Để có một sức khỏe tốt, đặc biệt đối với người bệnh, trước tiên cần có một chế độ dinh dưỡng tốt. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số lời khuyên cần thiết về chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm.
Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là trong quá trình chữa bệnh rất quan trọng. Nhiều người bệnh thường chỉ chú trọng vào hiệu quả của các loại thuốc uống, các phương pháp điều trị mà bỏ quên mất vai trò của việc ăn uống hợp lý. Thực tế, việc có một chế độ dinh dưỡng hiệu quả sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các dưỡng chất, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, mang lại kết quả tốt hơn. Một số điều cần quan tâm trong chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm:
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Đối với căn bệnh về xương khớp thì việc bổ sung canxi là vô cùng quan trọng. Ngoài việc duy trì hoạt động của cơ bắp, phát tín hiệu tới các tế bào thần kinh, hỗ trợ xương, khớp chắc khỏe,…
Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo: các loại sữa, đậu nành, cá, tôm, các loại rau có màu xanh đậm như rau diếp cá, rau bina, cải xoăn,…
Tăng cường các vitamin K, D, C, E
Vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể, trong đó các loại vitamin K, D, C, E giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, cần được bổ sung hàng ngày.
Vitamin K: Đây là loại vitamin rất quan trọng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp điều hòa canxi, tích trữ canxi trong xương. Ngoài ra, vitamin K còn giúp hình thành cũng như chữa lành phần xương bị tổn thương, thường có trong các thực phẩm như rau xanh, gan, pho mát, đậu nành,…
Vitamin D: Đóng vai trò là chất chuyển hóa, giúp cơ thể tiếp thu, hấp thụ canxi, một chất vô cùng quan trọng cho xương khớp, bảo vệ khung xương bằng cách làm tăng lực ở cơ bắp giúp cơ thể khỏe mạnh, không thể thiếu trong chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm.
Vitamin C: Vitamin C tốt cho hệ miễn dịch, hoạt động như một chất chống viêm, thuốc giảm đau ngăn chặn những cơn đau mà thoát vị đĩa đệm mang lại. Ngoài ra, vitamin C giúp sản xuất collagen – protein cần thiết cho sự phát triển của xương và dây chằng. Có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua thực phẩm như: cây họ cam quýt, dâu tây, bưởi, kiwi, đậu Hà Lan, hành tây, tỏi tây, củ cải đường, bông cải xanh…
Vitamin E: Là vitamin tan trong chất béo, có trong nhiều loại thực phẩm như: các loại ngũ cốc, cải xoăn, dầu đậu nành, oliu, rau bina…Có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cơn đau nhức do đau lưng, thoát vị đĩa đệm gây ra.
Bổ sung thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung omega 3 cho cơ thể thông qua các loại cá, đậu nành, hạnh nhân…
Ngoài ra:
Cần bổ sung nhiều nước: khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể có thể thải độc tố tốt hơn.
Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu, mỡ, chiên, xào.
Hạn chế rượu, bia cũng như các chất kích thích.
Những lưu ý cơ bản cần thiết cho một chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm trong bài viết trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dựa vào đó để làm thành một thực đơn hợp lý, tốt cho quá trình điều trị của mình.
Cachchuathoatvidiadem.com chúc bạn áp dụng thành công và có một sức khỏe tốt!
Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là trong quá trình chữa bệnh rất quan trọng. Nhiều người bệnh thường chỉ chú trọng vào hiệu quả của các loại thuốc uống, các phương pháp điều trị mà bỏ quên mất vai trò của việc ăn uống hợp lý. Thực tế, việc có một chế độ dinh dưỡng hiệu quả sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các dưỡng chất, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, mang lại kết quả tốt hơn. Một số điều cần quan tâm trong chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm:
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Đối với căn bệnh về xương khớp thì việc bổ sung canxi là vô cùng quan trọng. Ngoài việc duy trì hoạt động của cơ bắp, phát tín hiệu tới các tế bào thần kinh, hỗ trợ xương, khớp chắc khỏe,…
Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo: các loại sữa, đậu nành, cá, tôm, các loại rau có màu xanh đậm như rau diếp cá, rau bina, cải xoăn,…
Tăng cường các vitamin K, D, C, E
Vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể, trong đó các loại vitamin K, D, C, E giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, cần được bổ sung hàng ngày.
Vitamin K: Đây là loại vitamin rất quan trọng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp điều hòa canxi, tích trữ canxi trong xương. Ngoài ra, vitamin K còn giúp hình thành cũng như chữa lành phần xương bị tổn thương, thường có trong các thực phẩm như rau xanh, gan, pho mát, đậu nành,…
Vitamin D: Đóng vai trò là chất chuyển hóa, giúp cơ thể tiếp thu, hấp thụ canxi, một chất vô cùng quan trọng cho xương khớp, bảo vệ khung xương bằng cách làm tăng lực ở cơ bắp giúp cơ thể khỏe mạnh, không thể thiếu trong chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm.
Vitamin C: Vitamin C tốt cho hệ miễn dịch, hoạt động như một chất chống viêm, thuốc giảm đau ngăn chặn những cơn đau mà thoát vị đĩa đệm mang lại. Ngoài ra, vitamin C giúp sản xuất collagen – protein cần thiết cho sự phát triển của xương và dây chằng. Có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua thực phẩm như: cây họ cam quýt, dâu tây, bưởi, kiwi, đậu Hà Lan, hành tây, tỏi tây, củ cải đường, bông cải xanh…
Vitamin E: Là vitamin tan trong chất béo, có trong nhiều loại thực phẩm như: các loại ngũ cốc, cải xoăn, dầu đậu nành, oliu, rau bina…Có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cơn đau nhức do đau lưng, thoát vị đĩa đệm gây ra.
Bổ sung thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung omega 3 cho cơ thể thông qua các loại cá, đậu nành, hạnh nhân…
Ngoài ra:
Cần bổ sung nhiều nước: khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể có thể thải độc tố tốt hơn.
Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu, mỡ, chiên, xào.
Hạn chế rượu, bia cũng như các chất kích thích.
Những lưu ý cơ bản cần thiết cho một chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm trong bài viết trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dựa vào đó để làm thành một thực đơn hợp lý, tốt cho quá trình điều trị của mình.
Cachchuathoatvidiadem.com chúc bạn áp dụng thành công và có một sức khỏe tốt!