Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm

Nơi trao đổi, thảo luận cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện


You are not connected. Please login or register

Đối tượng nào dễ mắc viêm bàng quang

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

nguyenha


Thành viên năng động
Thành viên năng động


Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Bình thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

Đối tượng nào dễ mắc viêm bàng quang Vi-khuan-de-lan-tu-hau-mon-sng-nieu-dao1-260x300

Phụ nữ dễ gặp bệnh [You must be registered and logged in to see this link.] tuần trăng mật vì khi sinh hoạt tình dục với cường độ cao trong tuần trăng mật, vi khuẩn dễ xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, do âm hộ, niệu đạo bị tổn thương. Tuy nhiên ở thiếu nữ và phụ nữ chưa quan hệ tình dục cũng dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vệ sinh không đúng cách, vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm.
vi khuẩn lan từ hậu môn
Vệ sinh không đúng cách dễ làm vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm.
Nghiên cứu cho thấy trên 90% trường hợp viêm bàng quang là do vi khuẩn E.coli gây ra, đây là một loài vi khuẩn thường thấy ở trực tràng. Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn ở nam giới, nên vi khuẩn cũng dễ xâm nhập gây viêm bàng quang hơn. Đối với phụ nữ mang thai thì sự thay đổi nội tiết có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bàng quang. Các bệnh gây cản trở dòng nước tiểu như: u xơ tuyến tiền liệt, sỏi thận, sỏi niệu quản, bàng quang, niệu đạo, đặt ống thông bàng quang… đều dễ bị viêm bàng quang. Người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân đái tháo đường, cảm cúm, viêm gan do virut… đều tăng nguy cơ bị viêm bàng quang.

Việc phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp sau đây: uống nhiều nước, chủ yếu là nước đun sôi để nguội, nước bông mã đề, bồ công anh, rễ cỏ tranh, râu ngô…, nói chung là các loại nước có tính lợi tiểu và chống nhiễm khuẩn. Bạn cũng nhớ cần phải đi tiểu thường xuyên và tránh nhịn tiểu trong một thời gian dài. Phụ nữ cần lưu ý rửa hoặc lau sạch từ trước ra sau khi đi ngoài để ngăn ngừa vi khuẩn ở vùng hậu môn lan tới âm đạo và niệu đạo. Nên tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế tắm ngâm người trong bồn tắm hoặc dưới nước ao hồ, sông suối.

Khi bạn bị viêm bàng quang, có thể sẽ thấy xuất hiện các [You must be registered and logged in to see this link.]
như sau: rất mót tiểu hay có người mô tả là mót tiểu dữ dội và dai dẳng, đây là triệu chứng khiến bạn khó chịu và lo lắng nhiều. Bạn có cảm giác nóng rát khi đi tiểu; đi tiểu dắt; có thể tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Luôn luôn có cảm giác căng tức vùng bụng dưới. Nhiều khi có sốt nhẹ. Ở trẻ em có thể bị đái dầm ban đêm khi bị viêm bàng quang. Khi đó nếu bạn đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu tìm thấy có vi khuẩn gây bệnh, có máu hay mủ hoặc cả hai trong nước tiểu.

Viêm bàng quang nếu không được khám và [You must be registered and logged in to see this link.] kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già rất dễ bị tổn thương thận do nhiễm khuẩn bàng quang ít được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết