CÂU 1:Nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang cấp?
1 Nguyên nhân
1.1. Nhiễm khuẩn: chủ yếu do virut hoặc thứ phát sau các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cúm, sởi, thuỷ đậu, bạch hầu…hoặc sau các bệnh như viêm Amiđan, viêm VA, viêm lợi, viêm răng.
1.2. Dị ứng: do niêm mạc mũi xoang quá mẫn cảm với các yếu tố kích thích, hơn nữa mũi xoang là cửa ngõ của đường hô hấp. Dị ứng và nhiễm khuẩn có liên quan mật thiết với nhau
(vi khuẩn có thể là một kháng nguyên hay ngược lại, sau dị ứng là sự bội nhiễm của vi khuẩn).
1.3. Chấn thương: các chấn thương cơ học, do hoả khí làm vỡ xoang hay tụ máu trong xoang đều có thể gây viêm xoang. Ngoài ra, các chấn thương về áp lực có thể xuất huyết, phù nề niêm mạc rồi gây ra viêm xoang.
Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên, người ta còn thấy các yếu tố thuận lợi sau:
Yếu tố lý hoá học: do tiếp xúc với các loại bụi, hoá chất, hơi độc.
Yếu tố tại chổ: những cấu tạo bất thường của mũi xoang như xoang quá rộng, quá hẹp, vẹo vách ngăn, gai mũi, cuốn mũi quá phát, các khối u trong xoang và hốc mũi hoặc nhét mechè mũi lâu ngày…làm cản trở sự dẫn lưu và thông khí của xoang.
Yếu tố toàn thân: ở những người bị suy nhược toàn thân, rối loạn nội tiết như tiểu đường, rối loạn vận mạch, rối loạn về nước và điện giải, những người có bệnh mạn tính như lao, viêm phế quản…dễ bị viêm xoang.
2. Triệu chứng lâm sàng:
Viêm mũi xoang cấp tính là viêm niêm mạc mũi xoang lần đầu mà trước đó niêm mạc mũi xoang hoàn toàn bình thường. Nhóm xoang trước thường hay gặp trong đó xoang hàm hay
gặp nhất vì nó tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân gây bệnh. Các xoang sau ít gặp hơn. Có thể viêm một xoang đơn độc: viêm xoang hàm cấp do răng. Nhưng thường gặp là viêm nhiều xoang vì các xoang đều thông với nhau qua hốc mũi.
2.1. Triệu chứng toàn thân
Thường biểu hiện một thể trạng nhiễm trùng: Sốt 38-39 độ C, mệt mỏi, kém ăn, suy nhược Ơ trẻ em thường có biểu hiện một hội chứng nhiễm trùng rõ rệt và sốt cao.
2.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau dữ dội ở trán, má hoặc thái dương, đau lan xuống răng toả ra nửa đầu. Đau có giờ nhất định, thường đau về buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ do ban đêm dịch tiết và mủ bị ứ đọng
(những cơn đau có giờ rõ rệt thường là viêm xoang trán, ngoài cơn đau bệnh nhân chỉ thấy nặng đầu, nhức đầu nhiều ở vùng chẩm phải nghĩ đến viêm xoang sau).
- Chảy mũi: một hoặc hai bên, lúc đầu trong sau đục vàng, xanh mùi tanh, thối đôi khi có lẫn máu, chảy nhiều bên viêm xoang
- Nghẹt mũi: hai bên, nghẹt nhiều bên viêm, đặc biệt khi nằm và ban đêm.
- Giảm hoặc mất khứu giác.
2.3.Triệu chứng thực thể
- Nhìn ngoài có thể thấy dấu hiệu sưng nề vùng má hai bên hoặc sưng nề nửa mặt.
- Ấn các điểm xoang đau:
+ Điểm hố nanh đối với xoang hàm
+ Điểm Grưnwald ở bờ trong và trên hố mắt đối với xoang sàng
+ Điểm Ewing ở mặt trước xoang trán đối với xoang trán.
- Soi mũi trước:
+ Toàn bộ niêm mạc hốc mũi nề và đỏ
+ Các cuốn mũi, rõ nhất là cuốn dưới nề, đỏ và sưng to, đặt thuốc co mạch co hồi tốt.
+ Khe giữa hai bên: có tiết nhầy hoặc mủ, đây là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang trước cấp.
Có thể thấy dị hình ở vách ngăn, khe giữa và cuốn giữa hai bên
- Soi mũi sau: Tiết nhầy hoặc mủ từ khe trên chảy xuống cửa mũi, hoặc cửa mũi sau có đọng mủ hoặc tiết nhầy bám. Đuôi cuốn mũi cũng nề đỏ và sưng to
3. Thể lâm sàng:
3.1. Theo vị trí
- Hệ thống xoang trước: đau về phía trước của mặt, đau vùng tương ứng với các xoang, mủ chảy qua khe giữa ra cửa mũi trước.
- Hệ thống xoang sau: đau trong sâu về phía sau, đau sâu trong hốc mắt, vùng gáy chẩm, mủ qua khe trên ra cửa mũi sau.
3.2. Theo hình thái:
3.2.1. Viêm xoang hàm do răng
Xoang hàm có liên hệ chặt chẽ với răng hàm trên số 5, 6 và 7 cho nên những người có thương tổn ở những răng đó như sâu răng, thường hay bị viêm xoang hàm. Đặc điểm của loại bệnh này là viêm xoang hàm chỉ khu trú ở một bên, mủ rất thối, khi gõ vào răng bệnh thì bệnh nhân sẽ kêu đau nhói lên mặt. Vi trùng trong viêm xoang do răng thường là vi trùng kỵ khí.
3.2.2. Viêm xoang tắc do rối loạn ở lỗ ostium, thường khu trú ngang mức xoang trán, đau rất nhiều nhưng không tương ứng với triệu chứng nghèo nàn tại chổ. Cơn đau này giảm ngay khi đặt bông có tẩm Cocain adrenalin ở phần trước của cuốn giữa ngay với lỗ ostium của xoang trán.
3.2.3. Viêm xoang thể túi mủ: mổ ra mới biết, mủ chảy ra ít, thối, đau nhiều.
3.2.4. Viêm xoang thể tiến triển nhanh: bệnh tiến triển rất nhanh có thể trở thành mãn tính, hoặc gây những biến chứng toàn thân như nhiễm trùng máu hoặc tại chổ như viêm hốc mắt, viêm màng não.
3.2.5. Viêm mũi xoang dị ứng: niêm mạc mũi là xuất phát điểm của một loạt phản xạ như hắt hơi, chảy nước mũi, giãn mao mạch…có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp trên. Ơ những người bị dị ứng, sự điều chỉnh các phản xạ này bị rối loạn và gây ra những phản ứng quá mức đưa cơ thể vào tình trạng bệnh lý.
Bệnh nhân có triệu chứng ngứa mũi, cay mắt khó chịu, hắt hơi hàng tràng, chảy nước mắt, nước mũi trong vài ngày sau đó nước mũi đục do bội nhiễm, nghẹt mũi cả hai bên, phải thở bằng miệng, nhức đầu mệt mỏi.
CÂU 2: Nguyên nhân và triệu chúng lâm sàng của viêm amidan cấp?
1. Nguyên nhân viêm Amiđan:
1.1. Viêm nhiễm
- Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
- Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà ...
Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu; đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A).
1.2. Tăng bạch huyết
Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amiđan.
1.3. Do cấu trúc và vị trí của amiđan
VA và A có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa A nằm trên ngã tư đường ăn-đường thở là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
2. Viêm Amiđan cấp:
Viêm A cấp là viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của Amiđan khẩu cái, thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virus thường là nhẹ, nếu do vi khuẩn thì nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì càng nặng.
Là bệnh rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên.
2.1. Triệu chứng toàn thân
Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 - 390. Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng. Người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.
2.2. Triệu chứng cơ năng
- Nuốt đau, nuốt vướng.
- Cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amiđan. Sau ít giờ biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho.
- Thở khò khè, ngáy to.
- Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh khí phế quản gây nên ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
2.3. Triệu chứng thực thể
- Lưỡi trắng bẩn, miệng khô.
- Nếu là do virus thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amiđan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng khác như chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Thường không có hạch dưới góc hàm.
- Nếu là do vi khuẩn thì thấy amiđan sưng to và đỏ, trên bề mặt A có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Thường có hạch dưới góc hàm sưng đau. Cần phân biệt thể này với hạch hầu và phải quệt giả mạc soi tươi, cấy vi khuẩn.
Sự phân biệt viêm amiđan do virus với một viêm amiđan do vi khuẩn bằng khám lâm sàng chỉ có tính chất tương đối vì một viêm amiđan do virus có thể có những triệu chứng lâm sàng của một viêm amiđan do vi khuẩn và ngược lại.
CÂU 3: Nguyên nhân và triệu chứng của viêm họng cấp?
Chiếm 90% viêm họng cấp.
1. Nguyên nhân:
Nguyên nhân do virus là chủ yếu, chiếm 60-80%, gồm Adénovirus, virus cúm, virus para-influenzae, virus Coxsakie, virus Herpès, virus Zona, EBV.
Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm 20-40%, gồm liên cầu ( tan huyết nhóm A (còn các nhóm B, C, G ít gặp), Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella Catarrhalis, vi khuẩn kị khí. Các vi khuẩn Neiseria, phế cầu, Mycoplasme rất hiếm gặp.
Nguyên nhân bệnh sinh của viêm họng như sau: Do thời tiết thay đổi, nhất là về mùa lạnh. Viêm họng đỏ cấp thường bắt đầu bằng sự nhiễm virus. Sau đó do độc tố của virus, cấu trúc giải phẫu của amiđan và sức đề kháng của cơ thể đã gây nên sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như liên cầu, phế cầu và đặc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn tan huyết ( nhóm A.)
Bệnh lây lan bằng nước bọt, nước mũi.
2. Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh thường xảy ra đột ngột.
2.1. Triệu chứng toàn thân
Sốt vừa 38 - 390 hoặc sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn.
2.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau họng nhất là khi nuốt, kể cả chất lỏng. Khi nuốt, ho, nói thì đau nhói lên tai.
- Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy.
- Giọng nói mất trong và có thể khàn tiếng nhẹ.
- Thường có kèm theo chảy mũi nhầy và tắc mũi.
2.3. Triệu chứng thực thể
- Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ.
- Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp bựa trắng (như bựa cháo trắng) phủ trên bề mặt A.
- Trụ trước và trụ sau cũng đỏ.
- Có hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.
- Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết và hốc mũi đọng xuất tiết nhầy.
CÂU 4: Triệu chứng của đau thần kinh toạ?
Triệu chứng:
Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy nguyên nhân. Ðau xảy ra sau gắng sức thường gặp trong thoát vị đĩa đệm. Ðôi khi lúc đầu đau lưng trước sau đó mới đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau:
Ðau tự nhiên:
Phát xuất từ thắt lưng và lan xuống dưới chân là hay gặp nhất, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay lan tận xuống tận bàn chân. Nếu tổn thương L5 thì lan từ thắt lưng xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân rồi đến ngón chân cái. Còn khi tổn thương S1 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân bờ ngoài bàn chân đến ngón út. Ðau thường liên tục đôi khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay biến mất khi nằm...Cường độ đau rất thay đổi từ âm ỷ cho tới đau dữ dội không chịu được. Có khi đau tăng lên khi ho, hắt hơi thậm chí khi rặn đại tiểu tiện. Ðôi khi có dị cảm thay vì đau.
Ðau khi khám:
Ðiểm đau khi ấn
Ðau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2 cm ngang vùng L4, L5, S1.
Ấn dọc theo dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 3 cm từ giữa cột sống ra ngang đốït sống L5 S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hỏm kheo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hỏm mắt cá ngoài.
Ðau do căng dây thần kinh
Dấu Lasègue: Ở tư thế nằm ngữa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một nếu chưa tới 70 độ( mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là dương tính.
Dấu Bonnet: Ở tư thế nằm ngữa, nâng chân và khép đùi bệnh nhân từng bên một nếu gây đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính.
Dấu Chavany: Vừa nâng vừa dạng chân ra gây đau là dương tính.
Dấu Néri: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gối thẳng rồi gập người xuống nếu chân bên đau co lại (gập gối lại) là dương tính.
Dấu Naffriger - Jonnes: Ép tĩnh mạch cổ hai bên nếu đau thốn ở thắt lưng lan xuống mặt sau chân là dương tính. Thường gặp trong thoát vị còn vào ra được.
Dấu cột sống - hông khi bệnh nhân đứng
Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý, ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng. Thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau, thân hơi gập ra trước nhằm mục đích giảm đè ép rễ thần kinh tọa.
Mông bên đau xệ xuống. Cơ cạnh cột sống co cứng.
Phản xạ gân gót
Giảm hay mất trong tổn thương rễ S1.
Dấu vận động
không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn L5 thì không đi bằng gót được. Khi đi cẳng chân bên đau hơi co lại.
Rối loạn dinh dưỡng cơ
Teo cơ mác trong tổn thương L5 , còn S1 thì teo cơ bắp chân.
Rối loạn thần kinh thực vật
Có thể gặp những bất thường về phản xạ vận mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ dựng lông ở chân đau.
Các triệu chứng của hội chứng tiền đình - và các nghiệm pháp trong
CÂU 5: Nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của viêm mô tế bào?
1. Nguyên nhân:
- Những tổn thương làm rách da.
- Những nhiễm trùng liên quan đến phẩu thuật.
- Những bệnh về da mạn tính như chàm, vẩy nến.
- Vật lạ nằm bên trong da.
- Nhiễm trùng xương nằm ngay bên dưới da
- Tác nhân thông thường là Streptococcus Pyognes, và S. Aureus
2. Triệu chứng:
Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở hầu hết tất cả các bộ phận của cơ thể. Thường gặp nhất là ở những vùng bị tổn thương hoặc bị viêm bởi nguyên nhân khác, chẳng hạn như vết thương bị viêm, vết cắt bị nhiễm khuẩn, và những vùng da có tình trạng xấu hoặc lưu thông máu kém. Những triệu chứng thường gặp nhất của viêm mô tế bào bao gồm:
• Đỏ da.
• Những vệt đỏ kéo dài trên da hoặc những mảng đỏ da lan rộng.
• Sưng
• Nóng
• Đau hoặc tăng nhạy cảm.
• Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da; có thể xuất hiện vết rộp lớn.
• Xuất hiện cách hạch bạch huyết sưng hoặc đau ở gần nơi bị viêm.
Sốt có thể xảy ra nếu bệnh lan khắp cơ thể theo đường máu.
CÂU 6: Các phương pháp các dấu hiệu màng não?
1. Dấu hiệu cứng gáy:
Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc đặt tay vào vùng chẩm của người bệnh và gấp đầu BN về phía trước, bình thường cằm của BN đưa sát vào ngực, dấu hiệu dương tính khi cằm BN không đưa vào ngực được, do các cơ ở gáy bị cứng nên gấp cổ hạn chế và gây đau.
* Chú ý: Trẻ nhỏ bình thường trương lực cơ cũng tăng nên khi khám cứng gáy thì dấu hiệu cứng gáy ít có giá trị mà người ta nhấc bổng đứa bé lên bình thường trẻ co 2 chân và đạp chân tay nhưng trẻ viêm màng não thì cứ co chân mãi.
2. Dấu hiệu Kernig: Người bệnh nằm ngửa, đặt cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình, thầy thuốc từ từ nâng cẳng chân BN lên thẳng trục với đùi.
Trường hợp tổn thương màng não, các cơ sau đùi và cẳng chân co cứng, không nâng cẳng chân lên được hoặc nâng lên được rất ít, hay BN nhăn mặt kêu đau đó là dấu hiệu Kernig dương tính được tính bằng góc tạo bởi cẳng chân và đùi.
3 Dấu hiệu Brudzinski trên hay Brudzinski chẩm:
BN nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc đặt tay trái vào ngực BN, tay phải nâng đầu BN, dấu hiệu dương tính khi BN đau gáy và 2 chân co lại
4 Dấu hiệu Brudzinski đối bên: BN nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc gấp cẳng chân 1 bên cúa BN vào đùi, gấp đùi vào bụng.
Bình thường chân duỗi thẳng vẫn giữ nguyên tư thế, dấu hiệu dương tính khi chân đó cũng co lại.
5 Dấu hiệu Brudzinski mu: BN nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc ấn mạnh lên xương mu BN, dấu hiệu dương tính khi BN gấp và co chi dưới vào bụng
6 Tăng cảm giác đau:
Gãi hoặc châm kim nhẹ vào da, người bệnh kêu đau và phản ứng lại rất mạnh, ấn vào các điểm xuất chiếu của dây TK V, dây thần kinh chẩm BN đau tăng lên.
Sợ ánh sáng nên người bệnh thích quay đầu vào bóng tối, tiếng động mạnh làm BN khó chịu.
Phản xạ gân xương tăng đều ở tứ chi
Rối loạn thần kinh giao cảm, mặt khi đỏ khi tái, đôi khi vả mồ hôi lạnh
7. Dấu hiệu vạch màng não ( dấu hiệu Trousseau): BN nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, bộc lộ vùng ngực, bụng: dấu hiệu dương tính khi vạch đỏ thẩm hơn, thời gian tồn tại lâu hơn so với người bình thường. Cần chú ý phân biệt với những người có tạng dị ứng “ dấu hiệu vẽ da nổi” gần tương tự như dấu hiệu vạch màng não.
Ở giai đoạn cuối các triệu chứng kích thích sẽ giảm đi, BN đi vào trạng thái vật vả, co giật, rối loạn TK thực vật và hôn mê.
CÂU 7: Triệu chứng gãy xương?
1.Triệu chứng cơ năng:
Đau: sau tai nạn bệnh nhân đau rất nhiều nhưng khi bất động tốt chi gãy, bệnh nhân giảm đau nhanh.
Giảm cơ năng của chi gãy: nếu gãy cành tươi hoặc gãy ít lệch.
Mất cơ năng hoàn toàn: nếu chi bị gãy rời.
2. Triệu chứng toàn thân:
Gãy xương nhỏ không ảnh hưởng tới toàn thân. Nếu gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương có thể gây nên sốc .
3.Triệu chứng thực thể: thăm khám có trình tự: nhìn, sờ , đo.
Nhìn:
Có các nốt phồng ở trên mặt da hay không? Vết thương ở da hay không? Lóc da hay không?
Dấu hiệu bầm tím muộn ( sau tai nạn 24 đến 48 giờ): rất có ý nghĩa gợi ý chẩn đoán. Ví dụ: gãy trên lồi cầu xương cánh tay có bầm tím ở khuỷu, gãy xương gót có bầm tím ở gan chân…
Sờ:
Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy ghồ lên ở dưới da.
Dấu hiệu cử động bất thường.
Tiếng lạo xạo xương.
Hai dấu hiệu này là 2 dấu hiệu chắc chắn gãy xương, không được cố ý đi tìm dễ làm bệnh nhân sốc và tổn thương thêm.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác: tìm điểm đau chói, sưng nề chi, tràn dịch khớp.
Đo:
Dùng thước vải, thước đo độ để đo trục chi, chu vi chi, chiều dài chi và biên độ vận động của khớp.
Tìm các dấu hiệu biến dạng chi điển hình: lệch trục chi, gấp góc, ngắn chi… Đây là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cần phải tìm.
Đo tầm hoạt động của khớp qua “tư thế xuất phát không”
Khám các mạch máu, thần kinh chi phối của chi:
Bắt mạch quay, mạch trụ ở cổ tay.
Bắt mạch chày trước, chày sau ở mu chân và ống gót.
Khám vận động và cảm giác đầu chi.
CÂU 8: Chẩn đoán lâm sàng đau cột sống thắt lưng?
1. Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học
+ Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức: đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột. Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa. Người bệnh đau lan từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón I nếu bị chèn ép ở L5. Nếu tổn thương ở S1, đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille, mắt cá ngoài qua bờ ngoài gan chân tới ngón V. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông: cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm… dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính. Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn. Phản xạ gân xương chi dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.
2. Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân
Trong trường hợp đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp do nguyên nhân nhiễm khuẩn; gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường là các triệu chứng gợi ý nguyên nhân là ung thư; trường hợp đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu sốc (shock), da xanh thiếu máu nên nghi ngờ phình tách động mạch chủ bụng…Khi có dấu hiệu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, thày thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân.
Một số các trường hợp có nguyên nhân do tâm lý: dấu hiệu đau thắt lưng xuất hiện sau các stress do áp lực của tâm lý hoặc lao động thể lực quá sức, sau đó chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng. Tuy nhiên, thày thuốc cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán đau do nguyên nhân tâm lý.
CÂU 9: Nguyên nhân và chẩn đoán viêm lông đường hô hấp trên?
1. Nguyên nhân:
1.1. Do vi-rút
Do Virus Rhino, Corona, Á cúm Parainfluenza, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV.
Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ.
Thông thường sẽ có một vài tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.
2.2. Do vi khuẩn, nấm, bụi, khí độc
Một số loại vi khuẩn cũng thường gặp trong bệnh viêm đường hô hấp trên là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm...
Trong trường hợp căn nguyên do vi khuẩn thì ít khi vi khuẩn gây bệnh một mình mà chúng thường được khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó. Tỷ lệ cao thuộc về liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Đây là vi khuẩn hàng đầu gây biến chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em từ một viêm họng thông thường.
2. Chẩn đoán: Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng để phân biệt nguyên nhân, đặc biệt là các triệu chứng sau đây:
- Đau họng.
- Ho.
- Đau tai.
- Sổ mũi.
- Nghẹt mũi.
- Chóng mặt.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Khó nuốt (khi ăn hoặc uống).
Đặc biệt chú ý tìm các dấu hiệu:
- Áp-xe quanh amiđan.
- Viêm amiđan.
- Viêm tai giữa.
CÂU 10:Các triệu chứng của hội chứng tiền đình - và các nghiệm pháp trong thăm khám hội chứng tiền đình?
Các triệu chứng mà bệnh nhân mô tả đều rất chung chung, mơ hồ về mức độ nặng nhẹ và thời gian mắc bệnh. Một số than phiền thường gặp là:
- Cảm giác cơ thể mình hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động
- Mất thăng bằng, đi đứng không vững
- Phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước tới được
- Đầu nhẹ lâng lâng
- Muốn xỉu, ngã
- Yếu, mệt
- Kém tập trung
- Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu
- Buồn nôn, ói mửa
Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.
Các nghiệm pháp?
1 Nguyên nhân
1.1. Nhiễm khuẩn: chủ yếu do virut hoặc thứ phát sau các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cúm, sởi, thuỷ đậu, bạch hầu…hoặc sau các bệnh như viêm Amiđan, viêm VA, viêm lợi, viêm răng.
1.2. Dị ứng: do niêm mạc mũi xoang quá mẫn cảm với các yếu tố kích thích, hơn nữa mũi xoang là cửa ngõ của đường hô hấp. Dị ứng và nhiễm khuẩn có liên quan mật thiết với nhau
(vi khuẩn có thể là một kháng nguyên hay ngược lại, sau dị ứng là sự bội nhiễm của vi khuẩn).
1.3. Chấn thương: các chấn thương cơ học, do hoả khí làm vỡ xoang hay tụ máu trong xoang đều có thể gây viêm xoang. Ngoài ra, các chấn thương về áp lực có thể xuất huyết, phù nề niêm mạc rồi gây ra viêm xoang.
Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên, người ta còn thấy các yếu tố thuận lợi sau:
Yếu tố lý hoá học: do tiếp xúc với các loại bụi, hoá chất, hơi độc.
Yếu tố tại chổ: những cấu tạo bất thường của mũi xoang như xoang quá rộng, quá hẹp, vẹo vách ngăn, gai mũi, cuốn mũi quá phát, các khối u trong xoang và hốc mũi hoặc nhét mechè mũi lâu ngày…làm cản trở sự dẫn lưu và thông khí của xoang.
Yếu tố toàn thân: ở những người bị suy nhược toàn thân, rối loạn nội tiết như tiểu đường, rối loạn vận mạch, rối loạn về nước và điện giải, những người có bệnh mạn tính như lao, viêm phế quản…dễ bị viêm xoang.
2. Triệu chứng lâm sàng:
Viêm mũi xoang cấp tính là viêm niêm mạc mũi xoang lần đầu mà trước đó niêm mạc mũi xoang hoàn toàn bình thường. Nhóm xoang trước thường hay gặp trong đó xoang hàm hay
gặp nhất vì nó tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân gây bệnh. Các xoang sau ít gặp hơn. Có thể viêm một xoang đơn độc: viêm xoang hàm cấp do răng. Nhưng thường gặp là viêm nhiều xoang vì các xoang đều thông với nhau qua hốc mũi.
2.1. Triệu chứng toàn thân
Thường biểu hiện một thể trạng nhiễm trùng: Sốt 38-39 độ C, mệt mỏi, kém ăn, suy nhược Ơ trẻ em thường có biểu hiện một hội chứng nhiễm trùng rõ rệt và sốt cao.
2.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau dữ dội ở trán, má hoặc thái dương, đau lan xuống răng toả ra nửa đầu. Đau có giờ nhất định, thường đau về buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ do ban đêm dịch tiết và mủ bị ứ đọng
(những cơn đau có giờ rõ rệt thường là viêm xoang trán, ngoài cơn đau bệnh nhân chỉ thấy nặng đầu, nhức đầu nhiều ở vùng chẩm phải nghĩ đến viêm xoang sau).
- Chảy mũi: một hoặc hai bên, lúc đầu trong sau đục vàng, xanh mùi tanh, thối đôi khi có lẫn máu, chảy nhiều bên viêm xoang
- Nghẹt mũi: hai bên, nghẹt nhiều bên viêm, đặc biệt khi nằm và ban đêm.
- Giảm hoặc mất khứu giác.
2.3.Triệu chứng thực thể
- Nhìn ngoài có thể thấy dấu hiệu sưng nề vùng má hai bên hoặc sưng nề nửa mặt.
- Ấn các điểm xoang đau:
+ Điểm hố nanh đối với xoang hàm
+ Điểm Grưnwald ở bờ trong và trên hố mắt đối với xoang sàng
+ Điểm Ewing ở mặt trước xoang trán đối với xoang trán.
- Soi mũi trước:
+ Toàn bộ niêm mạc hốc mũi nề và đỏ
+ Các cuốn mũi, rõ nhất là cuốn dưới nề, đỏ và sưng to, đặt thuốc co mạch co hồi tốt.
+ Khe giữa hai bên: có tiết nhầy hoặc mủ, đây là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang trước cấp.
Có thể thấy dị hình ở vách ngăn, khe giữa và cuốn giữa hai bên
- Soi mũi sau: Tiết nhầy hoặc mủ từ khe trên chảy xuống cửa mũi, hoặc cửa mũi sau có đọng mủ hoặc tiết nhầy bám. Đuôi cuốn mũi cũng nề đỏ và sưng to
3. Thể lâm sàng:
3.1. Theo vị trí
- Hệ thống xoang trước: đau về phía trước của mặt, đau vùng tương ứng với các xoang, mủ chảy qua khe giữa ra cửa mũi trước.
- Hệ thống xoang sau: đau trong sâu về phía sau, đau sâu trong hốc mắt, vùng gáy chẩm, mủ qua khe trên ra cửa mũi sau.
3.2. Theo hình thái:
3.2.1. Viêm xoang hàm do răng
Xoang hàm có liên hệ chặt chẽ với răng hàm trên số 5, 6 và 7 cho nên những người có thương tổn ở những răng đó như sâu răng, thường hay bị viêm xoang hàm. Đặc điểm của loại bệnh này là viêm xoang hàm chỉ khu trú ở một bên, mủ rất thối, khi gõ vào răng bệnh thì bệnh nhân sẽ kêu đau nhói lên mặt. Vi trùng trong viêm xoang do răng thường là vi trùng kỵ khí.
3.2.2. Viêm xoang tắc do rối loạn ở lỗ ostium, thường khu trú ngang mức xoang trán, đau rất nhiều nhưng không tương ứng với triệu chứng nghèo nàn tại chổ. Cơn đau này giảm ngay khi đặt bông có tẩm Cocain adrenalin ở phần trước của cuốn giữa ngay với lỗ ostium của xoang trán.
3.2.3. Viêm xoang thể túi mủ: mổ ra mới biết, mủ chảy ra ít, thối, đau nhiều.
3.2.4. Viêm xoang thể tiến triển nhanh: bệnh tiến triển rất nhanh có thể trở thành mãn tính, hoặc gây những biến chứng toàn thân như nhiễm trùng máu hoặc tại chổ như viêm hốc mắt, viêm màng não.
3.2.5. Viêm mũi xoang dị ứng: niêm mạc mũi là xuất phát điểm của một loạt phản xạ như hắt hơi, chảy nước mũi, giãn mao mạch…có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp trên. Ơ những người bị dị ứng, sự điều chỉnh các phản xạ này bị rối loạn và gây ra những phản ứng quá mức đưa cơ thể vào tình trạng bệnh lý.
Bệnh nhân có triệu chứng ngứa mũi, cay mắt khó chịu, hắt hơi hàng tràng, chảy nước mắt, nước mũi trong vài ngày sau đó nước mũi đục do bội nhiễm, nghẹt mũi cả hai bên, phải thở bằng miệng, nhức đầu mệt mỏi.
CÂU 2: Nguyên nhân và triệu chúng lâm sàng của viêm amidan cấp?
1. Nguyên nhân viêm Amiđan:
1.1. Viêm nhiễm
- Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
- Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà ...
Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu; đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A).
1.2. Tăng bạch huyết
Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amiđan.
1.3. Do cấu trúc và vị trí của amiđan
VA và A có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa A nằm trên ngã tư đường ăn-đường thở là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
2. Viêm Amiđan cấp:
Viêm A cấp là viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của Amiđan khẩu cái, thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virus thường là nhẹ, nếu do vi khuẩn thì nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì càng nặng.
Là bệnh rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên.
2.1. Triệu chứng toàn thân
Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 - 390. Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng. Người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.
2.2. Triệu chứng cơ năng
- Nuốt đau, nuốt vướng.
- Cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amiđan. Sau ít giờ biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho.
- Thở khò khè, ngáy to.
- Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh khí phế quản gây nên ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
2.3. Triệu chứng thực thể
- Lưỡi trắng bẩn, miệng khô.
- Nếu là do virus thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amiđan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng khác như chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Thường không có hạch dưới góc hàm.
- Nếu là do vi khuẩn thì thấy amiđan sưng to và đỏ, trên bề mặt A có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Thường có hạch dưới góc hàm sưng đau. Cần phân biệt thể này với hạch hầu và phải quệt giả mạc soi tươi, cấy vi khuẩn.
Sự phân biệt viêm amiđan do virus với một viêm amiđan do vi khuẩn bằng khám lâm sàng chỉ có tính chất tương đối vì một viêm amiđan do virus có thể có những triệu chứng lâm sàng của một viêm amiđan do vi khuẩn và ngược lại.
CÂU 3: Nguyên nhân và triệu chứng của viêm họng cấp?
Chiếm 90% viêm họng cấp.
1. Nguyên nhân:
Nguyên nhân do virus là chủ yếu, chiếm 60-80%, gồm Adénovirus, virus cúm, virus para-influenzae, virus Coxsakie, virus Herpès, virus Zona, EBV.
Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm 20-40%, gồm liên cầu ( tan huyết nhóm A (còn các nhóm B, C, G ít gặp), Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella Catarrhalis, vi khuẩn kị khí. Các vi khuẩn Neiseria, phế cầu, Mycoplasme rất hiếm gặp.
Nguyên nhân bệnh sinh của viêm họng như sau: Do thời tiết thay đổi, nhất là về mùa lạnh. Viêm họng đỏ cấp thường bắt đầu bằng sự nhiễm virus. Sau đó do độc tố của virus, cấu trúc giải phẫu của amiđan và sức đề kháng của cơ thể đã gây nên sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như liên cầu, phế cầu và đặc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn tan huyết ( nhóm A.)
Bệnh lây lan bằng nước bọt, nước mũi.
2. Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh thường xảy ra đột ngột.
2.1. Triệu chứng toàn thân
Sốt vừa 38 - 390 hoặc sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn.
2.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau họng nhất là khi nuốt, kể cả chất lỏng. Khi nuốt, ho, nói thì đau nhói lên tai.
- Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy.
- Giọng nói mất trong và có thể khàn tiếng nhẹ.
- Thường có kèm theo chảy mũi nhầy và tắc mũi.
2.3. Triệu chứng thực thể
- Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ.
- Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp bựa trắng (như bựa cháo trắng) phủ trên bề mặt A.
- Trụ trước và trụ sau cũng đỏ.
- Có hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.
- Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết và hốc mũi đọng xuất tiết nhầy.
CÂU 4: Triệu chứng của đau thần kinh toạ?
Triệu chứng:
Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy nguyên nhân. Ðau xảy ra sau gắng sức thường gặp trong thoát vị đĩa đệm. Ðôi khi lúc đầu đau lưng trước sau đó mới đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau:
Ðau tự nhiên:
Phát xuất từ thắt lưng và lan xuống dưới chân là hay gặp nhất, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay lan tận xuống tận bàn chân. Nếu tổn thương L5 thì lan từ thắt lưng xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân rồi đến ngón chân cái. Còn khi tổn thương S1 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân bờ ngoài bàn chân đến ngón út. Ðau thường liên tục đôi khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay biến mất khi nằm...Cường độ đau rất thay đổi từ âm ỷ cho tới đau dữ dội không chịu được. Có khi đau tăng lên khi ho, hắt hơi thậm chí khi rặn đại tiểu tiện. Ðôi khi có dị cảm thay vì đau.
Ðau khi khám:
Ðiểm đau khi ấn
Ðau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2 cm ngang vùng L4, L5, S1.
Ấn dọc theo dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 3 cm từ giữa cột sống ra ngang đốït sống L5 S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hỏm kheo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hỏm mắt cá ngoài.
Ðau do căng dây thần kinh
Dấu Lasègue: Ở tư thế nằm ngữa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một nếu chưa tới 70 độ( mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là dương tính.
Dấu Bonnet: Ở tư thế nằm ngữa, nâng chân và khép đùi bệnh nhân từng bên một nếu gây đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính.
Dấu Chavany: Vừa nâng vừa dạng chân ra gây đau là dương tính.
Dấu Néri: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gối thẳng rồi gập người xuống nếu chân bên đau co lại (gập gối lại) là dương tính.
Dấu Naffriger - Jonnes: Ép tĩnh mạch cổ hai bên nếu đau thốn ở thắt lưng lan xuống mặt sau chân là dương tính. Thường gặp trong thoát vị còn vào ra được.
Dấu cột sống - hông khi bệnh nhân đứng
Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý, ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng. Thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau, thân hơi gập ra trước nhằm mục đích giảm đè ép rễ thần kinh tọa.
Mông bên đau xệ xuống. Cơ cạnh cột sống co cứng.
Phản xạ gân gót
Giảm hay mất trong tổn thương rễ S1.
Dấu vận động
không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn L5 thì không đi bằng gót được. Khi đi cẳng chân bên đau hơi co lại.
Rối loạn dinh dưỡng cơ
Teo cơ mác trong tổn thương L5 , còn S1 thì teo cơ bắp chân.
Rối loạn thần kinh thực vật
Có thể gặp những bất thường về phản xạ vận mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ dựng lông ở chân đau.
Các triệu chứng của hội chứng tiền đình - và các nghiệm pháp trong
CÂU 5: Nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của viêm mô tế bào?
1. Nguyên nhân:
- Những tổn thương làm rách da.
- Những nhiễm trùng liên quan đến phẩu thuật.
- Những bệnh về da mạn tính như chàm, vẩy nến.
- Vật lạ nằm bên trong da.
- Nhiễm trùng xương nằm ngay bên dưới da
- Tác nhân thông thường là Streptococcus Pyognes, và S. Aureus
2. Triệu chứng:
Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở hầu hết tất cả các bộ phận của cơ thể. Thường gặp nhất là ở những vùng bị tổn thương hoặc bị viêm bởi nguyên nhân khác, chẳng hạn như vết thương bị viêm, vết cắt bị nhiễm khuẩn, và những vùng da có tình trạng xấu hoặc lưu thông máu kém. Những triệu chứng thường gặp nhất của viêm mô tế bào bao gồm:
• Đỏ da.
• Những vệt đỏ kéo dài trên da hoặc những mảng đỏ da lan rộng.
• Sưng
• Nóng
• Đau hoặc tăng nhạy cảm.
• Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da; có thể xuất hiện vết rộp lớn.
• Xuất hiện cách hạch bạch huyết sưng hoặc đau ở gần nơi bị viêm.
Sốt có thể xảy ra nếu bệnh lan khắp cơ thể theo đường máu.
CÂU 6: Các phương pháp các dấu hiệu màng não?
1. Dấu hiệu cứng gáy:
Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc đặt tay vào vùng chẩm của người bệnh và gấp đầu BN về phía trước, bình thường cằm của BN đưa sát vào ngực, dấu hiệu dương tính khi cằm BN không đưa vào ngực được, do các cơ ở gáy bị cứng nên gấp cổ hạn chế và gây đau.
* Chú ý: Trẻ nhỏ bình thường trương lực cơ cũng tăng nên khi khám cứng gáy thì dấu hiệu cứng gáy ít có giá trị mà người ta nhấc bổng đứa bé lên bình thường trẻ co 2 chân và đạp chân tay nhưng trẻ viêm màng não thì cứ co chân mãi.
2. Dấu hiệu Kernig: Người bệnh nằm ngửa, đặt cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình, thầy thuốc từ từ nâng cẳng chân BN lên thẳng trục với đùi.
Trường hợp tổn thương màng não, các cơ sau đùi và cẳng chân co cứng, không nâng cẳng chân lên được hoặc nâng lên được rất ít, hay BN nhăn mặt kêu đau đó là dấu hiệu Kernig dương tính được tính bằng góc tạo bởi cẳng chân và đùi.
3 Dấu hiệu Brudzinski trên hay Brudzinski chẩm:
BN nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc đặt tay trái vào ngực BN, tay phải nâng đầu BN, dấu hiệu dương tính khi BN đau gáy và 2 chân co lại
4 Dấu hiệu Brudzinski đối bên: BN nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc gấp cẳng chân 1 bên cúa BN vào đùi, gấp đùi vào bụng.
Bình thường chân duỗi thẳng vẫn giữ nguyên tư thế, dấu hiệu dương tính khi chân đó cũng co lại.
5 Dấu hiệu Brudzinski mu: BN nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, thầy thuốc ấn mạnh lên xương mu BN, dấu hiệu dương tính khi BN gấp và co chi dưới vào bụng
6 Tăng cảm giác đau:
Gãi hoặc châm kim nhẹ vào da, người bệnh kêu đau và phản ứng lại rất mạnh, ấn vào các điểm xuất chiếu của dây TK V, dây thần kinh chẩm BN đau tăng lên.
Sợ ánh sáng nên người bệnh thích quay đầu vào bóng tối, tiếng động mạnh làm BN khó chịu.
Phản xạ gân xương tăng đều ở tứ chi
Rối loạn thần kinh giao cảm, mặt khi đỏ khi tái, đôi khi vả mồ hôi lạnh
7. Dấu hiệu vạch màng não ( dấu hiệu Trousseau): BN nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, bộc lộ vùng ngực, bụng: dấu hiệu dương tính khi vạch đỏ thẩm hơn, thời gian tồn tại lâu hơn so với người bình thường. Cần chú ý phân biệt với những người có tạng dị ứng “ dấu hiệu vẽ da nổi” gần tương tự như dấu hiệu vạch màng não.
Ở giai đoạn cuối các triệu chứng kích thích sẽ giảm đi, BN đi vào trạng thái vật vả, co giật, rối loạn TK thực vật và hôn mê.
CÂU 7: Triệu chứng gãy xương?
1.Triệu chứng cơ năng:
Đau: sau tai nạn bệnh nhân đau rất nhiều nhưng khi bất động tốt chi gãy, bệnh nhân giảm đau nhanh.
Giảm cơ năng của chi gãy: nếu gãy cành tươi hoặc gãy ít lệch.
Mất cơ năng hoàn toàn: nếu chi bị gãy rời.
2. Triệu chứng toàn thân:
Gãy xương nhỏ không ảnh hưởng tới toàn thân. Nếu gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương có thể gây nên sốc .
3.Triệu chứng thực thể: thăm khám có trình tự: nhìn, sờ , đo.
Nhìn:
Có các nốt phồng ở trên mặt da hay không? Vết thương ở da hay không? Lóc da hay không?
Dấu hiệu bầm tím muộn ( sau tai nạn 24 đến 48 giờ): rất có ý nghĩa gợi ý chẩn đoán. Ví dụ: gãy trên lồi cầu xương cánh tay có bầm tím ở khuỷu, gãy xương gót có bầm tím ở gan chân…
Sờ:
Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy ghồ lên ở dưới da.
Dấu hiệu cử động bất thường.
Tiếng lạo xạo xương.
Hai dấu hiệu này là 2 dấu hiệu chắc chắn gãy xương, không được cố ý đi tìm dễ làm bệnh nhân sốc và tổn thương thêm.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác: tìm điểm đau chói, sưng nề chi, tràn dịch khớp.
Đo:
Dùng thước vải, thước đo độ để đo trục chi, chu vi chi, chiều dài chi và biên độ vận động của khớp.
Tìm các dấu hiệu biến dạng chi điển hình: lệch trục chi, gấp góc, ngắn chi… Đây là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cần phải tìm.
Đo tầm hoạt động của khớp qua “tư thế xuất phát không”
Khám các mạch máu, thần kinh chi phối của chi:
Bắt mạch quay, mạch trụ ở cổ tay.
Bắt mạch chày trước, chày sau ở mu chân và ống gót.
Khám vận động và cảm giác đầu chi.
CÂU 8: Chẩn đoán lâm sàng đau cột sống thắt lưng?
1. Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học
+ Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức: đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột. Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa. Người bệnh đau lan từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón I nếu bị chèn ép ở L5. Nếu tổn thương ở S1, đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille, mắt cá ngoài qua bờ ngoài gan chân tới ngón V. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông: cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm… dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính. Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn. Phản xạ gân xương chi dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.
2. Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân
Trong trường hợp đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp do nguyên nhân nhiễm khuẩn; gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường là các triệu chứng gợi ý nguyên nhân là ung thư; trường hợp đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu sốc (shock), da xanh thiếu máu nên nghi ngờ phình tách động mạch chủ bụng…Khi có dấu hiệu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, thày thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân.
Một số các trường hợp có nguyên nhân do tâm lý: dấu hiệu đau thắt lưng xuất hiện sau các stress do áp lực của tâm lý hoặc lao động thể lực quá sức, sau đó chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng. Tuy nhiên, thày thuốc cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán đau do nguyên nhân tâm lý.
CÂU 9: Nguyên nhân và chẩn đoán viêm lông đường hô hấp trên?
1. Nguyên nhân:
1.1. Do vi-rút
Do Virus Rhino, Corona, Á cúm Parainfluenza, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV.
Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ.
Thông thường sẽ có một vài tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.
2.2. Do vi khuẩn, nấm, bụi, khí độc
Một số loại vi khuẩn cũng thường gặp trong bệnh viêm đường hô hấp trên là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm...
Trong trường hợp căn nguyên do vi khuẩn thì ít khi vi khuẩn gây bệnh một mình mà chúng thường được khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó. Tỷ lệ cao thuộc về liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Đây là vi khuẩn hàng đầu gây biến chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em từ một viêm họng thông thường.
2. Chẩn đoán: Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng để phân biệt nguyên nhân, đặc biệt là các triệu chứng sau đây:
- Đau họng.
- Ho.
- Đau tai.
- Sổ mũi.
- Nghẹt mũi.
- Chóng mặt.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Khó nuốt (khi ăn hoặc uống).
Đặc biệt chú ý tìm các dấu hiệu:
- Áp-xe quanh amiđan.
- Viêm amiđan.
- Viêm tai giữa.
CÂU 10:Các triệu chứng của hội chứng tiền đình - và các nghiệm pháp trong thăm khám hội chứng tiền đình?
Các triệu chứng mà bệnh nhân mô tả đều rất chung chung, mơ hồ về mức độ nặng nhẹ và thời gian mắc bệnh. Một số than phiền thường gặp là:
- Cảm giác cơ thể mình hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động
- Mất thăng bằng, đi đứng không vững
- Phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước tới được
- Đầu nhẹ lâng lâng
- Muốn xỉu, ngã
- Yếu, mệt
- Kém tập trung
- Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu
- Buồn nôn, ói mửa
Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.
Các nghiệm pháp?