ĐIỀU DƯỠNG
MỤC ĐÍCH, QUY TẮC CHUNG, PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG 30
Mục đích : (3)
- Để nhận định đánh giá tình trạng vết thương 1
- Để rửa thấm hút dịch, cắt lọc tổ chức hoại tử 1
- Phòng ngừa nhiểm khuẩn, giúp vết thương mau lành 1
Quy tắc chung (7)
- Bệnh nhân phải được chuẩn bị chu đáo 1
- Phải chuẩn bị dụng cụ, thuốc đầy đủ, Buồng thay băng phải thoáng, sạch 1
- Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trùng chéo: Dụng cụ thay băng rửa vết thương chỉ dùng cho 1 người. Không được dùng dụng cụ thay băng cho nhiều người cùng một lúc 1
- Thứ tự ưu tiên: Khi thay băng rửa vết thương phải thay vết thương sạch trước, vết thương bẩn nhiễm trùng sau. Ưu tiên các vết thương từ đầu, mặt, cổ, ngực cho đến các vết thương bụng, tay, chân 1
- Các vết thương nhiễm trùng có mủ phải được lấy mủ để nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ 1
- Tôn trọng quá trình sinh lý của liền sẹo vết thương 1
- Sau khi băng, phải ghi chép hồ sơ về tình trạng vết thương, phương pháp xử lý, thời gian băng,… 1
Phân loại (Thí sinh có thể không cần mô tả vẫn được điểm trọn) (20)
Cách lấy nước tiểu 24 giờ để làm xét nghiệm (30 điểm)
Nguyên tắc: (4)
- Dặn bệnh nhân phải lấy đủ nước tiểu trong 24h kể cả lúc đi đại tiện. 1
- Phải có hóa chất để giữ nước tiểu khỏi hỏng. 1
- Dụng cụ để tiến hành thủ thuật phải đủ (phải sạch) 1
- Phải lắc đều nước tiểu thu được (tổng cộng số lượng) trong 24 giờ rồi lấy vào bình đưa đến phòng xét nghiệm. 1
Kỹ thuật (10)
- Cho sẵn hóa chất giữ nước tiểu với một lượng tương đương với 1/2 lít nước tiểu rồi sau đó sẽ cho thêm dần theo số lượng nước tiểu tiếp. 1
- Nếu bắt đầu từ 9 giờ sáng thì cho bệnh nhân đi tiểu ra ngoài hố tiểu và từ bãi sau dặn bệnh nhân tiểu vào bô đã có chất giữ nước tiểu khỏi hỏng và đậy nắp bô lại. 1
- Dặn bệnh nhân thu cả nước tiểu lúc đi đại tiện và đổ vào bô cho đến 9 giờ sáng hôm sau (đủ 24 giờ) dặn bệnh nhân đi tiểu lần cuối cùng vào bô. 2
- Ghi số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ vào hồ sơ, phiếu theo dõi, phiếu xét nghiệm. 1
- Lắc đều tất cả số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ 1
- Sau khi lắc đều xong lấy 500ml cho vào bình thủy tinh vô khuẩn và ghi phiếu xét nghiệm: Họ và tên bệnh nhân, số giường buồng, tổng số lượng nước tiểu trong 24 giờ. 2
- Ðưa đến phòng xét nghiệm 1
- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch và để vào nơi quy định 1
CÁCH THEO DỎI ÔNG THÔNG TIỂU : 16
- Vệ sinh bộ phận sinh dục của NB hằng ngày 1
- Xoay trở hoặc cho NB vận động sớm. Cho NB uống nhiều nước: người lớn 2,2-2,5 lít/ ngày 1
- Chăm sóc hệ thống dẫn lưu nước tiểu: kín, một chiều và vô khuẩn. Điểm nối giữa đầu ống thông với túi dẩn lưu nước tiểu phải bọc bằng gạc vô khuẩn 2
- Thay túi chứa khi thay ống thông, khi dơ 1
- Hệ thống lắp ráp thì thay túi chứa 24 giờ một lần 1
- Túi dẫn lưu để thấp hơn mặt giường 60 cm. Túi đựng nước tiểu có thể treo ở thành giường BN không được để chạm hoặc ở dưới sàn nhà 2
- Mỗi 2-3 giờ mở khóa dây câu nước tiểu một lần để tránh xẹp bàng quang. Tháo nước tiểu khi túi đầy 1
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24 giờ 1
- Theo dõi tính chất, màu sắc của nước tiểu, dấu sinh hiệu: phát hiện sớm nhiễm trùng niệu đạo. Theo dỏi các dấu hiệu sinh tồn M, T, HA Nhịp thở hàng ngày để phát hiện nhiểm khuẩn ngược dòng 2
- Theo dõi triệu chứng bất thường: đau, rát lổ tiểu 1
- Khi vận chuyển BN phải xả hết nước tiểu 1
- Cấy nước tiểu định kỳ trong trường hợp để sonde quá lâu 1
- Khi rút ống thông tiểu liên tục: làm xẹp bong bóng trước khi rút, tránh gây chảy máu niệu đạo 1
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (40 điểm)
I. NHẬN ĐỊNH (10)
- Hỏi: Tiền sử bệnh đã bị cao huyết áp bao giờ chưa? Nếu có từ khi nào? Có điều trị và theo dõi huyết áp thường xuyên không? Có bị bệnh gì khác ngoài bệnh cao huyết áp như: Bệnh thận, Bệnh tim , Phổi…. với bệnh nhân không được theo dõi huyết áp thường xuyên hoặc chưa được đo huyết áp bao giờ, hỏi xem có các triệu chứng ban đầu, chóng mặt buồn nôn, nôn không? Xảy ra khi nào. 2
- Thu thập dữ kiện qua hồ sơ, y bạ, giấy chuyển viện (nếu có) để đóng góp thêm cho kế hoạch chăm sóc nhằm mục đích như ở trên 1
- Nhận định BN một cách hệ thống và đầy đủ về tuổi, giới, thể trạng, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường sống và văn hoá tín ngưỡng. 2
- Cần chú trọng đo huyết áp đúng kỹ thuật, đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả hai tay và hai chân đối với những trường hợp khám lần đầu. 2
- Tìm nguyên nhân đối với tăng huyết áp thứ phát, phát hiện các yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp nguyên phát 1
- Phát hiện xem đã có biến chứng của tăng huyết áp như: liệt, suy tim, suy thận, tai biến mạch não 1
- Thực hiện đầy đủ và tham khảo các kết quả xét nghiệm 1
II. LẬP KẾ HOẠCH (3)
1. Theo dõi huyết áp, các dấu hiệu sinh tồn. Chăm sóc cơ bản nếu cần. 1
2. Thực hiện y lệnh. 0,5
3. Chế độ ăn uống 0,5
4. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt 0,5
5. Giáo dục sức khỏe 0,5
III.THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1 . Chăm sóc cơ bản và Theo dõi huyết áp, các dấu hiệu sinh tồn. (4)
- Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, lấy dấu hiệu sinh tồn cho BN và xác định dấu hiệu đó bình thường hay bất thường để báo cáo bác sỹ sao cho có hướng chẩn đoán xử trí kịp thời. 1
- Khi có cơn cao huyết áp cần phải theo dõi huyết áp liên tục có khi 30 phút, đến 1 giờ, 2 giờ /1 lần tùy theo trình trạng bệnh cho đế khi cơn cao huyết áp lui và huyết áp trở về trạng thái ổn định và bình thường. 1
- Theo dõi huyết áp hàng ngày vào thời điểm nhất định với một máy đo. Khi có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, bệnh nhân cũng cần được kiểm tra huyết áp. Hằng ngày theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra 1
- Theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc. 1
- Động viên giải thích cho bệnh nhân yên tâm. 1
2. Thực hiện y lệnh của bác sỹ (5)
- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, nhất là sử dụng thuốc một cách chính xác, kịp thời. Trước khi dùng thuốc cần kiểm tra huyết áp. 1
- Biết một số tác dụng phụ của thuốc, giúp BN phòng ngừa tác dụng phục và an tâm điều trị 1
+ Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng. Để hạn chế tác dụng phụ này, khuyên người bệnh thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã.. 1
+ Một số thuốc gây táo bón, cần khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, vận động phù hợp và thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định 1
+ Nếu người bệnh bị tiêu chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất phân. 1
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để phát hiện và đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu 1
3. Chế độ ăn uống. (4)
- Cần hạn chế muối. Khẩu phần ăn hằng ngày tốt nhất < 5 gam muối 1
- Hạn chế calo ở BN béo phì 1
- Kiêng thuốc lá và các chất kích thích, cá phê, thuốc lá. Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol. Nên ăn dầu có acid béo không no 1
- Hướng dẫn BN bù kali bằng cho ăn các loại hoa quả có nhiều Kali như cam, chuối tiêu 1
4. Chế độ nghỉ ngơi
- Tránh làm việc căng thẳng, tránh những xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi, buồn bực, tránh thức khuya. (4)
- Không nên làm việc nặng, gắng sức. 1
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. 1
- Nên tập thể dục, tập thở, xoa bóp. 1
5 Giáo dục sức khỏe (5)
- Hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu thế nào là tăng huyết áp và những biến chứng của tăng huyết áp, cách theo dõi tại nhà, chế độ ăn, nghỉ ngơi, luyện tập, biện pháp phòng chống tai biến do tăng huyết áp. Tuân thủ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ 1
- Cần nhấn mạnh cho người bệnh hiểu việc điều trị đòi hỏi phải thường xuyên, lâu dài và chính người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị tăng huyết áp 1
- Cung cấp cho BN một số thông tin về thuốc điều trị tăng huyết áp như lợi ích, giá cả, tác dụng phụ 1
- Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị tăng huyết áp 1
- Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó. 1
- Bệnh nhân biết các biện pháp phòng và trị xử trí cơn cao huyết áp. 1
IV. ĐÁNH GIÁ (5)
- Một bệnh nhân cao huyết áp được chăm sóc tốt nếu sau quá trình chăm sóc bệnh nhân Huyết áp giảm dần, duy trì được chỉ số huyết áp ở mức cho phép và ổn định 1
- Bệnh nhân hiểu được bệnh của mình và yên tâm điều trị. 1
- Bệnh nhân không mắc tai biến trong quá trình điều trị, hạn chế đến mức tối đa các biến chứng. 1
- Y lệnh điều trị được thực hiện đầy đủ chính xác 1
- BN tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện 1
MỤC ĐÍCH, QUY TẮC CHUNG, PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG 30
Mục đích : (3)
- Để nhận định đánh giá tình trạng vết thương 1
- Để rửa thấm hút dịch, cắt lọc tổ chức hoại tử 1
- Phòng ngừa nhiểm khuẩn, giúp vết thương mau lành 1
Quy tắc chung (7)
- Bệnh nhân phải được chuẩn bị chu đáo 1
- Phải chuẩn bị dụng cụ, thuốc đầy đủ, Buồng thay băng phải thoáng, sạch 1
- Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trùng chéo: Dụng cụ thay băng rửa vết thương chỉ dùng cho 1 người. Không được dùng dụng cụ thay băng cho nhiều người cùng một lúc 1
- Thứ tự ưu tiên: Khi thay băng rửa vết thương phải thay vết thương sạch trước, vết thương bẩn nhiễm trùng sau. Ưu tiên các vết thương từ đầu, mặt, cổ, ngực cho đến các vết thương bụng, tay, chân 1
- Các vết thương nhiễm trùng có mủ phải được lấy mủ để nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ 1
- Tôn trọng quá trình sinh lý của liền sẹo vết thương 1
- Sau khi băng, phải ghi chép hồ sơ về tình trạng vết thương, phương pháp xử lý, thời gian băng,… 1
Phân loại (Thí sinh có thể không cần mô tả vẫn được điểm trọn) (20)
Các loại | Nguyên nhân | Mô tả | |
Phân loại chung | |||
Vết thương do chủ ý | Kế hoạch điều trị như vết rạch ngoại khoa, do kim chọc trong điều trị hay tia xạ | Vết thương thường do phẫu thuật vô khuẩn, dụng cụ vô khuẩn, da đc sát khuẩn, bờ vết thương sạch, không cháy máu, vết thương lành nhanh | 2 |
Vết thương do vô ý | Do chấn thương không mong muốn như tai nạn, bị đâm, đạn bắn hay bỏng | Vết thương bị bội nhiễm, bờ vết thương cháy máu, tổn thương đa dạng, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, thời gian lành thường kéo dài | 2 |
Phân loại theo sự toàn vẹn của da | |||
Vết thương kín | Thường do một lực tác động hoặc bị vặn xoắn như bị ngã, bị hành hung, bị té xe | Da không bị rách nhưng tổ chức phần mềm tổn thương và có thể có tình trạng tổn thương và cháy máu các tạng bên trong | 2 |
Vết thương mở | Tổn thương do cố ý hoặc vô ý | Da bị rách, tại chổ có cháy máu, tổ chức phần mềm bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng cao | 1 |
Theo cơ chế gây thương tích | |||
Vết thương bầm dập | Do vật tù gây tổn thương | Vết thương kín, tổ chức phần mềm bị tổn thương, mạch máu bị rách do đó tại chỗ tổn thương sưng đau, nếu các tạng bên trong bị đụng đập thì ảnh hưởng sẽ rất nghiêm trọng | 1 |
Vết thương mở do rạch da | Do vật sắc nhọn gây nên | Giống phần vết thương mở do chủ ý | 1 |
Vết thương trầy xước | Do tai nạn hay bị ngã mà da bị cọ sát | Vết thương mở nhưng chỉ ở phần da, tại chỗ thường rất đau | 2 |
vết thương xé rách | Tai nạn do các vết thương như mảnh thủy tinh hay dây thép gai gây ra | Các tổ chức bị rách, bờ vết thương nham nhở không đều. độ sâu các vết thương khác nhau. Vật gây vết thương bẩn nên có nguy cơ nhiễm trùng cao | 2 |
Vết thương xuyên thấu | Do các vật sắc, nhọn hay bị đạn bắn | Vết thương do chủ ý hoặc vô ý | 1 |
Phân loại theo khả năng hoặc mức độ nhiễm khuẩn | |||
Vết thương sạch | Đó là vết rạch ngoại khoa hay vết thương kín | Vết thương không có vi khuẩn gây bệnh. vết thương không liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, sinh dục - tiết niệu | 1 |
Vết thương sạch – bội nhiễm | Thường do phẫu thuật chuyên biệt | vết thương di phẫu thuật hệ thống hô hấp, tiêu hóa, sinh dục - tiết niệu | 1 |
Vết thương ô nhiễm | Vết thương mở do tai nạn, do phẫu thuật hữu trùng, bị bội nhiễm từ hệ thống ruột, dạ dày | Mô bị viêm, có mức độ nhiễm trùng cao | 2 |
Vết thương nhiễm trùng | Vết thương có các tác nhân gây bệnh, do để lâu không đc xử lý, hay các vết rạch ở vùng bị nhiễm trùng | Có biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm | 2 |
Cách lấy nước tiểu 24 giờ để làm xét nghiệm (30 điểm)
Nguyên tắc: (4)
- Dặn bệnh nhân phải lấy đủ nước tiểu trong 24h kể cả lúc đi đại tiện. 1
- Phải có hóa chất để giữ nước tiểu khỏi hỏng. 1
- Dụng cụ để tiến hành thủ thuật phải đủ (phải sạch) 1
- Phải lắc đều nước tiểu thu được (tổng cộng số lượng) trong 24 giờ rồi lấy vào bình đưa đến phòng xét nghiệm. 1
Kỹ thuật (10)
- Cho sẵn hóa chất giữ nước tiểu với một lượng tương đương với 1/2 lít nước tiểu rồi sau đó sẽ cho thêm dần theo số lượng nước tiểu tiếp. 1
- Nếu bắt đầu từ 9 giờ sáng thì cho bệnh nhân đi tiểu ra ngoài hố tiểu và từ bãi sau dặn bệnh nhân tiểu vào bô đã có chất giữ nước tiểu khỏi hỏng và đậy nắp bô lại. 1
- Dặn bệnh nhân thu cả nước tiểu lúc đi đại tiện và đổ vào bô cho đến 9 giờ sáng hôm sau (đủ 24 giờ) dặn bệnh nhân đi tiểu lần cuối cùng vào bô. 2
- Ghi số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ vào hồ sơ, phiếu theo dõi, phiếu xét nghiệm. 1
- Lắc đều tất cả số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ 1
- Sau khi lắc đều xong lấy 500ml cho vào bình thủy tinh vô khuẩn và ghi phiếu xét nghiệm: Họ và tên bệnh nhân, số giường buồng, tổng số lượng nước tiểu trong 24 giờ. 2
- Ðưa đến phòng xét nghiệm 1
- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch và để vào nơi quy định 1
CÁCH THEO DỎI ÔNG THÔNG TIỂU : 16
- Vệ sinh bộ phận sinh dục của NB hằng ngày 1
- Xoay trở hoặc cho NB vận động sớm. Cho NB uống nhiều nước: người lớn 2,2-2,5 lít/ ngày 1
- Chăm sóc hệ thống dẫn lưu nước tiểu: kín, một chiều và vô khuẩn. Điểm nối giữa đầu ống thông với túi dẩn lưu nước tiểu phải bọc bằng gạc vô khuẩn 2
- Thay túi chứa khi thay ống thông, khi dơ 1
- Hệ thống lắp ráp thì thay túi chứa 24 giờ một lần 1
- Túi dẫn lưu để thấp hơn mặt giường 60 cm. Túi đựng nước tiểu có thể treo ở thành giường BN không được để chạm hoặc ở dưới sàn nhà 2
- Mỗi 2-3 giờ mở khóa dây câu nước tiểu một lần để tránh xẹp bàng quang. Tháo nước tiểu khi túi đầy 1
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24 giờ 1
- Theo dõi tính chất, màu sắc của nước tiểu, dấu sinh hiệu: phát hiện sớm nhiễm trùng niệu đạo. Theo dỏi các dấu hiệu sinh tồn M, T, HA Nhịp thở hàng ngày để phát hiện nhiểm khuẩn ngược dòng 2
- Theo dõi triệu chứng bất thường: đau, rát lổ tiểu 1
- Khi vận chuyển BN phải xả hết nước tiểu 1
- Cấy nước tiểu định kỳ trong trường hợp để sonde quá lâu 1
- Khi rút ống thông tiểu liên tục: làm xẹp bong bóng trước khi rút, tránh gây chảy máu niệu đạo 1
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP (40 điểm)
I. NHẬN ĐỊNH (10)
- Hỏi: Tiền sử bệnh đã bị cao huyết áp bao giờ chưa? Nếu có từ khi nào? Có điều trị và theo dõi huyết áp thường xuyên không? Có bị bệnh gì khác ngoài bệnh cao huyết áp như: Bệnh thận, Bệnh tim , Phổi…. với bệnh nhân không được theo dõi huyết áp thường xuyên hoặc chưa được đo huyết áp bao giờ, hỏi xem có các triệu chứng ban đầu, chóng mặt buồn nôn, nôn không? Xảy ra khi nào. 2
- Thu thập dữ kiện qua hồ sơ, y bạ, giấy chuyển viện (nếu có) để đóng góp thêm cho kế hoạch chăm sóc nhằm mục đích như ở trên 1
- Nhận định BN một cách hệ thống và đầy đủ về tuổi, giới, thể trạng, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường sống và văn hoá tín ngưỡng. 2
- Cần chú trọng đo huyết áp đúng kỹ thuật, đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả hai tay và hai chân đối với những trường hợp khám lần đầu. 2
- Tìm nguyên nhân đối với tăng huyết áp thứ phát, phát hiện các yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp nguyên phát 1
- Phát hiện xem đã có biến chứng của tăng huyết áp như: liệt, suy tim, suy thận, tai biến mạch não 1
- Thực hiện đầy đủ và tham khảo các kết quả xét nghiệm 1
II. LẬP KẾ HOẠCH (3)
1. Theo dõi huyết áp, các dấu hiệu sinh tồn. Chăm sóc cơ bản nếu cần. 1
2. Thực hiện y lệnh. 0,5
3. Chế độ ăn uống 0,5
4. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt 0,5
5. Giáo dục sức khỏe 0,5
III.THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1 . Chăm sóc cơ bản và Theo dõi huyết áp, các dấu hiệu sinh tồn. (4)
- Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, lấy dấu hiệu sinh tồn cho BN và xác định dấu hiệu đó bình thường hay bất thường để báo cáo bác sỹ sao cho có hướng chẩn đoán xử trí kịp thời. 1
- Khi có cơn cao huyết áp cần phải theo dõi huyết áp liên tục có khi 30 phút, đến 1 giờ, 2 giờ /1 lần tùy theo trình trạng bệnh cho đế khi cơn cao huyết áp lui và huyết áp trở về trạng thái ổn định và bình thường. 1
- Theo dõi huyết áp hàng ngày vào thời điểm nhất định với một máy đo. Khi có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, bệnh nhân cũng cần được kiểm tra huyết áp. Hằng ngày theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra 1
- Theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc. 1
- Động viên giải thích cho bệnh nhân yên tâm. 1
2. Thực hiện y lệnh của bác sỹ (5)
- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, nhất là sử dụng thuốc một cách chính xác, kịp thời. Trước khi dùng thuốc cần kiểm tra huyết áp. 1
- Biết một số tác dụng phụ của thuốc, giúp BN phòng ngừa tác dụng phục và an tâm điều trị 1
+ Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng. Để hạn chế tác dụng phụ này, khuyên người bệnh thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã.. 1
+ Một số thuốc gây táo bón, cần khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, vận động phù hợp và thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định 1
+ Nếu người bệnh bị tiêu chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất phân. 1
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để phát hiện và đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu 1
3. Chế độ ăn uống. (4)
- Cần hạn chế muối. Khẩu phần ăn hằng ngày tốt nhất < 5 gam muối 1
- Hạn chế calo ở BN béo phì 1
- Kiêng thuốc lá và các chất kích thích, cá phê, thuốc lá. Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol. Nên ăn dầu có acid béo không no 1
- Hướng dẫn BN bù kali bằng cho ăn các loại hoa quả có nhiều Kali như cam, chuối tiêu 1
4. Chế độ nghỉ ngơi
- Tránh làm việc căng thẳng, tránh những xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi, buồn bực, tránh thức khuya. (4)
- Không nên làm việc nặng, gắng sức. 1
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. 1
- Nên tập thể dục, tập thở, xoa bóp. 1
5 Giáo dục sức khỏe (5)
- Hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu thế nào là tăng huyết áp và những biến chứng của tăng huyết áp, cách theo dõi tại nhà, chế độ ăn, nghỉ ngơi, luyện tập, biện pháp phòng chống tai biến do tăng huyết áp. Tuân thủ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ 1
- Cần nhấn mạnh cho người bệnh hiểu việc điều trị đòi hỏi phải thường xuyên, lâu dài và chính người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị tăng huyết áp 1
- Cung cấp cho BN một số thông tin về thuốc điều trị tăng huyết áp như lợi ích, giá cả, tác dụng phụ 1
- Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị tăng huyết áp 1
- Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó. 1
- Bệnh nhân biết các biện pháp phòng và trị xử trí cơn cao huyết áp. 1
IV. ĐÁNH GIÁ (5)
- Một bệnh nhân cao huyết áp được chăm sóc tốt nếu sau quá trình chăm sóc bệnh nhân Huyết áp giảm dần, duy trì được chỉ số huyết áp ở mức cho phép và ổn định 1
- Bệnh nhân hiểu được bệnh của mình và yên tâm điều trị. 1
- Bệnh nhân không mắc tai biến trong quá trình điều trị, hạn chế đến mức tối đa các biến chứng. 1
- Y lệnh điều trị được thực hiện đầy đủ chính xác 1
- BN tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện 1
Được sửa bởi Bs Kinh Thi ngày Sat Nov 03, 2012 11:48 am; sửa lần 1.