VIÊM PHỔI
I. ĐỊNH NGHĨA:
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn nhu mô phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất...Người ta phân ra viêm phổi thùy và phế quản phế viêm.
II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
A. VIÊM PHỔI THÙY:
Chiếm tỷ lệ 60- 70%, xãy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp là trẻ con, người già, suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch thì tỉ lệ cao hơn, bệnh thuờng xảy ra vào mùa đông-xuân và có khi gây thành dịch.
1. Giai đoạn khởi phát:
- Bệnh thường khởi đầu đột ngột với sốt cao 39 – 400 C, rét run, sốt giao động trong ngày.
- Đau tức ngực: Luôn luôn có, đôi khi đau tức ngực là triệu chứng nổi bật, đau bên tổn thương.
- Khó thở nhẹ, mạch nhanh, ho khan, toàn trạng mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, ở môi miệng có Herpes, nhưng các triệu chứng thực thể còn nghèo nàn.
2.Giai đoạn toàn phát: Thuờng từ ngày thứ 3 trở đi, các triệu chứng lâm sàng đầy
đủ hơn, tình trạng nhiềm trùng nặng lên với sốt cao liên tục, mệt mỏi, gầy sút, biếng ăn, khát nước, đau ngực tăng lên, khó thở nặng hơn, ho nhiều, đàm đặc có màu gỉ sắt hay có máu, nước tiểu ít và sẫm màu. Có hội chứng đông đặc rõ rệt:
- Gõ đục.
- Rung thanh tăng.
- Rì rào phế nang giảm hoặc mất.
- Có tiếng thổi ống.
3. Cận lâm sàng:
3.1. X quang: Thấy một đám mờ của một thùy hay một phân thùy có hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.
3.2. Xét nghiệm:
- BC tăng (80-90 % BC đa nhân trung tính).
- Nước tiểu có Albumin, đôi khi có Urobilinogen.
B. PHẾ QUẢN PHẾ VIÊM:
- Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già, người suy kiệt, hôn mê, sau các nhiễm vi rút làm suy yếu miễn dịch hay có một bệnh mạn tính...Bệnh khởi phát từ từ sốt, tăng dần, khó thở càng lúc càng tăng dẫn đến suy hô hấp cấp, toàng trạng biểu hiện một nhiễm trùng nhiễm độc câp, nặng, có thể lơ mơ, mê sảng...
- Gõ: Có vùng đục.
- Rung thanh: Tăng.
- Ran nổ, ran ẩm, ran phế quản, rãi rác cả hai phổi, lan tỏa rất nhanh, đây là một bệnh cảnh lâm sàng vừa thương tổn phổi và phế quản lan tỏa.
- Xét nghiệm máu:
+ BC tăng cao (BC tung tính tăng).
+ VS tăng.
- X quang: Nhiều nốt mờ rải rác cả hai phổi (nhiều nhất ở 2 đáy phổi) tiến triển theo từng ngày. Nếu không điều trị hay điểu trị chậm bệnh sẽ dẫn đến suy hô hấp nặng, nhiễm trùng huyết, toàn trạng suy sụp và có thể tử vong.
III. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán viêm phổi thùy:
- Bệnh thường khởi đầu đột ngột ở người trẻ.
- Sốt cao 39 – 400 C, rét run.
- Hội chứng nhiễm khuẩn: Môi khô, lưỡi bẩn, BC tăng cao.
- Đau tức ngực có khi rất nổi bật.
- Ho nhiều, đàm đặc có màu gỉ sắt.
- X quang: Thấy một đám mờ của một thùy hay một phân thùy có hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.
2. Chẩn đoán phế quản phế viêm:
- Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già, người suy kiệt, hôn mê, sau các nhiễm vi rút làm suy yếu miễn dịch hay có một bệnh mạn tính...
- Bệnh khởi phát từ từ. Sốt nhẹ 37-380 C.
- Khó thở càng lúc càng tăng.
- Gõ: Có vùng đục xen lẫn vùng phổi bình thường.
- X quang: Nhiều nốt mờ rải rác cả hai phổi (nhiều nhất ở 2 đáy phổi).
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1. Xẹp phổi: Trung thất kéo về bên xẹp phổi, cơ hoành nâng lên cao.
2. Nhồi máu phổi: Có triệu chứng đau ngực dữ dội, có khi sốc, sốt, ho ra máu, thường xảy ra ở người có bệnh tim, hoặc phẫu thuật vùng hố chậu.
3. Áp xe phổi: Giai đoạn của áp xe phổi không thể phân biệt được cần hỏi về tiền sử, có phẫu thuật vùng mũi họng, nhổ răng… là nguyên nhân thuận lợi gây áp xe phổi.
V. ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị là sớm, đủ liệu trình và theo dõi diễn tiến bệnh.
1. Điều trị hỗ trợ:
Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển. Thức ăn dễ tiêu, đảm bảo đủ calo, thêm đạm và các loại vitamin nhóm B,C. Bù nước và điện giải vì sốt cao, ăn uống kém, nôn, đi chảy...
2. Điều trị triệu chứng:
2.1. Hạ sốt: Thuốc hạ sốt thường có tác dụng giảm đau. Có thể dùng Paracetamol 0,5g x 3-4 lần/ngày (không quá 60 mg/kg/24g).
2.2. Thông khí: Nếu có suy hô hấp thì dùng ôxy qua sonde mũi 5-10 lít/phút tùy mức độ (lưu ý nếu có suy hô hấp mạn thì giảm liều còn 1-2 lít /phút và ngắt quảng).
2.3. Các thuốc giãn phế quản: Nếu có dấu co thắt phế quản có thể cho thêm Theophylline 100-200 mg x 3lần/ngày.
3. Điều trị nguyên nhân:
Đây là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là kháng sinh, thuốc phải dùng sớm, đúng loại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ, khi chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm của thầy thuốc, thể trạng bệnh nhân và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
3.1. Do Phế cầu, Liên cầu:
Nhóm Macrolide như Erythromycine tiêm hay uống 2g/ngày chia 4 lần hay Roxythromycine 150mg x 2 lần/ngày.
3.2. Do Tụ cầu vàng:
- Nhóm Fluoroquinolone như ofloxacine chuyền tĩnh mạch hay uống 400mg/ngày chia 2 lần.
- Cefalosporine thế hệ III như Cefotaxime (Claforan, Cefomic) 3g/ngàychia 3 lần.
3.3. Do Hemophillus Influenza có thế dùng:
- Ampicillne 2-3g/ngày uống chia 3 lần hay tiêm bắp hoặc Ofloxacine
- Gentamycin 3-4 mg/kg/ngày tiêm bắp.
3.4. Do Mycoplasma, Legionella: Có thể dùng như điều trị Hemophilus influenzae. 3.5. Do Klebsiella pneumoniae: Thường dùng Cefalosporine thế hệ III với
3.6. Do vi khuẩn kỵ khí: Metronidazol 1-2 g/24 giờ. Hoặc Cefalosporine II, III.
3.7. Do hóa chất: Kháng sinh thường dùng là: Ampicilline phối hợp với Prednisone 5 mg x 6 - 8v/ngày.
Các trường hợp viêm phổi có biến chứng phải điều trị kéo dài cho đến khi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trở về bình thường (xét nghiệm nhiều lần) để tránh biến chứng và tái phát.
I. ĐỊNH NGHĨA:
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn nhu mô phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất...Người ta phân ra viêm phổi thùy và phế quản phế viêm.
II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
A. VIÊM PHỔI THÙY:
Chiếm tỷ lệ 60- 70%, xãy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp là trẻ con, người già, suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch thì tỉ lệ cao hơn, bệnh thuờng xảy ra vào mùa đông-xuân và có khi gây thành dịch.
1. Giai đoạn khởi phát:
- Bệnh thường khởi đầu đột ngột với sốt cao 39 – 400 C, rét run, sốt giao động trong ngày.
- Đau tức ngực: Luôn luôn có, đôi khi đau tức ngực là triệu chứng nổi bật, đau bên tổn thương.
- Khó thở nhẹ, mạch nhanh, ho khan, toàn trạng mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, ở môi miệng có Herpes, nhưng các triệu chứng thực thể còn nghèo nàn.
2.Giai đoạn toàn phát: Thuờng từ ngày thứ 3 trở đi, các triệu chứng lâm sàng đầy
đủ hơn, tình trạng nhiềm trùng nặng lên với sốt cao liên tục, mệt mỏi, gầy sút, biếng ăn, khát nước, đau ngực tăng lên, khó thở nặng hơn, ho nhiều, đàm đặc có màu gỉ sắt hay có máu, nước tiểu ít và sẫm màu. Có hội chứng đông đặc rõ rệt:
- Gõ đục.
- Rung thanh tăng.
- Rì rào phế nang giảm hoặc mất.
- Có tiếng thổi ống.
3. Cận lâm sàng:
3.1. X quang: Thấy một đám mờ của một thùy hay một phân thùy có hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.
3.2. Xét nghiệm:
- BC tăng (80-90 % BC đa nhân trung tính).
- Nước tiểu có Albumin, đôi khi có Urobilinogen.
B. PHẾ QUẢN PHẾ VIÊM:
- Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già, người suy kiệt, hôn mê, sau các nhiễm vi rút làm suy yếu miễn dịch hay có một bệnh mạn tính...Bệnh khởi phát từ từ sốt, tăng dần, khó thở càng lúc càng tăng dẫn đến suy hô hấp cấp, toàng trạng biểu hiện một nhiễm trùng nhiễm độc câp, nặng, có thể lơ mơ, mê sảng...
- Gõ: Có vùng đục.
- Rung thanh: Tăng.
- Ran nổ, ran ẩm, ran phế quản, rãi rác cả hai phổi, lan tỏa rất nhanh, đây là một bệnh cảnh lâm sàng vừa thương tổn phổi và phế quản lan tỏa.
- Xét nghiệm máu:
+ BC tăng cao (BC tung tính tăng).
+ VS tăng.
- X quang: Nhiều nốt mờ rải rác cả hai phổi (nhiều nhất ở 2 đáy phổi) tiến triển theo từng ngày. Nếu không điều trị hay điểu trị chậm bệnh sẽ dẫn đến suy hô hấp nặng, nhiễm trùng huyết, toàn trạng suy sụp và có thể tử vong.
III. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán viêm phổi thùy:
- Bệnh thường khởi đầu đột ngột ở người trẻ.
- Sốt cao 39 – 400 C, rét run.
- Hội chứng nhiễm khuẩn: Môi khô, lưỡi bẩn, BC tăng cao.
- Đau tức ngực có khi rất nổi bật.
- Ho nhiều, đàm đặc có màu gỉ sắt.
- X quang: Thấy một đám mờ của một thùy hay một phân thùy có hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.
2. Chẩn đoán phế quản phế viêm:
- Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già, người suy kiệt, hôn mê, sau các nhiễm vi rút làm suy yếu miễn dịch hay có một bệnh mạn tính...
- Bệnh khởi phát từ từ. Sốt nhẹ 37-380 C.
- Khó thở càng lúc càng tăng.
- Gõ: Có vùng đục xen lẫn vùng phổi bình thường.
- X quang: Nhiều nốt mờ rải rác cả hai phổi (nhiều nhất ở 2 đáy phổi).
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1. Xẹp phổi: Trung thất kéo về bên xẹp phổi, cơ hoành nâng lên cao.
2. Nhồi máu phổi: Có triệu chứng đau ngực dữ dội, có khi sốc, sốt, ho ra máu, thường xảy ra ở người có bệnh tim, hoặc phẫu thuật vùng hố chậu.
3. Áp xe phổi: Giai đoạn của áp xe phổi không thể phân biệt được cần hỏi về tiền sử, có phẫu thuật vùng mũi họng, nhổ răng… là nguyên nhân thuận lợi gây áp xe phổi.
V. ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị là sớm, đủ liệu trình và theo dõi diễn tiến bệnh.
1. Điều trị hỗ trợ:
Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển. Thức ăn dễ tiêu, đảm bảo đủ calo, thêm đạm và các loại vitamin nhóm B,C. Bù nước và điện giải vì sốt cao, ăn uống kém, nôn, đi chảy...
2. Điều trị triệu chứng:
2.1. Hạ sốt: Thuốc hạ sốt thường có tác dụng giảm đau. Có thể dùng Paracetamol 0,5g x 3-4 lần/ngày (không quá 60 mg/kg/24g).
2.2. Thông khí: Nếu có suy hô hấp thì dùng ôxy qua sonde mũi 5-10 lít/phút tùy mức độ (lưu ý nếu có suy hô hấp mạn thì giảm liều còn 1-2 lít /phút và ngắt quảng).
2.3. Các thuốc giãn phế quản: Nếu có dấu co thắt phế quản có thể cho thêm Theophylline 100-200 mg x 3lần/ngày.
3. Điều trị nguyên nhân:
Đây là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là kháng sinh, thuốc phải dùng sớm, đúng loại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ, khi chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm của thầy thuốc, thể trạng bệnh nhân và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
3.1. Do Phế cầu, Liên cầu:
Nhóm Macrolide như Erythromycine tiêm hay uống 2g/ngày chia 4 lần hay Roxythromycine 150mg x 2 lần/ngày.
3.2. Do Tụ cầu vàng:
- Nhóm Fluoroquinolone như ofloxacine chuyền tĩnh mạch hay uống 400mg/ngày chia 2 lần.
- Cefalosporine thế hệ III như Cefotaxime (Claforan, Cefomic) 3g/ngàychia 3 lần.
3.3. Do Hemophillus Influenza có thế dùng:
- Ampicillne 2-3g/ngày uống chia 3 lần hay tiêm bắp hoặc Ofloxacine
- Gentamycin 3-4 mg/kg/ngày tiêm bắp.
3.4. Do Mycoplasma, Legionella: Có thể dùng như điều trị Hemophilus influenzae. 3.5. Do Klebsiella pneumoniae: Thường dùng Cefalosporine thế hệ III với
3.6. Do vi khuẩn kỵ khí: Metronidazol 1-2 g/24 giờ. Hoặc Cefalosporine II, III.
3.7. Do hóa chất: Kháng sinh thường dùng là: Ampicilline phối hợp với Prednisone 5 mg x 6 - 8v/ngày.
Các trường hợp viêm phổi có biến chứng phải điều trị kéo dài cho đến khi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trở về bình thường (xét nghiệm nhiều lần) để tránh biến chứng và tái phát.