (low osmolarity ORS) chứa Glucose 13,5 g/L, Natri clorid 2,6 g/L, Kali clorid 1,5 g/L, Trisodium dehydrate citrate 2,9 g/L (WHO – 2005), trên thị trường là gói Hydrite hoặc Oresol New. Mỗi gói pha 200ml nước chín nguội. Tiêu toàn nước: không dùng kháng sinh, ngoại trừ trường hợp nghi dịch tả. Shigella gây ra: dùng kháng sinh. Có sốt dùng kháng sinh. E.histolytica: điều trị như amip. Tiêu đàm máu vi thể: có hồng cầu và nhiều bạch cầu trong phân: dùng kháng sinh.
Kháng sinh được dùng tùy thuộc tính nhạy cảm của vi trùng gây bệnh (chủ yếu là Shigella), có thể thay đổi theo từng địa phương và từng thời điểm. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận có Shigella đa kháng có thể dùng quinolone hoặc ceftriaxone (nếu tình trạng nặng). Theo dõi đáp ứng với kháng sinh sau 48 giờ, nếu không cải thiện rõ thì cần xem xét lại chẩn đoán hoặc đổi kháng sinh. Các men vi sinh Probiotic (Lactobacillus hoặc Saccharomyces) có thể dùng trong trường hợp tiêu chảy không đàm máu hoặc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh để rút ngắn thời gian tiêu chảy. Thuốc kháng tiết Racecadotril có thể dùng trong những trường hợp tiêu chảy do cơ chế xuất tiết. Các thuốc giảm nhu động ruột (loperamide) và thuốc chống ói (domperidone, ondansetron) chưa đủ bằng chứng có hiệu quả để dùng cho trẻ em. Trẻ bú mẹ: tiếp tục bú mẹ. Trẻ bú bình: tiếp tục bú bình sau khi bù dịch được 4 – 6 giờ. Trẻ ăn dặm: tiếp tục ăn dặm, bớt thức ăn nhiều mỡ và đường. Trường hợp trẻ bú bình tiêu phân toàn nước vẫn còn tiêu lỏng sau 5 ngày điều trị: có thể khuyến cáo đổi sang dùng sữa không lactose. Trường hợp dịch tả cần cấy phân âm tính trước khi cho ra viện.
Bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện. Biểu hiện như thế nào? Ngoài việc đi tiêu chảy, thường có kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân. Tiêu chảy cấp do salmonela: đây là nguyên nhân hay gặp nhất trong các nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn, bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tỷ lệ tăng lên ở người cắt đoạn dạ dày hoặc suy giảm miễn dịch. Tiêu chảy cấp do tụ cầu: bệnh cảnh này là do ăn phải thức ăn đã nhiễm phải ngoại độc tố của tụ cầu vàng. Ngoại độc tố này có tính chịu nhiệt cao (ở 100 độ C phải cần 1 – 2h mới hủy được) và không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Nguồn bệnh là những người bị viêm họng, viêm xoang đang có ổ mủ trên da… do tụ cầu; lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thực phẩm bị ô nhiễm. Lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống nhiễm virus.

http://vietfarms.com.vn

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết