Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Câu hỏi trắc nghiệm Hội thi điều dưỡng giỏi và thanh lịch năm 2012

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bs Tài Năng Sốt

Bs Tài Năng Sốt
Thành viên VIP
Thành viên VIP

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM ĐIỀU DƯỠNG
A. Chọn nhiều câu trả lời đúng:
1. Quy trình điều dưỡng là:
a. Một hoạt động tham gia vào quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân.
b. Một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả riêng biệt.
c. Chủ yếu làm các thao tác thủ thuật mà điều dưỡng viên làm theo y lệnh của người thầy thuốc
d. Nhằm ngǎn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khǎn của bệnh nhân và thỏa mãn các nhu cầu của người bệnh trong mọi hoàn cảnh.
2. Các bước của quy trình điều dưỡng:
a. Nhận định, đánh giá, yêu cầu( lập kế hoạch chăm sóc), thực hiện.
b. Đánh giá, nhận định, thực hiện, yêu cầu ( lập kế hoạch chăm sóc)
c. Thực hiện, đánh giá, nhận định, yêu cầu ( lập kế hoạch chăm sóc)
d. Nhận định, yêu cầu ( lập kế hoạch chăm sóc), thực hiện, đánh giá.
3. Để đánh giá ban đầu người bệnh thì điều dưỡng cần:
a. Cần xem hồ sơ bệnh án sau đó lập kế hoạch chăm sóc.
b. Tiếp xúc trực tiếp nói chuện, tiếp xúc với bệnh nhân với bệnh nhân
c. Thu thập thông tin, dự kiện về tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại, nhu cầu để đưa ra chẩn đoán.
d. Chỉ dựa vào hồ sơ bệnh án để lập kế hoạch không cần khai thác người bệnh.
4. Chẩn đoán điều trị là:
a. Hướng tới xác định bệnh
b. Hướng tới một cá nhân người bệnh
c. Duy trì không thay đổi trong suốt thời gian ốm
d. Thay đổi khi phản ứng của bệnh nhân thay đổi.
e. Bổ sung cho chẩn đoán chăm sóc.
5. Chẩn đoán điều dưỡng là:
a. Bổ sung cho chẩn đoán điều trị
b. Bổ sung cho chẩn đoán chăm sóc
c. Chỉ dẫn hành động chǎm sóc độc lập
d. Chỉ dẫn việc điều trị mà người y tá có thể tiến hành.
e. Hướng tới một cá nhân người bệnh.
6. Lựa chọn hành động chăm sóc bệnh nhân:
a. Hành động chǎm sóc phải phối hợp với chỉ định điều trị.
b. Hành động chǎm sóc phải phù hợp với chế độ chính sách của bệnh viện (Bảo hiểm y tế).
c. Hành động chăm sóc độc lập không liên hệ với công tác khác.
d. Hành động chǎm sóc phải truyền đạt tới bệnh nhân
7. Viết kế hoạch chăm sóc có tác dụng:
a. Giám sát các hành động của nhân viên.
b. Thực hiện đúng y lệnh trong bệnh án, nâng cao hiệu quả điều trị
c. Truyền đạt tới nhân viên khác về tình hình bệnh nhân
d. Tiết kiệm thời gian, nhân viên biết việc phải làm
8. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
a. Chỉ thực hiện các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của người bệnh.
b. Thực hiện các mệnh lệnh điều trị của bác sĩ (tiêm, uống, thay bǎng...)
c. Kế hoạch chǎm sóc phải theo dõi hàng ngày, giờ...
d. Phải phù hợp với phương tiện, trang thiết bị hiện có và nhân lực của khoa.
9. Nguyên tắc trước khi rửa tay :
a. Tháo bỏ đồ trang sức ở tay: nhẫn, vòng, đồng hồ…
b. Chỉ tháo bỏ những trang sức tiếp xúc trực tiếp với găng tay
c. Mặc trang phục, đeo khẩu trang, đội mủ
d. Tiến hành rữa tay.
10. Trình tự rửa tay:
a. Cẳng tay rửa trước, bàn tay rửa sau
b. Trong bàn tay thì ngón tay rữa sau, lòng và mu rửa trước
c. Bàn tay rửa trước, cẳng tay rữa sau
d. Lòng và mu rửa sau, các ngón rữa trước.
11. Mục đích của việc ghi hồ sơ bệnh án:
a. Nhằm sao chép lại các diễn tiến lâm sàng trong quá trình điều trị
b. Theo dõi diễn biến của bệnh nhân và dự đoán các biến chứng
c. Đánh giá công tác chăm sóc của người điều dưỡng viên.
d. Đánh giá chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm, khả nǎng của cán bộ.
e. Giúp việc thống kê, nghiên cứu khoa học và công tác huấn luyện, theo dõi về hành chính và pháp lý.
12. Nguyên tắc sử dụng và ghi chép hồ sơ bệnh án:
a. Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ bệnh nhân phải được ghi chép chính xác, hoàn chỉnh (họ tên bệnh nhân, địa chỉ, khoa điều trị).
b. Dùng bất cứ chữ viết tắc nào có thể trong hồ sơ
c. Chỉ ghi vào hồ sơ những công việc điều trị, chăm sóc thuốc men do chính mình thực hiện.
d. Bệnh nhân mổ hay làm các thủ thuật phải có giấy cam đoan của bệnh nhân hoặc thân nhân, có chữ ký ghi rõ họ tên và địa chỉ.
13. Nguyên tắc bảo quản hồ sơ:
a. Trong trường hợp phải sao chép lại hồ sơ (do bị hỏng, rách) không cần phải dán kèm bản gốc vào cuối hồ sơ để đảm bảo tính hợp pháp.
b. Hồ sơ bệnh nhân phải được bảo quản chu đáo, không để lẫn lộn, thất lạc, có thể được cho bệnh nhân tự xem hồ sơ và biết các điều bí mật chuyên môn
c. Khi bệnh nhân xuất viện, hồ sơ bệnh nhân phải được hoàn chỉnh đầy đủ và gửi về phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện để lưu trữ.
d. Thời gian bảo quản hồ sơ bệnh án khác nhau tùy theo bệnh nhân được xuất viện hoặc tử vong.
14. Các loại giấy tờ trong hồ sơ bệnh án:
a. Bệnh án
b. Giấy chứng thương, BHYT
c. Bảng theo dõi bệnh nhân
d. Mẫu bảng kế hoạch chǎm sóc, Các loại phiếu theo dõi khác
15. .Phiếu theo dõi và chăm sóc bệnh nhân:
a. Dùng cho tất cả các bệnh nhân nằm viện kể cả bệnh nhân hộ lý cấp I, II.
b. Khi chǎm sóc bệnh nhân phải ghi ngày giờ rõ ràng
c. Ghi tất cả các diễn biến bất thường của bệnh nhân trong 12 giờ
d. Ghi rõ cách xử trí và chǎm sóc sau mỗi diễn biến xảy ra
16. Quy Trình thử phản ứng thuốc:
a. Bệnh nhân nằm nghỉ
b. Sát trùng bằng cồn 700 còn ướt da
c. Tiêm trong da
d. Đọc phản ứng sau 5 phút
17. Bệnh nhân có biểu hiện sốc nhẹ là:
a. Ngứa, nổi mẫn da
b. Sốt cao, co giật
c. Đau bụng
d. Say sẩm, hoa mắt, chóng mặt
18. Xử trí khi bệnh nhân có biểu hiện sốc:
a. Ngừng ngay đường đường tiếp xúc với dị nguyên, thuốc đang dùng như tiêm truyền, uống, nhỏ mắt, mũi, bôi da…
b. Để bệnh nhân nằm đầu cao, chân thấp, cổ ngửa
c. Để bệnh nhân nằm đầu thấp chân cao
d. Cởi bỏ bớt các trang phục như dây thắt, quần áo quá chặt
e. Tiêm thuốc Adrenalin
19. Trong hộp chống sốc gồm có:
a. Adrenalin 1mg/1ml - 02 ống
b. Bơm tiêm vô khuẩn 5ml và 1ml mỗi loại 02 cái
c. Nước cất loại 10ml 02 ống, dây Garo, phương tiện khử trùng
d. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
20. Ưu điểm của thuốc đường uống:
a. Đơn giản, đường tự nhiện, không cần tiệt trùng
b. Tác dụng nhanh và hiệu quả
c. Dùng dưới nhiều dạng thuốc
d. Tác dụng tốt đối với các bệnh đường tiêu hóa
21. Tình trạng cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào các yếu tố:
a. Độ sâu của bỏng
b. Tác nhân gây bỏng
c. Diện tích của bỏng
d. Vị trí bỏng trên cơ thể
22. Xử trí băng sơ cứu vết bỏng:
a. Bôi kem kháng sinh và các thuốc mỡ
b. Chích chọc các túi phồng nước
c. Bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng
d. Nếu có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì dùng vải càng sạch càng tốt.
e. Vết bỏng sẽ chảy rất nhiều dịch nên trước khi dùng bǎng co giãn để bǎng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng.
23. Bước đầu xử trí bỏng hóa chất
a. Không được rữa bằng bất cứ nước gì tránh cho hóa chất lan rộng
b. Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.
c. Nếu bỏng do acide thì rửa bằng Bicarbonate, bỏng do kiềm thì rửa băng nước có pha giấm hoặc chanh
d. Phải tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý bảo vệ tay của người làm động tác đó (không dùng tay trần để tháo).
24. Phòng chống sốc cho bệnh nhân bỏng:
a. Đặt BN ở tư thế nằm
b. Động viên an ủi BN
c. Hạn chế cho BN uống nước vì sẽ tiết nhiều dịch nơi vết bỏng
d. Chỉ cho BN uống nước khi BN tỉnh táo, không bị nôn và không có các chấn thương khác
25. Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ cho các bệnh nhân mắc bệnh:
a. Gan mật
b. Viêm ruột, loét dạ dày tá tràng
c. Khớp, tim mạch
d. Một số bệnh khác có tổn thương đường ruột (cọ xát kích thích niêm mạc gây đau chảy máu, lên men chua, sinh nhiều hơi).
26. Chế độ ăn hạn chế các chất béo cho bệnh nhân mắc các bệnh:
a. Bệnh về gan, mật (viêm túi mật, sỏi mật, tắc ống dẫn mật)
b. Viêm dạ dày tá tràng
c. Bệnh về gan (viêm gan, suy gan)
d. Tăng huyết áp
27. Chế đô ăn hạn chế muối cho các bệnh lý sau:
a. Viêm đa dây thần kinh.
b. Bệnh cầu thận
c. Thận nhiễm mỡ
d. Suy tim các giai đoạn
28. Nguyên tắc xây dựng chế độ cho ăn cho bênh nhân đái tháo đường bao gồm:
a. Bảo đảm vừa đủ Calo cần thiết, không nên cho quá 30 Calo/kg cơ thể
b. Ăn giảm Protide 1-1,5g /kg cơ thể
c. Hạn chế Glucide tới mức tối đa, cho bệnh nhân ăn 100g gạo/ ngày
d. Lipid có thể cho ăn mức bình thường hoặc cao hơn một chút
29. Chế độ ăn của bệnh nhân trước mổ:
a. Xa ngày mổ hạn chế tối đa Protid, Glucid, nước…
b. 2 – 3 ngày trước mổ chế độ ǎn không có bã, giảm calo xuống 1/3 và không dùng sữa.
c. Ngày mổ Bệnh nhân nhịn ăn, uống ít nước
d. Ngày mổ bệnh nhân vẫn ăn chế độ ăn uống bình thường
30. Chế độ cho bệnh nhân sau mổ là:
a. Trong tuần đầu không được cho bệnh nhân ăn bất cứ thức ăn gì, chỉ truyền dịch
b. 3 – 4 ngày đầu truyền nước muối, đường, truyền máu hay huyết tương
c. Từ ngày thứ 3 – 4 trở lên nếu mổ ở ngoài đường tiêu hóa thì có thể ăn lỏng, ít Calo, ít Protid, Glucid, Lipid, nhiều Vitamin, muối khoáng.
d. Sau khi phục hồi sức khỏe chế độ ăn bồi dưỡng với số Calo tăng dần từ 1600 – 2000, 3000 Calo, Protid 1 – 1,5 g/kg cơ thể.
B. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho những câu hỏi sau

31. Nuôi dưỡng là một trong những can thiệp điều dưỡng rất quan trọng đối với những người bệnh nặng có thở máy, vì đây là đối tượng có nguy cơ cao bị …(1)…và từ đó sẽ thúc đẩy làm cho…(2)…dẫn đến việc điều trị sẽ phải kéo dài.
A. suy hô hấp
B. suy dinh dưỡng
C. bệnh nặng thêm
D. suy thở nặng thêm
2. Để bảo đảm người bệnh thở máy được thông khí tốt với...(1)...đã cài đặt, điều dưỡng phải kiểm tra hoạt động của máy thở và kiểm tra sự…(2)…của người bệnh với máy thở.
A. đáp ứng
B. thích ứng
C. các yêu cầu
D. các thông số
32. . Để bảo đảm người bệnh thở máy được thông khí tốt với...(1)...đã cài đặt, điều dưỡng phải kiểm tra hoạt động của máy thở và kiểm tra sự…(2)…của người bệnh với máy thở.
A. đáp ứng
B. thích ứng
C. các yêu cầu
D. các thông số
33. Khi cho người bệnh thở ôxy thường phải đảm bảo duy trì các đường dẫn ôxy an toàn không tuột khỏi người bệnh, không…(1)...và phải theo dõi các thông số về khí máu tránh tình trạng…(2)…ôxy.
A. hở
B. tắc
C. không đủ
D. thừa hoặc thiếu
34. Trong chăm sóc người bệnh phù phổi cấp, phải tránh được tình trạng…(1)…, phát hiện sớm các biến chứng để xử trí kịp thời, đề phòng phù phổi cấp…(2)…
A. ứ thanh dịch phế nang
B. giảm ôxy máu
C. nặng lên
D. trở lại
35. Đối với người bệnh có cơn tăng huyết áp, lúc mới nhập viện phải đo huyết áp…(1) để tránh bỏ sót tăng huyết áp...(2)...do hẹp động mạch chủ.
A. tứ chi
B. hai tay
C. chi trên
D. chi dưới
36. Mục đích của việc chăm sóc người bệnh bị phù do suy tim mạn là làm…(1)… cho tim đãng suy. Việc giảm lượng nước và muối đã vμo cơ thể bệnh nhân phù tim giúp làm…(2)…tuần hoàn.
A. tăng thể tích
B. giảm thể tích
C. giảm gánh nặng
D. tăng sự hoạt động
37. Người bệnh suy tim thường có khó thở tăng về đêm. Người điều dưỡng trực phải luôn theo dõi để phát hiện tình trạng…(1)…. Sau khi thực hiện y lệnh các thuốc điều trị suy tim, người điều dưỡng phải liên tục theo dõi để phát hiện sớm các…(2)…
A. thiếu ôxy não
B. suy tim nặng lên
C. tác dụng của thuốc
D. dấu hiệu ngộ độc thuốc
38. Để đảm bảo chức năng hô hấp cho người bệnh sau ngừng tim, phải cho người bệnh thở máy ít nhất…(1)…; nếu không có máy thở, phải…(2)…
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. thở ô xy
D. bóp bóng ambu
39. Để đảm bảo chức năng tuần hoàn cho người bệnh sau ngừng tim, phải duy trì đường truyền tĩnh mạch trung tâm được liên tục, không để tắc hoặc truyền…(1)…, nhất là khi
đã dùng thuốc vận mạch. Liên tục đặt monitor theo dõi điện tim, ít nhất…(2)…đến khi hoàn toàn ổn định.
A. 24 giờ
B. 48 giờ
C. gián đoạn
D. quá nhanh
40. Chăm sóc người bệnh ápxe gan trước khi chọc hút nhằm…(1)…cho người bệnh, đề phòng nguy cơ…(2)…ổ ápxe.
A. giảm đau
B. giảm sốt
C. sốc
D. vỡ
41. Mục đích chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn là loại bỏ nhanh các…(1)…ra ngoài cơ thể, tránh cho người bệnh bị những ảnh hưởng của…(2)…gây ra.
A. vi rút
B. vi khuẩn
C. chất độc
D. thức ăn bị nhiễm độc
42. Đối với bệnh nhân viêm đường mật, nên xếp cho họ giường nằm ở cạnh cửa sổ để…(1)…và hướng dẫn họ sử dụng các loại thức ăn…(2)…
A. ít mỡ
B. ít đạm
C. tiện theo dõi
D. theo dõi vàng da
43. Mục đích của chăm sóc người bệnh viêm đường mật là làm giảm…(1)…cho người bệnh và phát hiện sớm các…(2)…, báo bác sĩ để xươngử lý kịp thời.
A. cơn đau
B. vàng da
C. biến chứng
D. triệu chứng của bệnh
44. Trong chăm sóc người bệnh ăn qua ống thông dạ dày, phải bảo đảm…(1)… người bệnh tốt, phòng tránh…(2)…có thể xảy ra khi cho người bệnh ăn qua ống thông.
A. nuôi dưỡng
B. vệ sinh cho
C. tai biến
D. hậu quả
45. Khi cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày, phải tiến hành cho ăn…(1)…, không để…(2)…lọt vào ống.
A. nhanh
B. chậm
C. nước
D. không khí
46. Trong chăm sóc người bệnh suy thận cấp, cần phải theo dõi và nhận định …(1)…của suy thận cấp, chuẩn bị người bệnh để…(2)…khi có chỉ định.
A. các dấu hiệu bất thường
B. các dấu hiệu nặng
C. thay máu
D. lọc máu
47. Trong chăm sóc người bệnh có đặt ống thông bàng quang, điều dưỡng cần theo dõi…(1)…24 giờ, phòng chống…(2)…đường tiết niệu.
A. chấn thương
B. nhiễm khuẩn
C. số lượng nước tiểu
D. màu sắc nước tiểu
48. Trong chăm sóc bệnh nhân có đặt ống thông bàng quang, hàng ngày người điều dưỡng phải tiến hành đo lượng nước tiểu, so sánh với…(1)…để tính cân bằng, nếu thấy…(2)... nhiều hoặc ít hơi so với lượng dịch đã vào phải báo cáo bác sĩ.
A. lượng nước tiểu hôm trước
B. lượng nước uống vào
C. lượng dịch đầu vào
D. lượng nước tiểu
49. Khi chăm sóc người bệnh viêm màng não, phải đảm bảo thông khí tốt cho người bệnh, hạn chế các biến chứng, đặc biệt là…(1)…, hạn chế di chứng, bảo đảm …(2)…và chống loét.
A. vệ sinh
B. viêm phổi
C. dinh dưỡng
D. nhiễm khuẩn
50. Mục đích của chăm sóc người bệnh bị dị ứng thuốc là làm thuyên giảm…(1)… dị ứng, đề phòng và phát hiện…(2)…có thể xảy ra để xử trí kịp thời.
A. cơ địa
B. phản ứng
C. các triệu chứng
D. các biến chứng
51. Mục đích của chăm sóc người bệnh ápxe gan là phòng tránh được…( 1)…, nguy cơ chảy máu, cải thiện tình trạng…(2)….
A. suy chức năng gan
B. hôn mê gan
C. dinh dưỡng
D. cổ trướng
52. Người bệnh ápxe gan ở giai đoạn bệnh đang tiến triển cần được…( 1)… Người điều dưỡng phải giúp người bệnh làm các sinh hoạt tối thiểu,…(2)… người đến thăm hỏi.
A. không được cho
B. nằm bất động
C. nằm nghỉ
D. hạn chế
53. Khi tiếp nhận người bệnh chảy máu mới nhập viện, điều dưỡng phải phát hiện được các dấu hiệu chảy máu trong thông qua các dấu hiệu…(1)…, thực hiện thành thạo các biện pháp…(2)…
A. sinh tồn
B. lâm sàng
C. cầm máu
D. chăm sóc
54. Mục tiêu của chăm sóc người bệnh sốt cao là tránh được các tai biến như …(1)…, sặc, cắn phải lưỡi; phát hiện sớm các biến chứng như trụy mạch,…(2)…, hôn mê do tăng thân nhiệt.
A. hạ thân nhiệt
B. mất muối
C. mất nước
D. co giật
55. Mục đích của chăm sóc người bệnh bị loét mục là làm cho loét mục…(1)…, chống nhiễm khuẩn bệnh viện qua loét mục và hạn chế loét mục..(2)...
A. không bị bội nhiễm
B. mau lành
C. phát triển
D. chảy nước
56. Chăm sóc người bệnh chảy máu đường tiêu hoá là nhằm giúp người bệnh …(1)…và ổn định huyết áp, tránh cho người bệnh …(2)… máu và dịch nôn.
A. hít phải
B. mất thêm
C. cầm nôn
D. cầm máu
57. Đối với người bệnh bị tai biến mạch não có liệt, tình trạng…(1)…đờm dãi gây viêm phổi thường xảy ra, do vậy…(2)…tư thế kết hợp với vỗ rung vùng ngực cần phải được áp dụng.
A. xuất tiết
B. ứ đọng
C. thay đổi
D. dẫn lưu
58. Hai trong số các mục tiêu chăm sóc người bệnh co giật là: bảo đảm cho người bệnh được thông khí tốt chống…(1)…gây tổn thương não và phòng ngừa co giật …(2)…gây nguy hiểm đột ngột cho người bệnh.
A. phù não
B. thiếu ôxy
C. trở lại
D. kéo dài
59. Chăm sóc người bệnh ngộ độc cấp qua đường tiêu hoá là nhằm giúp cho người bệnh loại bỏ…(1)…chất độc ra khỏi cơ thể và tránh cho chất độc không…(2)…cơ thể.
A. ngay
B. nhanh
C. vào lại
D. ngấm vào
60. Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp là nhằm giúp người bệnh giảm đau, …(1)…tại khớp và…(2)… khớp.
A. giảm sưng
B. chống viêm
C. ngăn chặn tình trạng teo cơ, cứng
D. phục hồi chức năng vận động của các
61. Cần hướng dẫn người bệnh viêm khớp dạng thấp: Khi nâng vật cần nâng bằng …(1)…, khi cần di chuyển đồ vật nhất là vật nặng nên…(2)…không nên nhấc.
A. tay ít đau
B. cả 2 tay
C. đẩy
D. kéo
62. Chăm sóc người bệnh thoái hoá khớp là nhằm…(1)…chức năng vận động của các khớp, giảm thiểu …(2)…
A. các di chứng
B. tăng cường
C. sự tàn phế
D. phục hồi
63. Chăm sóc người bệnh sa sút tâm thần là nhằm bảo vệ người bệnh khỏi bị các …(1)…, duy trì khả năng…(2)…của người bệnh trong hoạt động hàng ngày.
A. tổn thương
B. tai nạn
C. tự chủ
D. độc lập
64. Để giúp người bệnh loãng xương thoái khớp giảm đãu trong giai đoạn cấp, cần để người bệnh…(1)…hoặc ngồi trên ghế, hạn chế đi lại để giảm…(2)…lên các khớp.
A. tác động
B. trọng lực
C. vận động nhẹ nhàng
D. nằm nghỉ tại giường
65. Đối với người bệnh già tiểu tiện không tự chủ, cần phải giúp người bệnh và gia đình biết cách…(1)…và khắc phục tình trạng tiểu tiện không tự chủ, tránh …(2)… cho người bệnh.
A. đi tiểu
B. hạn chế
C. mặc cảm
D. khó chịu
66. Vết thương phần mềm là vết thương làm...(1)... tới cấu trúc của da, ...(2)...và cân cơ.
A. mạch máu
B. tổn hại
C. tổn thương
D. tổ chức dưới da
67. Đối với người bệnh có vết thương ở...(1)...vùng vận động của khớp, người điều dưỡng cần phải hướng dẫn họ tập luyện vận động, nhất là những vết thương phần mềm của...(2)....
A. bàn tay
B. đùi
C. gần
D. xa
68. Với vết thương phần mềm, nếu gạc dính...(1)...vào vết thương thì cần thấm ướt gạc bằng dung dịch nước muối vô khuẩn hoặc...(2)... để thuận lợi khi mở kiểm
tra
A. nhẹ
B. nhiều
C. nước oxy già
D. nước muối sinh lý 9%0
69. Đối với vết thương có lộ..(1).., cần phải dùng gạc sạch đã vô trùng hoặc...(2)...đắp lên vết thương rồi cố định lại bằng băng cuộn hoặc băng dính.
A. tổ chức hạt
B. mủ và giả mạc
C. gạc mỡ kháng sinh
D. gạc tẩm nước muối ưu trương
70. Đối với các vết thương phần mềm...(1)...ở chi, cần phải kiểm tra mức độ thương tổn, sự chèn ép dây thần kinh (cảm giác, vận động...) và...(2)...đi qua vùng đó.
A. lớn
B. trung bình
C. mạch máu
D. cân cơ, dây chằng
71. Sau mổ ghép da, cần theo dõi sát về...(1)..., nhiệt độ và tình trạng của vạt da
được cấy nghép đặc biệt là về...(2)...
A. tình trạng nhiễm trùng
B. tuần hoàn của vạt
C. sức sống của vạt
D. mầu sắc
72. Vết thương bàn tay là thương tổn...(1)..., thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, trong đó tổn thương thường gặp là tổn thương da, cân, gân, ..(2).., thần
kinh và xương.
A. nặng
B. phối hợp
C. mạch máu
D. bạch mạch
73. Gãy xương hở có nguy cơ...(1)...cao, do vậy việc chăm sóc và theo dõi...(2)... là công việc hết sức quan trọng và cần thiết.
A. Sốc
B. sau mổ
C. trước mổ
D. nhiễm trùng
74. Người bệnh sau mổ gãy xương hở cần phải luyện tập thụ động và chủ động sau mổ để tránh thoái hoá, ...(1)...và cứng khớp.
A. tê
B. liệt
C. teo cơ
D. biến dạng
75. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy thường gặp nhất trong loại gãy
xương chi trên ở...(1)..., nhưng lại rất hiếm gặp ở..(2)...
A. trẻ em
B. người già
C. phụ nữ có thai
D. người trưởng thành
76. Gẫy trên lồi cầu xương cánh tay thường được điều trị bảo tồn là chính; điều trị phẫu thuật được đặt ra khi gãy có kèm theo biến chứng...(1)..., hoặc gãy di lệch nhiều mà nắn bó bột khó đạt kết quả như mong muốn.
A. nhiễm trùng
B. thần kinh
C. mạch máu
D. mạch máu và/hoặc thần kinh
77. Gãy cổ xương đùi thường gặp ở...(1)...sau chấn thương, đôi khi có thể gặp ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ sau những chấn thương mạnh.
A. trẻ lớn
B. phụ nữ
C. phụ nữ có thai
D. người cao tuổi
78. Vỡ xương bánh chè thường gây biến chứng...(1)...sau phẫu thuật. Do vậy theo dõi, chăm sóc, hướng dẫn vận động...(2)...là một công việc hết sức quan trọng.
A. trước mổ
B. sau mổ
C. thần kinh
D. teo cơ, cứng khớp
79. Sau mổ vỡ xương bánh chè, cần phải tập vận động thụ động và chủ động, nhằm tránh các biến chứng...(1)...
A. tê bì chân
B. tắc mạch
C. thoái hoá khớp gối
D. teo cơ, cứng khớp
80. Phục hồi chức năng vận động của khớp...(1)...cũng như các khớp lân cận như khớp gối và khớp...(2)...là mục tiêu của việc chăm sóc người bệnh sau mổ thay khớp háng
A. háng
B. cổ chân
C. bàn chân
D. cùng chậu
81. Có thể tiến hành chăm sóc thay băng cho người bệnh uốn ván, nếu người bệnh ...(1)...; nếu không, sẽ phải tiêm một liều...(2)...hoặc Seduxen trước khi tiến
hành chăm sóc thay băng hay thực hiện một thủ thuật nào đấy theo y lệnh của
bác sĩ.
A. tỉnh táo
B. nằm yên
C. đông miên
D. Phenobacbital
82. Theo dõi chặt chẽ những diễn biến của người bệnh chấn thương vùng bụng, phát hiện và báo cáo kịp thời những...(1)... cho bác sĩ để có những biện pháp xử trí thích hợp, đảm bảo hiệu quả và...(2)...cao nhất cho người bệnh.
A. diễn biến bất thường
B. biểu hiện bất thường
C. đáp ứng yêu cầu
D. sự an toàn
83. Trước khi đưa người bệnh vào phòng mổ, người điều dưỡng phải hướng dẫn để người bệnh tháo hết...(1)..., răng giả... giao cho người nhà; nếu không có người nhà thì...(2)...có người chứng kiến sau đó giao cho người chịu trách nhiệm quản lý; khi người bệnh ra viện sẽ bμn giao trả họ.
A. đồ trang sức
B. đồ dùng cá nhân
C. phải lập biên bản
D. giao cho điều dưỡng phụ trách buồng bệnh
84. Ngay sau khi đón người bệnh sau mổ về buồng bệnh, người điều dưỡng
phải theo dõi...(1)..., huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt, môi, đầu chi và...(2)...của người bệnh
A. mạch
B. tri giác
C. cảm giác
D. tình trạng vết mổ
85. Mục đích của việc chăm sóc bệnh nhân bỏng là để đảm bảo việc theo dõi kịp thời các ….(1)….phát hiện sớm các biến chứng, chăm sóc chu đáo người bỏng nặng bị và …(2)…nhiễm khuẩn.
A. sinh hiệu
B. diễn biến
C. co giật
D. nhiễm độc

86. Khi chăm sóc vết bỏng thì cần đánh giá chính xác ….(1)…., độ bỏng và nhận định trên bề mặt da vết bỏng đỏ, nóng, đau, sưng nề, phù, ấn da có màu trắng….(2)….của bỏng sẽ thấy vết bỏng ướt, vằn trắng hồng dần chuyển sang đỏ, tăng cảm giác, đau từ trung bình đến nặng, tái nhợt khi ấn trên vết bỏng.
A Vị trí
B. bề sâu
C. lớp da
D. diện tích
87. Đối với người bệnh lao, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng: Cung cấp cho
người bệnh đảm bảo mỗi ngày...(1)...bằng chế độ ăn uống giầu dinh dưỡng.
A. 1000-1500 Kcalo
B. 1600-1900 Kcalo
C. 2000-2500 Kcalo
D. 2600-3000 Kcalo
88. Đối với người bệnh, sau khi rút ống nội khí quản thì việc theo dõi bão hòa oxy máu và...(1)... là rất quan trọng, vì qua đó chúng ta có thể phát hiện kịp thời
được dấu hiệu...(2)...để xử lý ngay.
A. suy hô hấp
B. nguy hiểm
C. biên độ thở
D. nhịp thở
89. Trong chăm sóc dẫn lưu màng phổi, việc theo dõi tỷ mỉ, liên tục và ...(1)...chặt chẽ nhằm phát hiện kịp thời những lỗi do không làm đúng nguyên tắc dẫn lưu...(2)...sẽ ngăn chặn được những hậu quả nặng nề và tránh được tử vong cho
người bệnh.
A. kiểm tra
B. đánh giá
C. một chiều
D. kín
90. Theo dõi chặt chẽ những diễn biến của người bệnh chấn thương vùng bụng, phát hiện và báo cáo kịp thời những...(1)... cho bác sĩ để có những biện pháp xử trí thích hợp, đảm bảo hiệu quả và...(2)...cao nhất cho người bệnh.
A. diễn biến bất thường
B. biểu hiện bất thường
C. đáp ứng yêu cầu
D. sự an toàn

C. Chọn câu hỏi đúng nhất:

91. Virus Dengue được truyền qua trung gian bởi:
a. Muỗi Anophen b. Vật nuôi trong nhà
c. Muỗi Aedes aegypti c. các loại côn trùng khác
92. Khi phát hiện sốt xuất huyết lần 2 thì tiên lượng tốt hơn lần đầu:
a. Đúng b. Sai
93. Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xảy ra ở Việt Nam có đặc điểm:
a. Vào mùa mưa và hay gặp ở trẻ em 2 – 9 tuổi
b. Nông thôn nhiều hơn thành thị
c. Người lớn nhiền hơn trẻ em
d. Thành dịch lớn mỗi năm
94. Bệnh sốt xuất huyết Dengue chỉ xảy ra ở trẻ em:
a. Đúng b. sai
95. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue:
a. Người là nguồn nhiễm bệnh chính
b. Thường 3 – 4 năm phát thành dịch lớn
c. Là bệnh miễn dịch vĩnh viễn
d. Có biểu hiện sốc vào ngày thứ 3 – 5
96. Các dấu hiệu sau đây không phải là dấu hiệu tiền sốc trong sốt xuất huyết Dengue:
a. Uống ít nước, nhưng tiểu nhiều, nhiệt độ tăng
b. Đau bụng tăng kèm theo ói nhiều
c. Bứt rứt, hốt hoảng, li bì, nhiệt độ hạ
d. Da nổi bông, tay chân lạnh, tím tái quanh môi
97. Để bảo đảm cho bệnh nhân sốt xuất huyết thông khí nên:
a. Đặt bệnh nhân nằm tư thế Fowler
b. Nằm nghiêng 1 bên
c. Nằm ngữa đầu nghiêng 1 bên
d. Nằm sấp đầu nghiêng 1 bên
98. Trong chăm sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết điều nào sau đây không đúng:
a. Chườm đá lạnh, thuốc hạ sốt Aspirin
b. Lau ấm hoặc lau mát, thuốc hạ sốt paracetamol, Rutin C
c. Giữ vệ sinh răng miệng, mắt, tai, da…
d. Cách ly trẻ em, cho ăn uống nhiều sữa, súp…
99. Bệnh nhân sốt xuất huyết được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:
a. Nhiệt độ hạ, mạch nhanh nhẹ, ăn uống kém
b. Nhiệt độ hạ, còn đau đầu, tiểu ít
c. Hết sốt, bụng chướng, đi cầu phân đen, ăn uống ít
d. Nhiệt độ hạ, giảm đau dần, ăn uống được, tiểu nhiều
100. Tư thế hút đờm qua ống nội khí quản cho bệnh nhân là:
a. Nghiêng đầu sang phải
b. Nghiêng đầu sang trái
c. Nằm ngửa, đầu thấp
d. Tất cả các tư thế trên
101. Có thể đưa ôxy vào phổi bệnh nhân qua:
a. Mũi
b. Mặt nạ
c. Máy thở
d. Cả 3 đường trên
102. Khoảng thời gian tốt nhất để thay ống thông mũi cho bệnh nhân thở ôxy là:
a. 8 giờ/ lần
b. 10 giờ/ lần
c. 12 giờ/ lần
d. 1 ngày/ lần
103. Biến chứng ộc mủ ở người bệnh áp xe phổi có thể gây:
a. khó thở
b. ngạt thở
c. suy hô hấp
d. ngừng thở
104. Thời gian cho phép mỗi lần dẫn lưu tư thế cho bệnh nhân áp xe phổi là:
a. 30 phút
b. 45 phút
c. 60 phút
d. 30 đến 60 phút
105. Cần để người bệnh suy hô hấp cấp nằm đầu ngửa và tiến hành bóp bóng ôxy ngay khi thấy bệnh nhân có:
a. rối loạn ý thức
b. nhịp tim nhanh > 120 lần/phút hoặc chậm < 50 lần/phút
c. thở nhanh > 35 lần/phút hoặc chậm < 10 lần/phút
d. có một trong các dấu hiệu trên.
106. Cho bệnh nhân phù phổi cấp ở tư thế ngồi thẳng, 2 chân thõng nhằm:
a. Hạn chế máu tĩnh mạch trở về từ 2 chân
b. Hạn chế máu tĩnh mạch trở về từ các tạng trong ổ bụng
c. Hạn chế sự ứ huyết ở phổi
d. Hạn chế sự chèn ép của các tạng trong ổ bụng chèn vμo cơ hoμnh
107. Số dây garô tối thiểu cần dùng cho chăm sóc người bệnh phù phổi cấp là:
a. 01 cái
b. 02 cái
c. 03 cái
d. 01 đến 03 cái
108. Khi cho người bệnh phù phổi cấp thở ôxy qua mặt nạ, nồng độ ôxy trong khí thở phải đạt:
a. 100%
b. 80%
c. 60%
d. 40%
109. Thiếu nước trong cơ thể có thể biểu hiện trên lâm sàng bằng:
a. da khô, nhăn nheo
b. môi, miệng khô, lưỡi khô
c. áp lực tĩnh mạch trung tâm < 5 cmH2O
d. cả a, b và c
110. Để khẳng định sớm tình trạng thừa thể tích nước trong cơ thể, nên dựa vào:
a. áp lực tĩnh mạch trung tâm cao
b. Phù toàn thân
c. Phù phổi cấp
d. Phù kết mạc
111. Khi thực hiện y lệnh thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tăng huyết áp, điều dưỡng cần đo huyết áp cho bệnh nhân vào thời điểm:
a. trước khi dùng thuốc
b. sau khi dùng thuốc
c. trước và sau khi dùng thuốc
d. bác sĩ yêu cầu
112. Biện pháp chăm sóc có tác dụng làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân tâm phế mạn là:
a. Nằm đầu cao, vỗ rung ngực
b. Dẫn lưu đờm, hút đờm
c. Thở bụng, ho mạnh
d. Cả a, b và c
113. Phải để người bệnh suy tim nằm liên tục tại giường, nếu người bệnh xuất hiện khó thở khi:
a. gắng sức nhiều
b. gắng sức nhẹ
c. nghỉ ngơi
d. b hoặc c
114. Những biện pháp dùng để loại bỏ độc chất trong ngộ độc thức ăn là:
a. Gây nôn, rửa dạ dày
b. Gây nôn, uống than hoạt
c. Rửa dạ dày, uống than hoạt
d. Gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt
115. Đối với người bệnh hôn mê có ăn qua ống thông dạ dày, điều dưỡng cần phải dặn gia đình bệnh nhân không được:
a. tự chế biến thức ăn
b. tự ý rút ống thông
c. tự ý bơm thức ăn
d. b và c
116. Biện pháp chăm sóc có tác dụng giảm phù àa giảm cổ trướng cho bệnh nhân xơ gan là:
a. Hạn chế ăn muối vμ hạn chế uống nước
b. Hạn chế ăn muối
c. Nằm nghỉ
d. a và c
117. Tư thế của bệnh nhân bị chảy máu trong nặng là:
a. Nằm ngửa
b. Nằm ngửa, đầu thấp
c. Đầu thấp, 2 chân cao
d. a và c
118. Những biện pháp chăm sóc có tác dụng phòng loét mục là:
A. Dinh dưỡng đầy đủ
B. Thay đổi tư thế thường xuyên
C. Vệ sinh cơ thể và không để xước da
D. a, b và c
119. Trong khi theo dõi bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá, dấu hiệu có giá trị để phát hiện sớm tình trạng mất máu là:
A. Kích thích, vật vã
B. Nôn hoặc ỉa ra máu
C. Mạch nhanh, huyết áp hạ
D. Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt
120. Để phòng loét cho bệnh nhân tai biến mạch não, cần thay đổi tư thế cho bệnh nhân ít nhất là:
a. 30 phút/lần
b. 1 giờ/lần
c. 2 giờ/lần
d. 1 đến 2 giờ/lần
121. Cách tốt nhất để tránh cho bệnh nhân co giật hít phải dịch nôn là:
a. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn
b. Đặt ống thông dạ dày
c. Đặt ống nội khí quản
d. b và c
122. Rửa dạ dày cho bệnh nhân ngộ độc cấp qua đường tiêu hoá chỉ được thực hiện khi:
a. Người bệnh còn tỉnh, mới uống chất độc dưới 3 giờ
b. Người bệnh rối loạn ý thức; co giật đã được đặt ống nội khí quản
c. Có chỉ định của bác sĩ
d. Cả 3 trường hợp trên.
123. Giảm cân đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp quá béo là nhằm:
a. giảm gánh nặng cho khớp
b. giúp người bệnh dễ vận động
c. giữ vẻ thẩm mỹ cho người bệnh
d. hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
124. Điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh mắc bệnh Gút:
a. ăn giảm đạm
b. uống nhiều nước
c. uống nước có kiềm
d. cả a, b và c đều đúng
125. Mức độ tự vận động và tự phục vụ bản thân của người bệnh viêm khớp dạng thấp tùy thuộc vào:
a. khả năng vận động của người bệnh
b. thể lực của người bệnh
c. mức độ đau khớp
d. a và c
126. Việc tập luyện thường xuyên đối với người bệnh loãng xương có tác dụng:
a. tăng khả năng chịu tải của xương và độ chắc của cơ
b. phòng ngừa nguy cơ gẫy xương
c. tăng mật độ xương
d. cả 3 tác dụng trên
127. Để bảo vệ người bệnh sa sút tâm thần khỏi bị các tai nạn, nơi ở của người bệnh cần:
a. để đồ vật ở nơi thuận tiện dễ lấy, không có vật dụng nguy hiểm
b. sắp xếp gọn gμng, để đồ vật ở nơi thuận tiện dễ lấy
c. đủ ánh sáng, không có vật dụng nguy hiểm
d. b và c
128. Cách giải quyết khi người bệnh sa sút tâm thần bị kích thích la hét là:
a. đánh lạc hướng người bệnh sang việc khác
b. loại bỏ các yếu tố thúc đẩy
c. tìm yếu tố thúc đẩy
d. cả 3 biện pháp trên
129. Để giảm đau cho người bệnh thoái khớp, có thể áp dụng:
a. chiếu đèn hồng ngoại vào khớp đau
b. xoa bóp các cơ lân cận khớp đau
c. chờm nóng khớp đau
d. cả 3 biện pháp trên
130. Khi xếp giường cho người bệnh tai biến mạch não có liệt nửa thân, điều dưỡng thường để người bệnh nằm gần tường, bên liệt quay ra ngoài chủ yếu nhằm mục đích:
a. Để dễ đếm mạch, đo huyết áp
b. Để tránh ngã cho bệnh nhân
c. Để dễ tiêm, truyền khi cần
d. Tất cả a,b,c
131. Việc cho người bệnh tai biến mạch não giai đoạn hồi phục ăn ở tư thế ngồi là nhằm mục đích:
a. Để tránh sặc
b. Để tránh nghẹn
c. Để thức ăn dễ xuống dạ dày hơn
d. Cả 3 mục đích trên
132. Khi luyện tập phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch não, cần tuân theo nguyên tắc:
a. đều đặn
b. tăng dần
c. nhẹ nhàng
d. cả 3 nguyên tắc trên
133. Xây dựng chế độ ăn cho người già bị bệnh tiểu đường phải đảm bảo:
a. duy trì được cân nặng tối ưu cho người bệnh
b. góp phần làm bình thường hoá đường máu
c. giảm các chất có đường
d. a và b
134. Trong chăm sóc người bệnh tiểu tiện không tự chủ, thời gian đặt ống thông bàng quang có chu kỳ là:
a. 2 đến 4 giờ
b. 4 giờ
c. 6 giờ
d. 4 đến 6 giờ
135. Cuốn băng ép chân cho bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính được làm theo trình tự:
a. cuốn cẳng chân sau cùng
b. cuốn từ dưới lên trên
c. cuốn bàn chân trước
d. cuốn gót chân sau
136. Điểm quan trọng nhất khi chế biến thức ăn cho người cao tuổi bị rụng nhiều răng là:
a. thức ăn phải hợp khẩu vị
b. thức ăn phải dễ nuốt
c. thức ăn phải mềm
d. Tất cả a, b, c
137. Yêu cầu đối với người bệnh uốn ván là:
a. Nằm một mình một giường trong một buồng bệnh riêng biệt
b. Nằm ở buồng bệnh có tối đa là giường cho 2 người bệnh
c. Nằm ở buồng bệnh đảm bảo được sự yên tĩnh và giảm được tiếng động tối đa
d. Nằm ở buồng bệnh có thêm giường cho người nhà nằm để tiện việc chăm sóc và theo dõi
138. Nguyên nhân gây lên cơn co giật ở người bệnh uốn ván là do:
a. Người bệnh sốt cao
b. Độc tố của vi khuẩn uốn ván
c. Sức đề kháng của người bệnh giảm sút
d. Sự kích thích của ánh sáng, của tiếng động mạnh
139. Nội dung quan trọng nhất mà người điều dưỡng cần hướng dẫn để bệnh nhân lao phải thực hiện là:
a. Không đi lại lung tung trong bệnh viện
b. Không nói chuyện, cười đùa trong bệnh viện
c. Luôn mang khẩu trang khi đang ở trong bệnh viện
d. Khạc nhổ đờm và vứt rác thải vào đúng nơi qui định.
140. Người bệnh lao cần được uống thuốc:
a. Đủ và đúng liều
b. Đủ và đúng liều theo đúng phác đồ
c. Thường xuyên và đủ thời gian 9 tháng
d. Đủ, đúng liều theo đúng phác đồ vμ phải có sự kiểm tra của nhân viên y tế.
141. Mục đích chính của việc chăm sóc người bệnh sau mổ vỡ xương là:
a. Thay băng vết thương theo đúng qui trình kỹ thuật.
b. Hạn chế tối đa sự thoái hoá, teo cơ và cứng khớp
c. Tập vận động thụ động và chủ động theo kế hoạch
d. Hạn chế tối đa nhiễm trùng vết mổ
142. Trong chăm sóc người bệnh sau mổ gãy cổ xương đùi, các khớp cần được
tập vận động àa:
a. Khớp háng và khớp gối
b. Khớp háng và khớp cổ chân
c. Khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân
d. Khớp háng, khớp gối và các khớp bàn chân
143. Gãy cổ xương đùi thường gặp ở:
a. Người cao tuổi
b. Phụ nữ tiền mãn kinh
c. Người trưởng thành
d. Trẻ nhỏ
144. Trong quá trình chăm sóc người bệnh sau mổ gãy hở chi trên, cần phải đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo về:
a. Tiến triển của người bệnh vμ công tác thay băng hàng ngày
b. Thái độ của người bệnh và việc bất động sau mổ
c. Những công việc cần phải làm hàng ngày của người điều dưỡng
d. Tình trạng chân ống dần lưu, dịch chảy qua ống dần lưu và tình trạng chân đinh của dụng cụ cố định ngoại vi
145. Bước đầu tiên mà người điều dưỡng cần phải tiến hành khi chăm sóc người bệnh sau mổ cấp cứu gãy hở chi trên là:
a. Thay băng vết thương theo đúng quy trình
b. Lau sạch máu và dịch nơi vết thương và ở phần mềm xung quanh, lau sạch sẽ khung cố định ngoài
c. Động viên, giải thích rõ cho người bệnh biết về công việc của nhân viên y tế sắp tiến hành
d. Mở cắt bột nhẹ nhàng, tránh lôi kéo, giằng giật
146. Vết thương bàn tay là loại phẫu thuật:
a. Tối khẩn cấp
b. Cấp cứu
c. Bán cấp cứu
d. Mổ có kế hoạch
147. Khi chăm sóc vết thương bàn tay, người điều dưỡng cần đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo về:
a. Sự tập vận động thụ động và chủ động của người bệnh
b. Tình trạng sức khoẻ, tinh thần và phương thức bất động của người bệnh
c. Tình trạng của vết mổ cũng như sự sưng nề của phần mềm xung quanh
d. Sự hợp tác của người bệnh trong việc chăm sóc mà nhân viên y tế đã tiến hành
148. Trong quá trình chăm sóc người bệnh sau mổ ghép da - chuyển vạt da, người điều dưỡng cần đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo về:
a. Tình trạng băng hoặc bột bất động sau khi được cấy ghép hoặc chuyển vạt da
b. Tình trạng của diện được ghép và nhận vạt ghép (ghi rõ mầu sắc, nhiệt độ,
dịch thấm xung quanh)
c. Tình trạng của vết mổ cũng như sự sưng nề của phần mềm xung quanh.
d. Tình trạng vận động thụ động và chủ động của người bệnh
149. Nếu trên người bệnh có nhiều vết thương thì vẫn có thể dùng một hộp dụng cụ để thay băng, nhưng phải bắt đầu từ:
a. Vết thương bẩn đến vết thương sạch
b. Vết thương sạch đến vết thương bẩn
c. Vết thương bụng rồi đến đầu
d. Vết thương chân rồi đến ngực
150. Dần lưu màng phổi phải đảm bảo yêu cầu là:
a. Kín
b. Một chiều
c. Kín và một chiều
d. Không ảnh hưởng đến hô hấp
151. Trong những ngày sau khi mổ cắt trĩ, người bệnh cần phải được:
a. Sử dụng chế độ ăn đặc biệt dành cho người bệnh mổ hậu môn trực tràng
b. Dùng thuốc giảm đau bằng đường uống hoặc đường tiêm
c. Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở 1 giờ/lần
d. Dùng thuốc nhuận tràng, tránh táo bón
152. Số lượng và kích thước cuộn bột khi cần chuẩn bị bó bột cẳng- bàn chân là:
a. Bột 3 cuộn cỡ 15 cm trong đó 1 cuộn để rải thành nẹp bột
b. Bột 4 cuộn cỡ 15 cm trong đó 1 cuộn để rải thành nẹp bột
c. Bột 5 cuộn cỡ 15 cm trong đó 1 cuộn để rải thành nẹp bột
d. Bột 6 cuộn cỡ 15 cm trong đó 1 cuộn để rải thành nẹp bột
153. Khi tiến hành chích nhọt hoặc áp xe cho người bệnh, cần phải:
a. Chọc hút bằng kim trước khi rạch da
b. Tiến hành tại phòng mổ
c. Có 2 người để thực hiện
d. Đánh giá tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi chích rạch
154. Chống chỉ định bó bột cánh cẳng tay là:
a. Gãy 2 xương cẳng tay và đầu dưới xương cánh tay
b. Gãy hở 2 xương cẳng tay độ II trở lên đã xử lý phẫu thuật
c. Gãy hở 2 xương cẳng tay chưa xử lý phẫu thuật
d. Trật khớp khuỷu đã nắn và o khớp
155. Nguyên nhân gây nên thoát vị thành bụng là:
a. Cơ thẳng to yếu
b. Thà nh bụng yếu
c. Người bệnh có tiền sử mổ bụng một lần
d. Người bệnh có tiền sử mổ bụng hai lần
156. Khi vệ sinh da bụng trước mổ thoát vị thành bụng, người điều dưỡng cần phải lưu ý đến vùng:
a. Hố chậu hai bên
b. Xung quanh rốn
c. Trên rốn dưới mũi ức
d. Nếp bẹn, cung đùi
157. Mục đích của việc chăm sóc người bệnh sau mổ hậu môn và vùng tầng sinh môn là:
a. Tạo sự thoải mái cho người bệnh
b. Tránh được tái phát sau mổ
c. Xử lý các biến chứng sau mổ
d. Để người bệnh biết cách phòng bệnh.
158. Trong quá trình theo dõi dần lưu ở người bệnh sau mổ thoát vị thành bụng, người điều dưỡng phải ghi lại:
a. Tình trạng ống dần lưu
b. Số lượng dịch ra
c. Mầu sắc dịch chảy ra
d. Số lượng và mầu sắc dịch chảy ra
159. Khi thay băng hàng ngày cho người bệnh sau mổ hậu môn hoặc mổ vùng tầng sinh môn, người điều dưỡng phải cho người bệnh ngâm rửa hậu môn trong chậu nước ấm, trong đó có thể pha thêm:
a. Cồn 700
b. Cồn Iod
c. Thuốc đỏ
d. Muối hoặc betidine

160. Biện pháp xử trí cần được áp dụng cho những người bệnh bị nhọt, chín mé hay áp xe là:
a. Rạch dần lưu sớm khi có mủ
b. Ngâm nước ấm, theo dõi sát tiến triển
c. Điều trị kháng sinh kể cả khi đã có mủ
d. Điều trị kháng sinh và chú ý nâng đỡ thể trạng người bệnh
161. Trước khi rạch da chích nhọt hoặc áp xe, cần phải:
a. Động viên tinh thần làm người bệnh an tâm điều trị
b. Chọc hút bằng kim xác định ổ mủ
c. Gây mê cho người bệnh
d. Gây tê cho người bệnh.
162. Trong khi tiến hành rạch dần lưu ổ áp xe, nếu thấy ổ áp xe sâu và rộng thì phải:
a. Đặt dần lưu
b. Ngoáy chọc tận đáy ổ áp xe
c. Chỉ nên dùng nước oxy già để rửa ổ áp xe
d. Dùng thuốc kháng sinh dạng uống đổ vào ổ áp xe
163. Trường hợp chống chỉ định bó bột cánh - cẳng - bàn tay là:
a. Gãy hở chưa xử lý phẫu thuật
b. Trật khớp khuỷu đã nắn vừa khớp
c. Gãy hở độ 2 trở lên đã xử lý phẫu thuật
d. Gãy 2 xương cẳng tay và đầu dưới xương cánh tay
164. Chống chỉ định bó bột ngực- vai - cánh tay là:
a. Gãy ngang 1/3 trên xương cánh tay
b. Gãy khép 1/3 trên xương cánh tay
c. Gãy xương cánh tay ở người già
d. Gãy xương cánh tay ở trẻ em
165. Số lượng và kích thước bột tròn cần chuẩn bị cho người bệnh bó bột ngực -vai- cánh tay là:
a. 2 đến 4 cuộn bột tròn cỡ 10 cm
b. 6 đến 8 cuộn bột tròn cỡ 5 cm
c. 6 đến 8 cuộn bột tròn cỡ 10 cm
d. 9 đến 10 cuộn bột tròn cỡ 5 cm
166. Trước khi bó bột ngực- vai- cánh tay, cần phải cuốn quanh thân mình, vai, cánh, cẳng, bàn tay người bệnh bằng:
a. Băng cuộn
b. Giấy lót mềm xốp
c. Bông mỡ, kèm băng cuộn ở ngoài
d. Bông có thấm nước kèm băng cuộn ở ngoài
167. Số lượng và kích thước cuộn bột cần chuẩn bị để bó bột cánh - cẳng - bàn tay là:
a. Bột 2 cuộn (cỡ 10-12 cm; trẻ em cỡ bột 6-8 cm) trong đó 1 cuộn để giải
thμnh nẹp bột
b. Bột 3 cuộn (cỡ 10-12 cm; trẻ em cỡ bột 6-8 cm) trong đó 1 cuộn để giải
thành nẹp bột
c. Bột 4 cuộn (cỡ 10-12 cm; trẻ em cỡ bột 6-8 cm) trong đó 1 cuộn để giải
thành nẹp bột
d. Bột 5 cuộn (cỡ 10-12 cm; trẻ em cỡ bột 6-8 cm) trong đó 1 cuộn để giải
thành nẹp bột
168. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua:
a. Da b. Phổi
c. Đường tiêu hoá d. Cả 3 đều đúng
169. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh lao phổi cao do các yếu tố tạo thuận lợi sau, trừ:
a. Suy nhược cơ thể b. Muỗi đốt
c. Lao động quá sức c. Dinh dưỡng kém
170. Để xác định lao phổi cần dựa vào:
a. BK (+) b. X- quang phổi
c. IDR (+) rõ d. Cả 3 đều đúng
171. Khi bệnh nhân khó chịu vì uống nhiều thuốc, người đièu dưỡng cần:
a. Chia nhỏ thành nhiều liều để uống trong ngày
b. Báo cho bác sỹ biết để giảm bớt thuốc không cần thiết
c. Giải thích cho bệnh nhân và động viên uống đúng chỉ định
d. Cả 3 đều đúng
172. Nếu bệnh nhân sốt cao, lạnh run việc cần làm ngay là:
a. Đắp mền cho bệnh nhân
b. Lau mát cho bệnh nhân
c. Cho bệnh nhân uống nhiều nước
d. Cho bệnh nhân uống thuốc
173. Bệnh nhân cón sốt cho thức ăn nào là hợp lý nhất:
a. Ăn cơm
b. Ăn trái cây, uống sữa
c. Ăn lỏng
d. Ăn tự do
174. Đối với bệnh nhân còn sốt, việc vệ sinh tắm rửa là:
a. Cần thiết, phải tắm thường xuyên
b. Chỉ lau bằng khăn khi sốt
c. Phải tránh gió, nước, chỉ được chà chanh
d. Tắm nhanh, giữ ấm, có thể gội đầu
175. Giáo dục sức khỏe và phòng bệnh cho bệnh nhân sốt rét, ngoại trừ:
a. Diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng
b. Ngủ mùng
c. Uống thuốc phòng
d. Chỉ cần uống nước sôi để nguội
176. Cơn sốt điển hình của bệnh nhân sốt rét lần lượt đi qua các giai đoạn:
a. Sốt – rét – vả mồ hôi
b. Rét – sốt – đổ mồ hôi
c. Đổ mồ hôi – rét – sốt
d. Sốt – đổ mồ hôi – rét
177. Trong cơn sốt rét tiểu huyết sắc tố, bệnh nhân có các triệu chứng sau, ngoại trừ:
a. Sốt cao
b. Viêm phổi
c. Vàng da
d. Nước tiểu sẩm màu
178. Chế độ ăn đối với bệnh nhân viêm phế quản:
a. Ăn tự do
b. Ăn lỏng, đảm bảo đủ Calo
c. Chỉ ăn cơm
d. Chỉ ăn đặc, đảm bảo đủ Calo
179. Thông thường khi cho bệnh nhân uống thuốc nên:
a. Cho bệnh nhân ăn nhẹ trước để tránh ảnh hưởng tới dạ dày
b. Cho bệnh nhân uống thuốc lúc đói và cho ăn ngay sau đó
c. Cho bệnh nhân uống thuốc trước khi ăn ít nhất nửa tiếng trừ khi có chỉ định khác
d. Cho bệnh nhân ăn trước khi uống thuốc, thuốc nào không rõ thì hỏi bác sỹ
180. Tư thế nào cho bệnh nhân thở ôxy:
a. Tư thế nằm ngửa đầu tối đa
b. Tư thế nửa nằm, nửa ngồi
c. Tư thế nằm đầu hơi thấp
d. Tư thế nằm ngửa bình thường
181. Nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim là:
a. Căng thẳng thần kinh
b. Thiếu máu nặng
c. Uống nhiều rượu bia
d. Xơ vữa động mạch
182. Cơn đau điển hình của nhồi màu cơ tim là:
a. Đau nặng ngực trái > 15 phút
b. Ngậm Nitroglycerin không đỡ
c. Không giảm khi nghỉ ngơi
d. Cả 3 yếu tố trên
183. Triệu chứng nào không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim:
a. Bạch cầu tăng cao
b. Đau thắt ngực kiểu vành
c. Transaminase tăng
d. Hình ảnh ECG điển hình
184. Khi đo điện tim, điện cực trước ngực ( V1 ) được đặt ở:
a. Liên sườn 2 cạnh phải xương ức
b. Liên sườn 2 cạnh trái xương ức
c. Liên sườn 4 cạnh phải xương ức
d. Liên sườn 4 cạnh trái xương ức
185. Xử trí quan trọng nhất trong giờ đầu đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim là:
a. Trấn an và giảm đau mạnh
b. Chống rối loạn nhịp tim
c. Hạn chế nhồi máu bằng thở ôxy
d. Nằm bất động
186. Khi tiếp nhận bệnh nhân nhồi máu cơ tim, người điều dưỡng cần lập kế hoạch chăm sóc để:
a. Giảm đau, giảm lo lắng, sợ hãi, hạn chế sự lan rộng của nhồi máu
b. Góp phần làm các biện pháp chẩn đoán xác định và theo dõi xử lý kịp thời các biến chứng nguy cơ gây tử vong
c. Ngăn chặn các biến chứng khác như loạn nhịp, nhồi máu phổi
d. Cả 3 yếu tố trên
187. Chế độ ăn của bệnh nhân nhồi máu cơ tim:
a. Ăn nhẹ thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhuận trường, hạn chế muối, mỡ
b. Ăn cháo trắng, uồng sữa và tăng cường trái cây
c. Ăn tập trung chỉ 3 bữa chính để hạn chế xoay trở bệnh nhân
d. Cả 3 đều đúng
188. Khi đang theo dõi bệnh nhân nhồi máu cơ tim, nếu thấy bệnh nhân khó thở việc đầu tiên mà người điều dưỡng cần làm là:
a. Báo ngay cho bác sỹ để có hướng xử lý kịp thời
b. Cho nằm tư thế Fowler, hút đờm dãi ( nếu có) và thở ôxy
c. Trấn an bệnh nhân và nhờ người nhà mời bác sỹ
d. Cho bệnh bệnh nhân uống phần thuốc còn lại trong ngày
189. Đối với bệnh nhân tiêu chảy, chế độ ăn tốt nhất là:
a. Ăn cháo thịt, cá, tôm, đậu….tránh các loại thức ăn quá ngọt
b. Uống nước gạo rang, nấu cháo khoai tây, cà rốt, thịt nạt và chỉ uống nước bỏ cái
c. Hạn chế ăn uống để tránh bị tiếp tục tiêu chảy
d. Ăn cháo trắng, có thễ cho ít nạt, uống sữa, tuyệt đối không được ăn cá
190. Nhóm thuốc nào sau đây có nguy cơ sốc phản vệ:
a. Promethazin, Vitamin E
b. Hydrocortison succinate, vitamin C
c. Penicillin, Vitamin B1, B2, Cloramphenicol
d. Campho Na, Vitamin PP
191. Phòng Điều Dưỡng Bệnh viện được Bộ Y Tế ra quyết định thành lập từ năm:
a.1975 b.1982
c.1986 d.1990
192. Bộ Y Tế ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa từ năm
a.1975 b.1982
c.1989 d.2000
193. Chủ tịch hội điều dưỡng Việt nam đầu tiên là
a. Trịnh Thị Loan b. Phạm Đức Mục
c. Bà Vi Nguyệt Hồ d. Cô Nguyễn Thị Niên
194. Sử dụng khẩu trang đúng
a. không được kéo khẩu trang xuống cổ khi không cần dùng
b. Mang quá 2 giờ liền nên thay khẩu trang khác vì hơi thở làm ẩm
khẩu trang
c. Khi cần mở khẩu trang chỉ nên tiếp xúc với dây cột
d. Tấ cả đều đúng
195. Cách trang phục y tế nào sau đây không đúng theo qui định
a. Mặc trang phục y tế trong giờ hành chính hoăc giờ trực tại cơ sở
Khám chửa bệnh
b. Đi dép quai hậu sandal hoặcgiầy, Nghiêm cấm đi dép lê
c. Mặc trang phục của khu cách ly và khu vực vô trùng đi qua khu vực khác
d. Không được mặc trang phục cũ, rách, mất nút, nhăn, đổi màu
196. Ban chỉ đạo chăm sóc toàn diện bao gồm : Giám đốc bệnh viện.Trưởng phòng điều dưỡng. trưởng các phòng chức năng. trưởng khoa dinh dưởng trưởng khoa chống nhiểm khuẩn, trưởng khoa dược.trưởng khoa lâm sàng.( giám đốc bệnh viện lựa chọn trong đó uỷ viên thường trực là:
a. Giám đốc bệnh viện b. Trưởng phòng điều dưỡng
b. Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp d. trưởng khoa lâm sàmg
197. Để tăng cường công tác chăm sóc toàn diện tại bệnh viện trong công văn 05/2003/ct-byt.Bộ trưởng Bộ y tế đã chỉ thị cho giám đốc các bệnh viện
a. Kiện toàn mạng lưới ytá điều dưỡng đảm bảo tỉ lệ 1 bác sĩ có 2,5 điều dưỡng hộ sinh
b. Bố trí y tá - điều dưỡng làm đúng nghề đào tạo
c. Điều dưỡng trưởng có trách nhiệm thực hiện tốt chức trách được giao
d. Tất cả đều đúng
198. Chỉ thị 06/2005/byt-ctcủa Bộ trưởng bộ y tế là chỉ thị về việc
a.Tăng cường công tác chăm sóc toàn diện tại bệnh viện
b.Tăng cường công tác chống nhiểm khuẩn bệnh viện
c. Quy định về trang phục y tế
d. Tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế
199. Việc làm nào không đúng với trách nhiệm của người điều dưỡng
a. Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy trình kỹ thuật bệnh viện, bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công
b. Theo dõi sát bệnh nhân, ghi chép đầy đủ, chính xác trung thực các diễn biến và các nội dung theo dõi vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc
c. Chăm sóc bệnh nhân nặng và nguy kịch theo y lệnh, xử lý kịp thời những diễn biến bất thường
d. Tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ cho BN và người nhà
của họ
200. Năm thành lập Bệnh viện giao thông vận tải Tháp Chàm:
a. 1976
b. 1977
c. 1978
d. 1979





























ddnai


Khách viếng thăm

Cho em xin đáp án các câu trắc nghiệm này đi bác Tài Năng Sốt, cảm ơn bác nhiều

3Câu hỏi trắc nghiệm Hội thi điều dưỡng giỏi và thanh lịch năm 2012 Empty khó quá Wed Jul 25, 2012 4:01 pm

thinh_hi


Khách viếng thăm

bác ơi cho đáp án tham khảo được không?

dieukien


Khách viếng thăm

em muốn trả lời tại máy mà không được

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết