ÁP XE GAN
I/ Triệu chứng:
1. Giai đoạn viêm gan cấp: Chưa hình thành mủ.
- BN sốt nhiễm khuẩn 39-40oC, nóng, rét run. Đau hạ sường phải và nửa ngực phải, đau tăng khi thở sâu, đau lan lên vai phải, có cảm giác tức ép ở vùng gan.
- Khám: gan to, nhẵn, mật độ chắc, ấn đau, gõ đục có thể to cả 2 bên, nhưng hay gặp to thuỳ phải.
- Nhìn khe sườn giãn. Rung gan(+) ấn kẽ sườn liên sườn 9-10 đau khá cố định.
- Xquang : Chiếu thấy gan to, di động cơ hoành kém và bị đẩy lên cao, có phản ứng đáy phổi phải hoặc tràn dịch.
- Xét nghiệm: BC tăng rất cao 20 - 30.000 chủ yếu là N. Tốc độ máu lắng tăng cao.
- Siêu âm, soi ở bụng có giá trị chẩn đoán cao.
2. Giai đoạn làm mủ.
- Bệnh nhân có các dấu hiệu như giai đoạn trước, song đau tăng, đau nhiều hơn làm cho bệnh nhân không dám thở mạnh, ấn kẽ sườn 9 - 10 rất đau, có thể thấy khối mềm dưới bờ sườn nếu ổ áp xe ở mặt trước và dưới bờ sườn.
- Có thể có hội chứng 3 giảm ở phổi phải.
- Toàn thân suy sụp nhanh chóng.
- XQ: Cơ hoành phải bị đẩy lên cao, không di động, có tràn dịch đáy phổi phải.
- Siêu âm rất có giá trị chẩn đoán vị trí, kích thước, số lượng ổ áp xe.
- Chọc hút có mủ socola, soi tươi có thể thấy amíp.
II/ Chẩn đoán:
1. Chẩn đoán áp xe gan a míp dựa vào:
LS: - H/c nhiễm trùng
- Gan to, đau, vồng thành ngực, dãn liên sườn.
CLS: - BC tăng, máu lắng tăng.
- Xquang chiếu
- Siêu âm và các kỹ thuật khác.
2. Chẩn đoán phân biệt:
a) Giai đoạn viêm gan cấp: cần phân biệt với.
- Ung thư gan nguyên phát: dựa vào xét nghiệm X1 FP và điều trị thử về triệu chứng rất khó phân biệt, do vậy về nguyên tắc bao giờ cũng phải điều trị thử Emetin trước khi kết luận đây là một ung thư.
- Viêm túi mật cấp: Do đau và phản ứng co cứng hạ sườn phải làm ta có thể nhầm lẫn. Xquang và siêu âm rất có giá trị phân biệt.
- Gan tim: Suy tim phải gây ứ máu ở gan, nếu đột ngột cũng làm gan to và đau. Cần khám toàn diện để phát hiện các triệu chứng : phản hồi t/m cổ, khó thở, phổi ứ đọng, tiếng tim bệnh lý...
b) Giai đoạn đã làm mủ:
- Nang gan bội nhiễm: thường trước đó bệnh nhân đã thấy có khối ở hạ sườn phải rồi mới xuất hiện triệu chứng áp xe gan.
- U gan: Là những áp xe điều trị dở dang chưa đủ liều, thành sẽ xơ dầy, trong lòng có mủ đặc, chuẩn đoán khó khăn, nhầm với u gan mà mở thăm dò.
III/ Điều trị:
Giai đoạn viêm cấp điều trị nội khoa bằng thuốcdiệt a míp và kháng sinh.
Giai đoạn mủ phải phối hợp cả các phương pháp nội+ngoại khoa.
1. Nội khoa
- Dùng Metronidajon (Flagyr, Klion) liều 30mg/kg/ngày x 7-10 ngày.
- Thuốc chống bội nhiễm: Cefotaxim 1g TM liều 100mg/kg/ngày x 7-10 ngày.
Gentamycin 80 TB 2 ống/ngày x 7-10 ngày.
- Thuốc nâng đỡ cơ thể.
- Ăn uống giàu đạm.
- Vấn đề chỉ định khi điều trị nội:
Nếu d> 40mm - chọc hút, dẫn lưu
Nếu d < 40 mm - bảo tồn
2. Ngoại khoa:
Chọc hút: Dùng kim dài 10-20cm chọc LS VII, VIII đường nách trước hoặc nách giữa, hoặc chọc ở vị trí đau nhất, hút gần triệt để mủ rồi bơm thuốc điều trị.
Có thể chọc dưới hướng dẫn của soi ổ bụng, hoặc của siêu âm. Kỹ thuật này đề phòng biến chứng rò mủ vào ổ bụng. Nhìn chung kết quả điều trị khá cao 95-98%.
Chích dẫn lưu: Trước hết dùng kim dài, nhỏ, chọc thăm dò ổ mủ rồi cố định kim, để 24-36 giờ tạo ra sự dính giữa bao Glisson với thành bụng, rồi gây tê rạch theo chân kim vào tận ổ mủ, đặt dẫn lưu.
Với những ổ mủ ở sâu cao, phải dẫn lưu qua thành ngực. Phải cắt bỏ đoạn sườn, khâu bịt cơ hoành lên trú cùng màng phổi mới đặt dẫn lưu.
Phẫu thuật dẫn lưu:
Mở bụng, hút mủ triệt để và đặt dẫn lưu.
Có biến chứng:
- Mủ màng phổi: dẫn lưu màng phổi tối thiểu.
- Rò vào phế quản: dẫn lưu tư thế
- Màng tim: Dẫn lưu Monfan.
- Viêm phúc mạc: rửa ổ bụng, dẫn lưu.
- Chảy máu: cắt gan.
- Loét hoại tử da: Cắt bỏ hoại tử, điều trị ổn định rồi vá da.
I/ Triệu chứng:
1. Giai đoạn viêm gan cấp: Chưa hình thành mủ.
- BN sốt nhiễm khuẩn 39-40oC, nóng, rét run. Đau hạ sường phải và nửa ngực phải, đau tăng khi thở sâu, đau lan lên vai phải, có cảm giác tức ép ở vùng gan.
- Khám: gan to, nhẵn, mật độ chắc, ấn đau, gõ đục có thể to cả 2 bên, nhưng hay gặp to thuỳ phải.
- Nhìn khe sườn giãn. Rung gan(+) ấn kẽ sườn liên sườn 9-10 đau khá cố định.
- Xquang : Chiếu thấy gan to, di động cơ hoành kém và bị đẩy lên cao, có phản ứng đáy phổi phải hoặc tràn dịch.
- Xét nghiệm: BC tăng rất cao 20 - 30.000 chủ yếu là N. Tốc độ máu lắng tăng cao.
- Siêu âm, soi ở bụng có giá trị chẩn đoán cao.
2. Giai đoạn làm mủ.
- Bệnh nhân có các dấu hiệu như giai đoạn trước, song đau tăng, đau nhiều hơn làm cho bệnh nhân không dám thở mạnh, ấn kẽ sườn 9 - 10 rất đau, có thể thấy khối mềm dưới bờ sườn nếu ổ áp xe ở mặt trước và dưới bờ sườn.
- Có thể có hội chứng 3 giảm ở phổi phải.
- Toàn thân suy sụp nhanh chóng.
- XQ: Cơ hoành phải bị đẩy lên cao, không di động, có tràn dịch đáy phổi phải.
- Siêu âm rất có giá trị chẩn đoán vị trí, kích thước, số lượng ổ áp xe.
- Chọc hút có mủ socola, soi tươi có thể thấy amíp.
II/ Chẩn đoán:
1. Chẩn đoán áp xe gan a míp dựa vào:
LS: - H/c nhiễm trùng
- Gan to, đau, vồng thành ngực, dãn liên sườn.
CLS: - BC tăng, máu lắng tăng.
- Xquang chiếu
- Siêu âm và các kỹ thuật khác.
2. Chẩn đoán phân biệt:
a) Giai đoạn viêm gan cấp: cần phân biệt với.
- Ung thư gan nguyên phát: dựa vào xét nghiệm X1 FP và điều trị thử về triệu chứng rất khó phân biệt, do vậy về nguyên tắc bao giờ cũng phải điều trị thử Emetin trước khi kết luận đây là một ung thư.
- Viêm túi mật cấp: Do đau và phản ứng co cứng hạ sườn phải làm ta có thể nhầm lẫn. Xquang và siêu âm rất có giá trị phân biệt.
- Gan tim: Suy tim phải gây ứ máu ở gan, nếu đột ngột cũng làm gan to và đau. Cần khám toàn diện để phát hiện các triệu chứng : phản hồi t/m cổ, khó thở, phổi ứ đọng, tiếng tim bệnh lý...
b) Giai đoạn đã làm mủ:
- Nang gan bội nhiễm: thường trước đó bệnh nhân đã thấy có khối ở hạ sườn phải rồi mới xuất hiện triệu chứng áp xe gan.
- U gan: Là những áp xe điều trị dở dang chưa đủ liều, thành sẽ xơ dầy, trong lòng có mủ đặc, chuẩn đoán khó khăn, nhầm với u gan mà mở thăm dò.
III/ Điều trị:
Giai đoạn viêm cấp điều trị nội khoa bằng thuốcdiệt a míp và kháng sinh.
Giai đoạn mủ phải phối hợp cả các phương pháp nội+ngoại khoa.
1. Nội khoa
- Dùng Metronidajon (Flagyr, Klion) liều 30mg/kg/ngày x 7-10 ngày.
- Thuốc chống bội nhiễm: Cefotaxim 1g TM liều 100mg/kg/ngày x 7-10 ngày.
Gentamycin 80 TB 2 ống/ngày x 7-10 ngày.
- Thuốc nâng đỡ cơ thể.
- Ăn uống giàu đạm.
- Vấn đề chỉ định khi điều trị nội:
Nếu d> 40mm - chọc hút, dẫn lưu
Nếu d < 40 mm - bảo tồn
2. Ngoại khoa:
Chọc hút: Dùng kim dài 10-20cm chọc LS VII, VIII đường nách trước hoặc nách giữa, hoặc chọc ở vị trí đau nhất, hút gần triệt để mủ rồi bơm thuốc điều trị.
Có thể chọc dưới hướng dẫn của soi ổ bụng, hoặc của siêu âm. Kỹ thuật này đề phòng biến chứng rò mủ vào ổ bụng. Nhìn chung kết quả điều trị khá cao 95-98%.
Chích dẫn lưu: Trước hết dùng kim dài, nhỏ, chọc thăm dò ổ mủ rồi cố định kim, để 24-36 giờ tạo ra sự dính giữa bao Glisson với thành bụng, rồi gây tê rạch theo chân kim vào tận ổ mủ, đặt dẫn lưu.
Với những ổ mủ ở sâu cao, phải dẫn lưu qua thành ngực. Phải cắt bỏ đoạn sườn, khâu bịt cơ hoành lên trú cùng màng phổi mới đặt dẫn lưu.
Phẫu thuật dẫn lưu:
Mở bụng, hút mủ triệt để và đặt dẫn lưu.
Có biến chứng:
- Mủ màng phổi: dẫn lưu màng phổi tối thiểu.
- Rò vào phế quản: dẫn lưu tư thế
- Màng tim: Dẫn lưu Monfan.
- Viêm phúc mạc: rửa ổ bụng, dẫn lưu.
- Chảy máu: cắt gan.
- Loét hoại tử da: Cắt bỏ hoại tử, điều trị ổn định rồi vá da.