Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Thang điểm câu 2 và 3 ngạch y sỹ trung cấp

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Tài Năng Sốt

Bs Tài Năng Sốt
Thành viên VIP
Thành viên VIP

Câu 2: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách xử trí ban đầu của gãy hai xương cẳng tay?
1. Triệu chứng lâm sàng:
- Tay lành đở cẳng tay đau (1 điểm)
- Biến dạng cẳng tay rỏ( tròn,căng như một cáI ống,cong do gập góc,gồ lên do di lệch sang bên,cẳng tay luôn ở tư thế sấp). ( 2 điểm)
- Điểm đau chói cố định. (1 điểm)
- Cữ đông bất thường và lạo xạo xương tai vị trí gãy tương ứng. . (1 điểm)
- Chiều dài tương đối-tuyệt đối của 2 xương cẳng tay < bên lành (1 điểm)
- Đo trục chi thay đổi (1 điểm)
- Mạch quay: giảm/mất khi có tổn thương kèm theo (1 điểm)
- Đo chu vi chi vùng tương ứng > bên lành. (1 điểm)
- Mất vận động hoàn toàn: sấp-ngữa,gấp – duỗi cẳng tay. (1 điểm)
- Cảm giác: Giảm/mất khi có tổn thương thần kinh kèm theo. (1 điểm)
2. Cận lâm sàng: X-Quang 2 xương cẳng tay T-N: Giúp chẩn đoán xác định, cho biết vị trí-tính chất ổ gãy. ( 3 điểm)
3. Biến chứng:
- Tổn tương thần kinh quay khi gãy xương quay cao. (1,5 điểm)
- Gãy kín chuyển thành gãy hở. ( 1 điểm)
- Hội chứng chèn ép khoang. ( 1 điểm)
- Hạn chế vận động gấp-duỗi khuỷu,các bàn tay-ngón tay giảm tinh tế. ( 1,5 điểm)
- Hạn chế động tác sấp-ngữa cẳng tay,xoay cổ tay, phù nề dai giẳng,đau kéo dài. ( 1,5 điểm)
- Liền lệch vẹo( do gập góc, hẹp màng liên cốt, xoay) làm mất chức năng cẳng tay(phổ biến). ( 1,5 điểm)
- Chậm liền xương-khớp giả. ( 1 điểm)
- Can liên cốt làm nối giữa 2 xương( hay gặp gãy 1/3T) làm mất động tác sấp-ngữa cắn tay. ( 2 điểm)
4. Xử trí:
- Chống shock: dùng thuốc giảm đau tại chỗ hoặc toàn thân. (2,5 điểm)
- Cố định tạm thời ổ gãy bằng nẹp kết hợp treo tay lên. (2,5 điểm)

Câu 3: Khám cơ lực:
Trong phần lớn các bệnh cơ, có teo cơ, thường có giảm cơ lực. Nói chung, hiện tượng giảm cơ lực là đồng đều ở mỗi lần làm động tác nhưng có một thể đặc biệt là giảm dần qua mỗi lần làm động tác, thí dụ như trong bệnh nhược cơ, người bệnh làm động tác lần đầu có thể mạnh như bình thường nhưng lần thứ hai giảm nhiều, lần ba càng giảm đến một vài lần tiếp theo thì không làm được nữa (chóng mỏi), hiện tượng này còn gặp trong bệnh suy vỏ thượng thận .
Thăm khám cơ lực, ta có thể quan sát các động tác của người bệnh khi đi lại, mang, vác, nằm, ngồi, làm nghiệm pháp chống đối hoặc sử dụng các dụng cụ đo cơ lực. Ta sẽ khám từng cơ, từng vùng, từng nhóm cơ, từng đoạn.(6 điểm)
Sau đó chia làm nhiều mức độ.
- Cơ lực mất hoàn toàn. ( 2 điểm)
- Nặng: khi có thể cử động nhẹ nhưng không làm được động tác. ( 2 điểm)
- Vừa: làm được động tác nhưng yếu. ( 2 điểm)
- Nhẹ: làm động tác nhưng không kéo dài được…( 2 điểm)
Hiện tượng giảm cơ lực có thể toàn thân, có thể từng vùng: nếu ở từng vùng, nên gây những thay đổi, những rối loạn về vận động, biểu hiện nét mặt……( 2 điểm)
- Giảm cơ lực vùng chậu đùi: người bệnh đi khó khăn, nghiêng về từng bên khi đặt chân, bước lên bậc cao khó và chậm, ngồi xuống không bình thường mà để rơi xuống ghế, đang ngồi đứng dậy phải chống cả hai tay. …( 2 điểm)
- Giảm cơ lực vùng chậu đùi và thắt lưng: với tư thế nằm ngửa muốn đứng lên phải quay nghiêng, chống cả hai tay xuống giường, rồi chống lần lượt vào cẳng chân, gối và đùi mới ngồi lên được. …( 2 điểm)
- Giảm cơ lực vùng lưng, vai ảnh hưởng đến các động tác của cánh tay: chải đầu, mặc áo. …( 2 điểm)
- Giảm cơ lực vùng bàn tay: cầm nắm kém, có thể cụ thể hoá bằng cách dùng lực kế để đo sức bóp của bàn tay, so sánh với bên kia, so sánh giữa các lần bóp và so sánh với ngường thường (cơ lực bàn tay của người Việt Nam bình thường: Nam = 34kg, Nữ = 20kg). …( 2 điểm)
- Giảm cơ lực các cơ quanh cột sống, làm thay đổi độ cong của cột sống (ưỡn, gù, vẹo). ( 2 điểm)
- Giảm cơ lực ở mặt và mắt: gây sụp mi, nét mặt không thay đổi, khi nói, cười, nhai khó. ( 2 điểm)
- Giảm cơ lực các cơ ở nội tạng: ở hầu, thực quản, gây nuốt khó. ( 2 điểm)

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết