Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SÂU RĂNG HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ THCS NĂM 2010

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Tài Năng Sốt

Bs Tài Năng Sốt
Thành viên VIP
Thành viên VIP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SÂU RĂNG VĨNH VIỄN Ở HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔ VINH 1&3 – THCS NGUYỄN VĂN TRỖI VÀ THCS
LÊ VĂN TÁM, THÀNH PHỐ PHAN RANG THÁP CHÀM NĂM 2010
Tài Năng Sốt
Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

TÓM TẮC

Đặt vấn đề: Bệnh sâu răng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta hiện nay, tuy không gây tử vong nhưng ngoài việc gây đau và khó chịu cho người mắc phải mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm, chi phí điều trị tốn kém và thời gian điều trị kéo dài. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh sâu răng ở lứa tuổi học sinh còn cao. Chương trình Nha học đường ở nước ta tuy đã triển khai khá lâu nhưng vẫn chưa được phủ rộng, thường xuyên tại các trường
học Đến nay, mới có 8 tỉnh, thành phủ kín được chương trình Nha học đường tại các trường tiểu học. Chính vì thế vẫn còn nhiều trẻ chưa được chăm sóc răng chu đáo. Việc triển khai rộng Nha học đường trên quy mô toàn quốc là một yêu cầu cấp thiết để giúp giảm tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị sâu răng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sâu răng, mất và trám răng vĩnh viễn ở học sinh 6-14 tuổi tại các trường Tiểu học Đô Vinh 1&3, Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám trên địa bàn TP Phan Rang Tháp Chàm.
Xác định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của các trường trên theo các đặc tính: giới, nhóm tuổi
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả toàn bộ mẫu là tất cả học sinh có mặt khám ở trường Tiểu học Đô Vinh 1&3, Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám trên địa bàn TP Phan Rang Tháp Chàm năm 2010.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh sâu răng vĩnh viễn, mất răng vĩnh viễn chung của học sinh ở trường Tiểu học Đô Vinh 1&3, Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám trên địa bàn TP Phan Rang Tháp Chàm là khá cao 49,40% đối với sâu răng, 4,69% đối với mất răng, còn tỉ lệ trám răng chung còn quá thấp 1,65%.
Kết luận: Cần tăng cường và phổ biến kiến thức ý nghĩa và lợi ích về chăm sóc răng miệng ban đầu cho các lứa tuổi học sinh ở các cấp bằng các phương tiện thông tin truyền thông, tranh ảnh nhằm giảm thiểu tối đa bệnh răng miệng nói chung và sâu răng nói riêng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng là một bệnh không gây tử vong nhưng rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, nó mang tính chất xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm, chi phí điều trị tốn kém thời gian điều trị kéo dài. Bệnh có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi dân tộc, tầng lớp xã hội, trình độ văn hóa, mọi vùng ( thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, miền biển ...)
Sơ lược về bệnh sâu răng
Sâu răng: Sâu răng là một quá trình bệnh lý ở tổ chức cứng của răng, (men, ngà, cement), xuất hiện khi răng bắt đầu nhú lên khỏi nướu đặc trưng bởi sử khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men và ngà răng tạo thành lỗ sâu ở các mặt của răng và không hoàn nguyên được .
Cơ chế gây sâu răng:
.
Sơ đồ Keyes





Sâu răng = Hủy khoáng> tái khoáng ( cơ chế hóa học và vật lý sinh học).
Thời gian

Quá mài
trình mòn



Theo nghiên cứu và điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở các nước trên thế giới. Năm 1994, chỉ số sâu răng ở lứa tuổi 6-12 ở Úc là 1,5, ở Mỹ là 1,3, ở Đan Mạch là 1,2. Khoảng 90% trẻ em tuổi đến trường trên toàn thế giới và hầu hết người trưởng thành dều đã trải qua bệnh sâu răng. Tỷ lệ bệnh cao nhất là ở Châu Á và Châu Mỹ Latin và tỷ lệ thấp ở Châu Phi. Ở Mỹ sâu răng là bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em gấp khoảng 5 lần so với tỷ lệ bị bệnh Hen. Ở người lớn tuổi 50 ti lệ bị sâu răng dao động trong khoảng 29% đến 59%
Tại Việt Nam, Viện Răng Hàm Mặt quốc gia năm 2010 đưa ra con số thống kê với 99,4% dân số mắc bệnh về răng miệng. Người càng lớn tuổi, càng bị sâu răng nhiều. Cụ thể, tỷ lệ sâu răng ở độ tuổi dưới 18 là 87,5% (với 2,84 chiếc răng sâu/người); từ 33 - 44 tuổi là 83,2% (với 4,7 chiếc răng sâu/người) và trên 45 tuổi là 89,7% (8,43 chiếc răng sâu/người). Bệnh tập trung chủ yếu là viêm lợi kèm theo cao răng, có túi mủ quanh răng ở mức độ nông sâu khác nhau, bị viêm lợi nhẹ và mất răng.
Theo điều tra cơ bản về sức khỏe răng miệng Toàn quốc năm 2002, tỷ lệ bệnh sâu răng rất cao, đặc biệt ở hệ răng sữa (84,9%), ở hệ răng vĩnh viễn mức độ sâu răng tăng theo tuổi. Bệnh nha chu cũng khá cao và tăng dần theo tuổi, 42,7% ở lứa tuổi 6-8, 71,4% ở lứa tuổi 12-14 và 96,7% ở cộng đồng người lớn.[8].
Tổng kết về chương trình nha học đường năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh của bệnh viện Răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận tỉ lệ sâu răng ở học sinh 12 tuổi là 50%.
Theo Thống kê của Cục Y tế Dự phòng cũng cho thấy trên 80% học sinh tiểu học Việt Nam mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, ở lứa tuổi lớn hơn tỉ lệ này cũng lên đến 60% - 70% và đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sâu răng ở Việt Nam cao. Cụ thể, nồng độ fluor trong nước ăn hầu hết chỉ ở mức 0,4 ppm (chỉ bằng ½ chuẩn quốc tế). Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là công tác chăm sóc răng miệng của người dân còn quá thấp. Trên 60% trẻ em không bao giờ được đi khám răng miệng (bao gồm cả học sinh tiểu học và trung học), trên 50% người lớn không bao giờ đi khám răng miệng.
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc (được thực hiện năm 1999-2001) thì tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em đang ở tuổi đến trường (từ 6-8 tuổi) là 85%, ở độ tuổi lớn hơn (9-11 tuổi), tỷ lệ này là 56,3%. Một điều báo động nữa là trong thực tế, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn càng cao khi tuổi càng lớn.
Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, do Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội và Đại học Adelaide (Australia) tiến hành năm 2010, cho thấy trên 90% dân số Việt Nam bị sâu răng và mắc các bệnh về răng, đặc biệt tập trung ở lứa tuổi từ 35-44 (tỷ lệ mắc bệnh lên tới 98%).
Ở các Trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận nói chung và cũng như các trường Tiểu học Đô Vinh 1&3, Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám trên địa bàn TP Phan Rang Tháp Chàm. Hầu như chưa phổ biến chương trình nha học đường cũng như công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu cho học sinh, kiến thức hiểu biết của bệnh răng miệng rất hạn chế. Có chăng thì chỉ có mang tính hình thức, không có các cán bộ chuyên trách. Do đó tỉ lệ mắc bệnh răng miệng nói chung và sâu răng nói riêng tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở còn cao.
Từ những thực trạng đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình sâu răng vĩnh viễn ở học sinh trường Tiểu học Đô Vinh I&III, Trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám trên địa bàn thành phố Phan Rang -Tháp Chàm năm 2010” với các mục tiêu sau.
I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Xác định tỷ lệ sâu răng, mất và trám răng vĩnh viễn ở học sinh 6-14 tuổi tại các trường Tiểu học Đô Vinh 1&3, Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám trên địa bàn TP Phan Rang Tháp Chàm.
Xác định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của các trường trên theo các đặc tính: giới, nhóm tuổi
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường Tiểu học Đô Vinh I&III, Trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám trên địa bàn thành phố Phan Rang -Tháp Chàm.
2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
2.1 Dân số chọn mẫu: Tất cả học sinh các trường được nghiên cứu
2.2 Cỡ mẫu: lấy mẫu toàn bộ
2.3 Kỹ thuật chọn mẫu: Thuận tiện
2.4 Tiêu chí đưa vào: Tất cả học sinh các trường được nghiên cứu có trong danh sách tại thời điểm năm 2010
2.5 Tiêu chí loại ra: Học sinh không tham gia khám, học sinh chưa mọc răng vĩnh viễn.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả
3.2. Phương tiện nghiên cứu:
 Gương, thám trâm, kẹp gấp, bông cồn, đèn pin.
3.3. Các bước tiến hành:
 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
 Ghi chép thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá nhận xét.
3.4. Định nghĩa biến số
 Răng vĩnh viễn bị sâu:
 Mất răng vĩnh viễn
 Răng vĩnh viễn đã trám.
 Tuổi: lấy năm khám (2011) trừ cho năm sinh
4. Xử lý và phân tích số liệu
4.1 Nhập liệu bằng Excel 2003, xử lý bằng Excel và Stata 11.1.
4.2 Dùng phương pháp thống kê mô tả để ghi nhận các tần suất, tỷ lệ phần trăm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Đặc tính mẫu:
Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu theo giới, độ tuổi
Đặc tính Tần số Tỷ lệ
Giới tính (N=3.093)
Nam 1.649 53,31%
Nữ 1.444 46,69%
Độ tuổi
6 - 8 tuổi 526 17,01%
9 - 11 tuổi 770 24,89%
12 - 14 tuổi 1.797 58,10%
Mẫu nghiên cứu gồm 3.093 người, trong đó nam chiếm đa số với tỷ lệ 53,31%, tỷ lệ nữ là 46,69%. Tỷ lệ học sinh 12-14 tuổi chiếm đa số (58,1%)
2. Tỉ lệ sâu, mất, trám răng vĩnh viễn:
Bảng 2. Tỉ lệ Sâu - Mất - Trám răng theo nhóm tuổi (n=3.093) :
Độ tuổi Tổng số Sâu răng Trám răng Mất răng
n % n % n %
6 - 8 tuổi 526 228 43,35% 1 0,19% 6 1,14%
9 - 11 tuổi 770 342 44,42% 10 1,30% 47 6,10%
12 - 14 tuổi 1.797 958 53,31% 40 2,23% 92 5,12%
Cộng 3.093 1.528 49,40% 51 1,65% 145 4,69%


Hình 1: Tỷ lệ Sâu - Mất – Trám răng theo nhóm tuổi
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 49,40%, trong đó nhóm tuổi 12-14 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,31%. Nhóm có tỷ lệ sâu răng thấp nhất cũng là nhóm có độ tuổi nhỏ nhất với tỷ lệ 43,35%.
- Tỷ lệ trám răng rất thấp 1,65% đây là yếu tố
- Tỷ lệ mất răng chung là 4,69%
3. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo giới:






Bảng 3. Tỷ lệ sâu răng theo giới phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
/giới Sâu răng p
Có Không
n (%) n (%)
6-8 tuổi Nam 145 50,88% 140 49,12% < 0,001
Nữ 83 34,44% 158 65,56%
9-11 tuổi Nam 229 54,14% 194 45,86% < 0,001
Nữ 113 32,56% 234 67,44%
12-14 tuổi Nam 566 60,15% 375 39,85% < 0,001
Nữ 392 45,79% 464 54,21%
Cộng Nam 940 57,00% 709 43,00% < 0,001
Nữ 588 40,72% 856 59,28%

- Tỷ lệ sâu răng của nam cao hơn tỷ lệ sâu răng của nữ ở tất cả các nhóm tuổi. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
4. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo nhóm tuổi :
Bảng 4. Tình hình sâu răng vĩnh viễn theo nhóm tuổi ( n=3093):
Sâu răng p
Có Không
n (%) n (%)
6-8 tuổi 228 43.35% 298 56.65% 0,703
9-11 tuổi 342 44.42% 428 55.58%
12-14 tuổi 958 53.31% 839 46.69% < 0,001

- Hai nhóm 6 – 8 tuổi và 9 – 11 tuổi có tỷ lệ sâu răng là tương đương (p > 0,05)
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm tuổi 12 – 14 cao hơn nhóm 6 – 8 tuổi và 9 – 11 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
IV. BÀN LUẬN:
Tình hình mắc bệnh răng miệng, chủ yếu là sâu răng vĩnh viễn ở học sinh tiểu học Đô Vinh I và III, THCS Lê Văn Tám và Nguyễn Văn Trỗi tương đối cao 1528/3093 chiếm tỷ lệ 49,40%(bảng 1), tỷ lệ này gần giống với kết quả của tác giả khác như từ 50-60% của Tỉnh Thừa Thiên Huế theo báo cáo của trung tâm Nha khoa cộng đồng [12]; và thấp hơn so với nghiên cứu của học sinh năng khiếu trường Trần Phú ở Hải Phòng là 65,8% [16]; theo kết quả mới nhất về điều tra sức khỏe răng miệng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em là 54,6%- 68,6%.
Dựa vào bảng 3 ta thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nam giới cao hơn nữ giới khác với kết quả của điều tra sức khỏe răng miệng Việt Nam năm 2000-Viện RHM Hà Nội:
Tuổi Tỷ lệ (%)
Chung Nam Nữ
12
15
35-44 56,6
67,7
88,9 48,8
67,8
89,7 64,3
67,6
88,5
Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội

So sánh điều tra cơ bản tình hình SKRM miền Nam 1991. SR lứa tuổi 12 là 76,33 % , tuổi 15 là 82,99% , tuổi 35-44 là 86,33%, Kết quả này giống với nghiên cứu của chúng tôi về tiến triển của sâu răng ở từng nhóm tuổi, nhưng tỷ lệ khác hơn nhiều như: Sâu răng lứa tuổi 12 là 76,33% ca hơn so với kết quả của chúng tôi nhóm tuổi 6-14 là 49,4%, tuy nhiên nhóm tuổi từ 6-14 tuổi thì răng vĩnh viễn chưa thay thế hoàn toàn răng sữa trên cung hàm nên tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lúa tuổi này thấp hơn là hợp lý. Còn so sánh với tỉ lệ 34,75% của nhóm tác giả Trần Văn Trường - Lâm Ngọc An - Trịnh Đình Hải (2002) , Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc tại Việt Nam năm 2001, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. thì tỉ lệ nghiên cứu này thấp hơn.
Ở khía cạnh khác, tỷ lệ trám thì rất thấp 51/3093 chiếm 1,65%, còn tỷ lệ mất răng vĩnh viễn 4,69% là tương đối cao so với lứa tuổi này, vì lứa tuổi mới hoàn thành mọc răng vĩnh viễn trên 2 cung hàm,1 số răng còn chưa kịp đóng chóp, Chứng tỏ rằng tình hình sâu và mất răng vĩnh viễn ngày càng tăng theo tuổi, Đó cũng là do ý thức chủ quan, không quan tâm đến việc khám và điều trị để bảo tồn răng nhai, tức là khi đau răng nào thì nhổ răng đó, không nghĩ đến hậu quả sau này ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai cũng như về mặt thẩm mỹ, nhất là các bậc phụ huynh không quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con em, về phía nhà trường hầu như không trang bị các phòng nha học đường, không có chương trình Fluor hóa nước uống cũng như không có chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh, có chăng chỉ tổ chức khám sức khỏe định kỳ, nhưng sau đợt khám thì không phổ biến với các bậc phụ huynh để thông báo kết quả tình hình SKRM của học sinh để có kế hoạch phối hợp cùng các nhân viên chuyên trách chuyên môn tổ chức điều trị và triển khai chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cũng như chăm sóc răng miệng ban đầu cho học sinh, Từ đó đưa ra chương trình cụ thể và lâu dài trong công tác chăm sóc răng miệng cho học sinh nói riêng và cả cộng đồng nói chung,
VI. KẾT LUẬN:
- Qua nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng vĩnh viễn ở 3093 học sinh tuổi từ 6 – 14, trên địa bàn TP Phan Rang -Tháp Chàm có kết luận sau:
 Tình hình sâu răng vĩnh viễn chiếm tỷ lệ khá cao 49,40%
 Lứa tuổi càng cao thì sâu răng càng tăng,
 Tỷ lệ SR vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 – 14 cao hơn 2 lứa tuổi 6- 8 và 9-11 (p < 0,001)
 Tỷ lệ sâu răng ở nam cao hơn ở nữ (p < 0,001)
 Tỷ lệ trám răng đạt 1,65%
 Tỷ lệ mất răng vĩnh viễn 4,69% cao so với lứa tuổi răng hỗn hợp
 Tỷ lệ mất răng vĩnh viễn của lứa tuổi từ 6 -14 có chiều hướng tăng cao, mất nhiều hơn trám 4,69% so với 1,65%.
VII. KIẾN NGHỊ:
 Ngành y tế nên phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo cũng như các ngành có liên quan để cùng xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng cho các em học sinh. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ bệnh răng miệng cho học sinh để phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh để điều trị kịp thời nhằm tránh những hậu quả không tốt do sâu răng gây ra.
 Tổ chức điều trị bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng kể cả răng vĩnh viễn và răng sữa cho học sinh sau đợt khám định kỳ
 Trang bị phòng nha học đường ở các trường học.
 Flour hóa trong hệ thống nước uống ở các trường học.
 Tổ chức tuyên truyền giáo dục về lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu trong các trường học, đặc biệt là ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở bằng các tranh ảnh, video hoặc tuyên truyền bởi các cán bộ nha khoa chuyên trách… ,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Ngô Đồng Khanh (1997), Điều tra sức khoẻ răng miệng - Bộ Y Tế-Viện Răng Hàm Mặt TP HCM,
2) Ngô Đồng Khanh : Bài giảng cho sinh viên Y - TTĐT
3) Võ Thế Quang - Ngô Đồng Khanh (1998) , Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ răng miệng - Nhà xuất bản Y Học TP HCM,
4) Trần Văn Trường - Lâm Ngọc An - Trịnh Đình Hải (2002) , Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc tại Việt Nam năm 2001, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,
5) Trần Ngọc Đỉnh, Trần Minh Tâm, Đào Thị Hồng Quân, Đánh giá hiệu quả giảm sâu răng sau 5 năm fluor hóa nước tại Tp, HCM (1990-1995), Thông tin mới Răng Hàm Mặt 12/1997, 29-30
6) - Nguyễn Hoàng Anh, 2000, Khảo sát tình hình sức khỏe răng miệng lứa tuổi 6, 12, 15 tại tỉnh Long An, Luận văn thạc sỹ y học ĐHYD TPHCM, Bộ GDDT & Bộ Y Tế , TPHCM
7) - Bài giảng RHM, 1998, Chăm sóc răng miệng ban đầu, Bộ môn RHM ĐH Y Hà Nội, Nhà xuất bản y học, p 84
Cool Vũ Văn Chương, Nguyễn Thị Bích Ngọc, 1995, Tình hình bệnh sâu răng ở lứa tuổi 12 và nha chu lứa tuổi 15-19 tại Đà Lạt, Lâm Đồng năm 1990, thông tin mới RHM, Hội Y Dược Học TP HCM, Hội RHM TPHCM, p 48-50
9) Lê Đình Giáp và ctv, 1994, Tình hình sâu răng vĩnh viễn ở 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (1981-1982), kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện RHM TPHCM, Bộ Y Tế VN , p 30-33,
10) WHO, Oral Health Survey- Basic Methods-4th Edition, Geneva, 1997,


Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết