Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Phác đồ điều trị viêm Amidan cấp tính

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Tài Năng Sốt

Bs Tài Năng Sốt
Thành viên VIP
Thành viên VIP

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIĐAN CẤP

1. Đại cương
Amiđan là một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng, chúng nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở.
Trong lớp dưới niêm mạc của vùng họng mũi và vùng họng miệng có một hệ thống tổ chức bạch huyết rất phong phú, trong đó có những vùng mà tổ chức bạch huyết nầy tập trung thành những khối theo một vòng tròn ở mặt trước của họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer, gồm: amiđan vòm hay còn gọi là VA, amiđan vòi, amiđan khẩu cái, và amiđan đáy lưỡi.
VA và Amiđan lúc đẻ ra đã có và là tổ chức bình thường của con người, chúng phát triển ở giai đoạn trẻ nhỏ và thiếu nhi rồi teo nhỏ dần ở người lớn.
Viêm VA thường gặp nhiều ở lứa tuổi từ 2 đến 6 tuổi (lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo). Tuy nhiên cũng có thể gặp viêm VA ở hài nhi hay người lớn.
Viêm A thường gặp nhiều ở lứa tuổi lớn hơn, chủ yếu ở lứa tuổi 6 đến 18 tuổi (lứa tuổi học phổ thông).
Tỉ lệ viêm VA và viêm A ở nước ta khoảng 30%.
Viêm VA và viêm amiđan có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, lao động, học tập...
2. Sinh lý amiđan - vai trò của vòng Waldeyer
Vòng Waldeyer nói riêng và tổ chức lympho của vùng mũi họng nói chung có vai trò bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế miễn dịch: tạo ra miễn dịch tế bào nhờ các lympho T, tạo ra miễn dịch thể dịch nhờ vào các lympho B gây chuyển dạng tương bào sản xuất ra các globulin miễn dịch G.A.M.D.E.
Viêm amiđan không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch cần thiết, chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng.
3. Nguyên nhân viêm Amiđan
3.1. Viêm nhiễm
- Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
- Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà ...
Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu; đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A).
3.2. Tạng bạch huyết
Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amiđan.
3.3. Do cấu trúc và vị trí của amiđan
VA và A có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa A nằm trên ngã tư đường ăn-đường thở là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
4. Viêm Amiđan cấp
Viêm A cấp là viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của Amiđan khẩu cái, thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virus thường là nhẹ, nếu do vi khuẩn thì nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì càng nặng.
Là bệnh rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên.
4.1. Triệu chứng toàn thân
Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 - 390. Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng. Người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.
4.2. Triệu chứng cơ năng
- Nuốt đau, nuốt vướng.
- Cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amiđan. Sau ít giờ biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho.
- Thở khò khè, ngáy to.
- Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh khí phế quản gây nên ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
4.3. Triệu chứng thực thể
- Lưỡi trắng bẩn, miệng khô.
- Nếu là do virus thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amiđan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng khác như chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Thường không có hạch dưới góc hàm.
- Nếu là do vi khuẩn thì thấy amiđan sưng to và đỏ, trên bề mặt A có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Thường có hạch dưới góc hàm sưng đau. Cần phân biệt thể này với hạch hầu và phải quệt giả mạc soi tươi, cấy vi khuẩn.
Sự phân biệt viêm amiđan do virus với một viêm amiđan do vi khuẩn bằng khám lâm sàng chỉ có tính chất tương đối vì một viêm amiđan do virus có thể có những triệu chứng lâm sàng của một viêm amiđan do vi khuẩn và ngược lại.
5. Cận lâm sàng:
Huyết học đa thông số: Thể viêm do vi khuẩn có Bạch cầu tăng cao, nhiều bạch cầu đa nhân (10.000 đến 12.000 bạch cầu).
X-quang: Blondeau, Hirtz, ngực thẳng
Tổng phân tích nước tiểu.
Siêu âm
6. Chẩn đoán viêm Amidan cấp tính , mãn tính và bệnh bạch hầu:
6.1. Viêm amidan cấp tính:
Sốt cao, bắt đầu đột ngột
Mạch nhanh mạnh
Mệt mỏi vừa, mặt đỏ
Chấm mủ ở miệng Amiđan hoặc màng mủ, không vượt khỏi Amiđan
Màng mủ mềm dễ nát và không dính chắc vào tổ chức Amiđan
Hạch cổ thường không sưng trừ trường hợp nặng
Nước tiểu rất ít khi có Albumin
Không tìm thấy trực khuẩn Klebs-Loeffet
6.2. Bệnh bạch cầu:
Sốt , bắt đầu từ từ
Mạch chậm yếu
Mệt mỏi rõ rệt, mặt xanh tái
Giả mạc không giới hạn ở miệng hốc và có thể vượt ra ngoài Amiđan
Giả mạc chắc,dính, khó bóc, nếu bóc dễ chảy máu
Hach cổ sưng to, ngay cả trường hợp thông thường
Nước tiểu thường có Albumin
Có trực khuẩn Klebs-Loeffet
6.3. Viêm Amidan mạn tính:
Tái đi tái lại nhiều lấn.
Triệu chứng nghèo nàn
Thường gai sốt về chiều
Cảm giác nuốt vướng hoặc đau như có dị vật gì trong họng, hơi thở thường xuyên có mùi hôi
Trên bề mặt Amiđan có nhiều khe và hốc chứa các chất bả đậu hoặc mủ
Amidan phì đại hoặc ở dạng xơ chìm (Amiđan nhỏ, mặt gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt xơ trắng biểu hiện bị viêm nhiễm nhiều lần.)
7. Biến chứng
Viêm Amiđan có thể gây ra rất nhiều biến chứng.
- Biến chứng tại chỗ: áp xe A, viêm tấy quanh A, áp xe quanh A.
- Biến chứng gần: Viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy hoặc áp xe thành bên họng.
- Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, cá biệt có thể nhiễm trùng huyết.
- Biến chứng toàn thân: Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
- Amiđan quá lớn gây ảnh hưởng đến nuốt, hô hấp và phát âm.
8. Điều trị
8.1. Viêm amiđan cấp
Điều trị như một viêm họng đỏ cấp.
1. Kháng sinh:
 Nhóm beta lactam:
- Iba-mentin 250mg/Acid cluvulanic 31,25mg:
Người lớn: 250 – 500mg/ lần x 3 lần/24 giờ.
Ở trẻ em dưới 40kg cân nặng: 20mg/kg/ngày, chia 3 lần
- Amoxicilin 250mg dạng gói
Trẻ em dưới 20kg cân nặng: 20 – 40mg/kg/ngày
- Amoxicilin 500mg dạng viên
Người lớn: 1000mg/ lần x 2 hoặc 3 lần /ngày
Trẻ em: 40 – 60mg/kg/ngày, chia 3 lần
- Cephalecin:
Người lớn: 50 – 80mg/kg/24 gio72, chia 2 hoặc 3 lần
Trẻ em < =12 tuổi: 30 – 50mg/kg/24 giờ, ngày uống 2 hoặc 3 lần
 Nhóm macrolide:
- Erythromycin 500mg
Người lớn: Từ 1 – 2g/ngày, chia làm 2 – 4 lần.
Trẻ em: Từ 30-50mg/kg cân nặng/ngày, chia 2 – 4 lần.
- Roxithromycin 150mg: Dùng trước các bữa ăn trong ngày
Người lớn: 300mg/ngày, chia làm 2 lần sáng và tối
Trẻ em: Từ 5 – 8mg/ngày, chia làm 2 lần (không dùng quá 10 ngày)
- Clarythromycin 250mg:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 250mg x 2 lần/ ngày, điều trị 7 ngày
2. Kháng viêm:
- Alphachymotrypcin 4,2mg: 2 – 4 viên/ngày
- Prednisolon 5mg: Từ 1 – 2mg/kg/ ngày, uống sau bữa ăn.
3. Điều trị tại chỗ:
- Xông họng: 1 ống Gentamycin 80mg pha với 1 ống Dexamethason, xông ngày 1 – 2 lần.
- Dung dịch Cineline: xúc miệng ngày 3 – 4 lần.
- Tyrotab ngậm ngày từ 2 – 4 viên.
4. Hạ sốt, giảm đau: truyền dịch, paracetamol, aspirin...
5. Thuốc khác: long đờm, giảm ho...
6. Nâng đỡ thể trạng: Nghỉ ngơi, yếu tố vi lượng, sinh tố, vitamin...
8.2. Viêm amiđan mạn tính
Chuyển tuyến trên để cắt Amidan.
9. Chăm sóc:
- Chế độ ăn mềm, lỏng, tránh các thức ăn tanh hôi, cay…
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, hầu họng
10. Phòng bệnh
- Nâng cao thể trạng-sức đề kháng của cơ thể và cơ địa của bệnh nhân bằng rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý. Tránh bị nhiễm lạnh.
- Vệ sinh tốt mũi-họng-răng-miệng, chú ý khi có những vụ dịch cúm, sởi, ho gà...
- Xử trí kịp thời và đúng cách nếu đã bị viêm amiđan để tránh các biến chứng.
11. Tiêu chí ra viện:
- Không còn triệu chứng toàn thân, người tỉnh táo, ăn ngủ được
- Hết sốt, đau họng, đau đầu, buồn nôn, nuốt vướng, rát …
- Amidan sạch, hết xung huyết, hết màng hoặc chấm mủ trắng, lưỡi sạch.
- CTM: Bạch cầu giảm hoặc gần như trở về giá trị bình thường.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết