Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

CHẨN ĐOÁN PHÙ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1  CHẨN ĐOÁN PHÙ Empty CHẨN ĐOÁN PHÙ Thu Mar 13, 2014 2:42 pm

Khách viếng thăm


Khách viếng thăm

CHẨN ĐOÁN PHÙ

I. CHẨN ĐOÁN PHÙ.
-Thường không khó khăn trong trường hợp rõ ràng và cả trong trường hợp kín đáo.
- Những vấn đề chủ yếu và quan trọng trong chẩn đoán phù là tìm ra nguyên nhân.
Chúng ta đều biết sự ứ nước trong các tổ chức gian bào dễ gây ra hiện tượng phù, thường xảy ra khi có các yếu tố :
+ Ứ trệ tuần hoàn: Suy tim, Chèn ép tĩnh mạch hoặc tắc tĩnh mạch.
+ Hạ tỷ lệ protein ở huyết tương: làm thay đổi áp lực thẩm thấu, nước dễ thoát ra ngoài huyết quản, như phù trong: Thận nhiễm mỡ, Thiếu dinh dưỡng, Xơ gan.
+ Ứ Na: điển hình là phù do viêm thận.
Ba yếu tố nói trên thường có thể kết hợp với nhau và đều là những yếu tố tiên phát. Nhưng dần dần, sau một thời gian, thường có thêm một yếu tố hậu phát, đó là:
Cường adosteron hậu phát: ví dụ trong suy tim, thận nhiễm mỡ, xơ gan. Yếu tố này thường củng cố thêm hiện tượng phù, làm cho việc điều trị thêm khó khăn.
Ngoài 4 yếu tố nói trên, thường chi phối một số lớn các trường hợp phù, còn có trường hợp phù do: Tổn thương các thành bạch mạch hoặc tĩnh mạch. phù do: Viêm tĩnh mạch, Viêm hạch mạch, Dị ứng.
Các biểu hiện phù trong nhửng nguyên nhân nói trên thường thể hiện dưới hai hình thái lâm sàng giúp cho ta huớng chẩn đoán nguyên nhân:
II. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN.
1.Phù toàn thân. là phù cả mặt, thân, chân tay và thường kèm thêm cả tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng.
1.1. Nguyên nhân thông thường nhất là các bệnh thận, trong đó chủ yếu là:
- Thận nhiễm mỡ.
- Viêm cầu thận (cấp, bán cấp, hoặc mạn tính).
Phù trong hai loại bệnh thận đó đều có những tính chất chung của một phù thận là:
- Bao giờ cũng xuất hiện đầu tiên của mi mắt, ở mặt, rồi mới đến các nơi khác.
- Không có liên quan với thời gian trong ngày hoặc với tư thế người bệnh.
- Phù trắng, mềm, ấn lõm.
- Bao giờ ở nước tiểu cũng có protein; mức độ nhiếu ít có thễ khác nhau tuỳ theo loại bệnh thận.
Ngoài nguyên nhân thông thường nhất nói trên, phù toàn thân còn có thể gặp trong:
1.2. Suy dinh dưỡng:
- Chủ yếu phù chi dưới, nhưng cũng có khi phù cả mặt, thân và tay.
- Cũng không có liên quan đến thời gian trong ngày hoặc với tư thế người bệnh.
- Cũng mềm và ấn lõm.
- Nhưng không bao giờ có protein ở nước tiểu, xác định bằng protein máu giảm.
Phát hiện được bệnh tiên phát gây suy dinh dưỡng, thông thường nhất là các bệnh đường ruột mạn tính, các nhiễm khuẩn mạn tính (lao) hoặc các bệnh ác tính (ung thư, nhất là ung thư ống tiêu hoá).
1.3. Phù nội tiết: được đề cập đến những năm gần đây:
- Phù có thể ở chi dưới và cả ở mặt, nhưng rất kín đáo: người bệnh cảm thấy mặt hơi nặng và ấn hơi lõm: phải theo dõi cẩn thận mới biết chắc là phù.
- Thường xảy ra ở phụ nữ và có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
2. Phù khu trú.
2.1. Phù ngực: phù “áo khoác”, triệu chứng cổ điển của triệu chứng trung thất.
2.2. phù hai chi dưới. Nhiều bệnh có thể gây ra phù hai chi dưới:
2.2.1. Phù do suy tim phải:
- lúc đầu ít và kín đáo, chỉ có ở mắt cá chân; và chỉ xuất hiện về chiều sau khi người bệnh đứng lâu và mất đi lúc sáng sớm khi người bệnh ngủ dậy, về sau phù sẽ thường xuyên và rõ rệt.
- Chế độ nghĩ ngơi, chế độ ăn nhạt có thể làm bớt phù.
- Phù mềm, ấn lõm.
- Bao giờ cũng kèm theo gan to, mềm, tức, có tính chất gan đàn xếp, tĩnh mạch cổ nổi hoặc phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) và khó thở ít hoặc nhiều.
- Nếu suy tim phải kéo dài hoặc không hồi phục, có thể xuất hiện thêm cổ trướng thẩm thấu.
- Xác định chẩn đoán bằng đo áp lực tĩnh mạch: rất cao.
2.2.2. Phù do xơ gan:
- Mức độ có thể nhiều họăc ít, ấn lõm.
- Ăn nhạt có thể bớt phù.
- Thường kèm theo cổ trướng thẩm thấu và tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ bằng soi ổ bụng và sinh thiết gan, nếu nghi ngờ.
2.2.3. Phù do suy dinh dưỡng.
2.2.4. Phù do bệnh tê phù ướt (bêribêri).
- Chủ yếu ở bắp chân, làm bắp chân người bệnh căng, to.
- Có thể ấn lõm.
- Không có liên quan với thời gian, tư thế người bệnh cũng như với chế độ ăn nhạt.
- Bao giờ cũng kèm theo rối loạn cảm giác chủ quan (tê bì, kiến bò, chuột rút) và mất phản xạ gân gối.
2.2.5. Phù thai nghén: ở những sản phụ trong những tháng cuối của thời kỳ có thai.
2.3. Phù một chi. thường gặp ở một chi dưới. Cần chú ý đến hai trường hợp:
2.3.1. Viêm tắc tĩnh mạch (phù tĩnh mạch).
- Phù mềm, ấn không lõm, trắng nhưng rất đau: đau tự phát lâu ngày làm người bệnh không dám cử động chân, đau càng tăng lên khi sờ nắn chi, nhất là đoạn chi gần chỗ viêm tắc.
- Nằm nghỉ và nhất là gác chân lên cao, sẽ làm giảm bớt phù.
- Thường kèm theo sốt và mạch nhanh, nhưng không tương xứng vì sốt ít.
2.3.2. Viêm mạch bạch huyết: lúc đầu cũng giống như phù trong phù tỉnh mạch.
- Mềm, ấn không lõm, trắng nhưng cũng rất đau nhưng không nổi rõ đường đi của mạch bạch huyết thành những đường đỏ, nóng và đau.
- Các hạch bạch huyết tương ứng với các mạch đó sưng to và đau.
Về sau các tổn thương đã ổn định, các tổ chức dưới da và da trở nên rất dày và cứng: đấy là” phù chân voi”, di chứng của viêm bạch mạch.
Cần tìm nguyên nhân thông thường nhất ở nước ta là giun chỉ.
2.4. Phù do dị ứng. Thường xuất hiện đột ngột ở xung quanh mắt, mồm và thường mất đi rất nhanh.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết