HƯỚNG DẪN SƠ SỨU CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP [b]
Các tai nạn thường gặp nếu biết cách sơ cấp cứu ban đầu có thể hạn chế các tổn thương, thậm chí có thể cứu sống người bị nạn.
1. Bỏng
- Bỏng do nhiều nguyên nhân: bàn là nóng, bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn, nước sôi, hơi nước nóng, điện, hóa chất sinh hoạt, bức xạ...
- Khi bị bỏng, cần quan sát thật kỹ và tùy theo nguyên nhân mà xử trí. Nên lưu ý trong những trường hợp phức tạp, phải bình tĩnh xem xét một cách tổng quát để giúp đỡ nạn nhân tốt nhất và tránh việc mình trở thành nạn nhân. Đảm bảo hiện trường an toàn cho người cấp cứu và nạn nhân, đặc biệt khi nguyên nhân bỏng là do hóa chất, phóng xạ, cháy nổ...
- Sau đó tiến hành sơ cứu theo thứ tự ưu tiên. Nếu nạn nhân có vấn đề về đường thở, chấn thương cột sống, chảy máu cần phải tiến hành xử trí trước. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần nhanh chóng uống bù nước.
- Xử trí vết thương nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh đau cho nạn nhân. Cách xử trí bỏng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Ví dụ bỏng do nhiệt là loại hay gặp nhất, chiếm từ 60 đến 75% các loại bỏng, nguyên nhân do lửa, nước sôi, tiếp xúc vật nóng.
Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...
Bước 2: Sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu nhưng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát.. Nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 đến 20 phút. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Lưu ý: Da có xu hướng giữ nhiệt làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn. Do đó nguyên tắc quan trọng trong xử trí bỏng là làm mát ngay vùng da bị bỏng.
Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng, không làm tổn thương các nốt phỏng vì có nguy cơ gây nhiễm trùng về sau, không bôi kem hoặc chất nhờn lên chỗ bỏng. Nếu bỏng mắt, không được dụi mắt. Không cần cố gắng lấy dị vật ra khỏi chỗ bỏng.
2. Vết thương chảy máu
Nguyên nhân thường do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt. Khi bị chấn thương thường thấy những dấu hiệu sau: rách hoặc dập nát da, phần mềm; máu chảy từ vết thương ra ngoài da... Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi, lạnh run, da xanh tái. Vết thương gây chảy máu, nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến sốc, bất tỉnh, tử vong.
Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, ta tiến hành sơ cứu như sau:
- Đeo găng tay cao su, bọc nilon hay vật dụng thay thế (để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ bệnh nhân nếu có).
- Dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu.
- Băng ép trực tiếp tại vết thương.
- Kê cao chân, ủ ấm để phòng choáng.
- Đỡ nạn nhân nằm (để đầu thấp) để làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương.
- Kiểm tra đầu chi sau khi băng.
- Nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng lên bằng băng khác.
Đối với vết thương chảy máu có dị vật thì xử lý theo hướng dẫn sau:
- Không rút dị vật.
- Mang găng tay.
- Ép chặt mép vết thương.
- Chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật).
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Với loại vết thương dập nát, đứt chi thì tiến hành sơ cứu như sau:
- Garo cầm máu (quấn thật chặt) cách trên vết thương 3-5 cm.
- Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.
- Cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao.
- Ủ ấm cho nạn nhân.
- Ghi nhận rõ giờ làm garo. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài giây.
- Đưa người bị nạn đến bệnh viện (để nạn nhân ở tư thế nằm, không nên vận chuyển bằng xe máy).
Trong quá trình sơ cứu không nên: làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa, chảy nhiều máu; không nên vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chỉ nên vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi hiện trường không an toàn; không được tự ý rút dị vật trong vết thương ra ngoài.
3. Bong gân, trật khớp
Do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, giao thông, thể thao..., bộ phận bị thương có những dấu hiệu như: đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.
Các bước sơ cứu bong gân như sau:
- Hạn chế cử động chỗ bong gân.
- Băng, ép nhẹ vùng bong gân.
- Chườm đá vùng tổn thương
- Sau khi băng hỏi nạn nhân có tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng phù hợp. Cần quan sát xem các đầu chi có tái nhợt không. Nếu có thì băng lỏng hơn.
- Tập vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.
Đối với tai nạn trật khớp:
- Không cử động khớp bị trật.
- Chườm lạnh vùng tổn thương.
- Cố định khớp tư thế mà khớp đang ở vị trí sai lệch.
- Trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm trụ.
- Vật cố định nâng đỡ cho tay.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện
Cần lưu ý: Không nên xoa bóp dầu nóng và không nên cố gắng nắn khớp.
4. KỸ NĂNG CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GÃY XƯƠNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Mục đích: giữ ỗ gãy được tương đối yên tĩnh, bớt sự đau đớn để chuyển nạn nhân về tuyến sau an toàn, phòng chóng và ngăn ngừa biến chứng.
- Sốc do đau đớn hoặc mất máu, sốc nặng có thể đưa đến tử vong, nhất là sốc do gãy xương đùi.
-Có loại gãy xương:
Gãy xương kín: gãy xương nằm bên trong, đầu xương gãy không nhìn thấy được.
Gãy xương hở: đầu xương gãy đâm thủng thịt da và xuyên ra ngoài, có thể nhìn thấy đầu xương gãy qua vết thương ngoài da.
II. CÁC LOẠI NẸP THƯỜNG DÙNG:
1. Nẹp cây hoặc nẹp tre: chuẩn bị cố định theo qui cách sau:
1.1.Bộ ép cho cẳng tay: 2 nẹp, bản rộng 5 cm, dày 0,5 – 0,7 cm.
1.2.Bộ nẹp cánh tay: 2 nẹp.
- Nẹp trong: dài 20 cm, rộng dày 0,5 – 0,7 cm.
- Nẹp ngoài: dài 35 cm, rộng và dày như nẹp trong.
1.3.Nẹp cẳng chân: 2 nẹp
- Nẹp trong: từ bẹn đến quá bờ trong bàn chân, rộng 5 – 6 cm, dày 0,5 – 1 cm.
- Nẹp ngoài: từ mào chậu đến bờ ngoài bàn chân, rộng và dày như nẹp trong.
1.4.Nẹp đùi: 2 nẹp
- Nẹp trong: dài như nẹp trong cẳng chân, rộng 7 – 8 cm, dày 0,8 – 1 cm.
- Nẹp ngoài: từ hố nách đến bờ ngoài bàn chân, rộng và dày như nẹp trong.
Tất cả nẹp phải trơn nhẵn, bịt kín 2 đầu, tốt nhất là bọc trước bằng băng thun hoặc giấy xốp toàn bộ chiều dài nẹp.
2. Nẹp tự tạo: nếu không có sẵn nẹp, có thể vận dụng các vật dụng tại chỗ như vật giường, bẹ chuối, mành trúc, tấm nhựa dày, tập chí, tập vở … làm nẹp tạm thời hoặc dùng phần thân, chi lành của nạn nhân làm vật tựa để cố định.
III. NGUYỄN TẮC CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY:
1.Động tác cấp cứu phải thật nhẹ nhàng, không được di động nơi bị gãy xương hoặc đang cố định xương gãy.
2. Nẹp phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy, buộc chắc chắn vào chi.
3. Phải chêm lót nẹp khi cố định bằng bông, gạc, khăn, vải vụn … khi cố định, không cần cởi quần áo nạn nhân, vì quần áo có tác dụng tăng cường đệm lót cho nẹp.
4. Cần khám nghiệm khắp cơ thể nạn nhân để tìm coi có còn thương tích nào khác không để xử lý và chuyển thương được tốt.
5. KỸ NĂNG CẦM MÁU TẠM THỜI
I. ĐẠI CƯƠNG:
Đứng trước một vết thương chảy máu ra ngoài, cần phải bình tĩnh, có biện pháp xử trí nhanh chóng và thích hợp.
1. Mục đích:
Cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất nhiều máu sẽ gây sốc nặng, có thể gây ra tử vong.
2. Nguyên tắc cầm máu:
- Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
- Xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.
3. Phân biệt tính chất chảy máu: chia thành 3 loại chảy máu:
- Chảy máu mao mạch: Lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm máu sau một thời gian ngắn, chừng vài phút, như trong các trường hợp bị trầy, xướt tay chân.
- Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy màu đỏ sẫm, không thành tia, lai láng.
- Chảy máu động mạch: Máu chảy màu đỏ tươi, phun thành tia (theo nhịp tim) hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước ùn từ đáy giếng lên.
Trong đó, quan trọng nhất là phải xử trí nhanh chóng các trường hợp có tổn thương động mạch, đặc biệt là động mạch lớn.
II. CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI:
1. Trường hợp đứt tĩnh mạch, mao mạch, động mạch nhỏ:
Ta chỉ cần băng ép là đủ.
2. Trường hợp đứt động mạch quá lớn:
- Ấn chận động mạch.
- Băng ép.
- Gấp chi tối đa.
- Băng chèn.
- Đặt garrot.
6. KỸ NĂNG BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
I.MỤC ĐÍCH:
1.Che chở vết thương: giữ sạch vết thương, tránh cho vết thương khỏi bị ô nhiễm thêm (từ không khí, quần áo, từ mặt da xung quanh vết thương) và tránh đụng chạm gây đau đớn cho nạn nhân.
2.Cầm máu: băng ép chặt có tác dụng cầm máu, hạn chế việc mất máu.
II. NGUYÊN TẮC BĂNG BÓ:
- Băng kín và không bỏ sót vết thương.
- Băng đủ chặt: không băng quá lỏng vì dễ sút sổ khi cử động nhưng cũng không quá chặt khiến máu không lưu thông được.
- Băng sớm.
Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau đây:
-Thường thường trong công tác sơ cấp cứu, chỉ cần băng bó vết thương rồi đưa đến bệnh viện, không nên bôi thuốc vào vết thương, trừ thuốc đỏ, không bôi cồn iốt vào vết thương vì làm phỏng da, bắp thịt.
-Với những vết thương nhẹ, cẩn thận sát trùng rồi mới băng lại.
-Trước khi băng, phải đắp gạc vô trùng lên vết thương. Không nên đắp bông gòn trực tiếp lên vết thương vì bông sẽ dính vào vết thương, khó lấy ra hết.
III. CÁC LOẠI BĂNG:
Người cấp cứu phải biết vài loại băng thông thường để khi cần thiết, có thể cấp cứu được với những phương tiện tại chỗ như:
Băng cuộn.
Băng tam giác.
Băng cà vạt.
Băng đuôi (băng 4 dây, 6 dây).
Băng keo.
Ngoài ra, khi không có sẵn các loại băng nói trên, có thể lấy khăn tay sạch hoặc xé màn, tay áo, ống quần… để băng tạm thời.
IV. SỬ DỤNG BĂNG CUỘN:
1.Đại cương: băng cuộn là băng thông dụng nhất. Băng có nhiều loại: băng vải thưa, vải thường, vải thun và có nhiều kích thước khác nhau tùy theo phần cơ thể được băng.
2.Sử dụng băng, gồm có các bước:
2.1.Neo băng: nhằm giữ băng cố định, không bị tuột, tay trái cầm đầu băng, tay phải cầm cuộn băng, cuộn băng ngửa lên trên, đặt xéo đầu băng, băng từ trái qua phải.
-Quấn vòng đầu tiên, gấp đầu băng hình tam giác thò ra trên đường băng rồi quấn thêm một vòng chồng lên vòng thứ nhất thành 2 vòng chết.
-Thường thường, người ta neo băng ở nơi nhỏ nhất gần vết thương. Thí dụ: vết thương ở cẳng tay thì neo băng ở cổ tay.
2.2.Hình thức đường băng: có nhiều cách băng tùy hình dạng phần cơ thể bị thương. Tuy nhiên, có vài hình thức thường được áp dụng:
-Băng xoắn ốc: dùng băng những bộ phận cơ thể có độ lớn đều nhau, ví dụ: cẳng tay, đùi… Sau khi neo băng, cho đường băng quấn vòng đi đầu lên, vòng băng sau đè lên 2 phần 3 của vòng băng trước cho đến khi che kín toàn bộ vết thương.
-Băng chéo (băng số 8, chữ X): dùng để băng những vùng cơ thể lõm như khuỷu tay, khoeo chân… Neo băng dưới vết thương rồi kéo xéo lên trên vết thương, vòng qua phần cơ thể trên vết thương rồi đưa chéo đường băng xuống dưới. Sau đó tiếp tục cho đường băng đi lên 1 vòng và đi xuống, đến khi che kín vết thương (đường băng sau đè lên 2 phần 3 đường băng trước).
-Băng rẽ quạt: dùng để băng những vùng cơ thể lồi như cùi chỏ, đầu gối, gót chân… Neo băng ngay tại vết thương, đưa đường băng lên 1 vòng, sau đó đưa xuống 1 vòng (mỗi đường đè lên 1 phần 3 đường băng vòng neo băng). Tiếp tục băng trên 1 vòng rồi dưới 1 vòng (mỗi vòng băng sau sẽ đè lên 2 phần 3 vòng băng trước) đến khi kín vết thương.
-Băng lật: dùng để băng những phần cơ thể không đều nhau như cẳng chân… Neo băng dưới vết thương, đưa đường băng xéo lên, dùng ngón cái tay trái chận rồi lật lại, đưa đường băng xéo lên 1 vòng về vị trí cũ và tiếp tục đến khi che kín vết thương.
2.3.Khóa băng: sau khi băng kín vết thương, khóa băng bằng cách:
-Quấn 2 vòng chết phía trên vết thương (2 vòng trùm lên nhau).
-Dùng kim băng, kim tây, băng keo hoặc xé đôi đầu cuối cuộn băng thành 2 dải để buộc.
7. CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐUỐI NƯỚC
1. Cứu, vớt nạn nhân khi còn dưới nước:
a. Khi nạn nhân còn nổi trên mặt nước:
- Quăng phao hay bất kỳ một vật nổi, đưa một chiếc gậy sào cho nạn nhân bám vào rồi kéo lên bờ, tàu, cano,…
-Trực tiếp bơi ra cứu nạn nhân, người cứu tìm con đường ngắn nhất tiếp cận nạn nhân, chú ý dòng nước chảy, khi tới gần nên tìm cách đi từ phía sau lưng nạn nhân, đề phòng bị nạn nhân túm, rồi chủ động túm lấy cánh tay nạn nhân ở phía dưới và nâng đầu họ lên khỏi mặt nước.
- Nếu không thực hiện được động tác trên thì khi còn cách 2-3 m thì người cứu lặn xuống và lao tới, dung tay phải giữ lấy chân trái nạn nhân (ở phía sau, dưới khoang chân), còn tay trái đẩy đầu gối chân phải nhân quay lưng về phí mình.
b. Khi nạn nhân đã chìm xuống nước:
- Nếu nạn nhân nằm sấp, người cứu bơi từ dưới chân lại, xốc nách nạn nhân rồi dùng hai chân đạp đất, ngoi lên.
- Nếu nạn nhân nằm ngửa, người cứu đến từ phía đầu, nâng đầu nạn nhân lên, sau đó xốc nạn nhân và đạp đất ngoi lên.
c. Động tác tháo gỡ khi bị túm:
- Khi nạn nhân ôm người cứu, hoặc bám vào một chân người cứu: dùng động tác dứt khoát lấy tay mình đẩy mạnh cằm và mặt cho nạn nhân buông ra.
- Khi nạn nhân giữ chặt hai tay người cứu: Người cứu thu hai tay mình lại, rồi dùng lực mạnh, đột ngột vung tay ra khỏi nạn nhân.
- Khi nạn nhân bám vào người cứu ở phía trước: Lấy chân tỳ vào người nạn nhân rồi đẩy mạnh nạn nhân ra.
- Khi nạn nhân bám vào người cứu ở phía sau: Một tay nắm lấy bàn tay, một tay cầm lấy khuỷu tay nạn nhân, rồi lặn ngụp xuống, tháo khỏi tay nạn nhân.
- Nếu không tháo được ra khỏi nạn nhân thì tìm cách quay nạn nhân về phía sau mình rồi bơi, kéo họ về mạn tàu, cano.
d. Động tác bơi, kéo nạn nhân trên mặt nước:
Khi nạn nhân đã mất sức, người cứu không sợ bị bám thì áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
- Xoay lưng nạn nhân về phía người cứu, hai tay xốc nách, giữ chặt vi nạn nhân và bơi bằng hai chân, đưa họ về tàu.
- Để lưng nạn nhân về phía người cứu, hai tay giữ chặt hai bên hàm dưới nạn nhân (ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới hàm, ngón cái xiết chặt vào mang tai nạn nhân), giữ cho mũi và miệng nạn nhân nổi trên mặt nước, bơi ngửa bằng hai chân, thỉnh thoảng dùng chân đẩy nhẹ cho nạn nhân giữ tư thế nằm ngửa.
- Để lưng nạn nhân về phía người cứu, hai tay giữ chặt hai bên hàm dưới nạn nhân (ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới hàm, ngón cái xiết chặt vào mang tai nạn nhân), giữ cho mũi và miệng nạn nhân nổi trên mặt nước, bơi ngửa bằng hai chân, thỉnh thoảng dung chân dẩy nhẹ cho nạn nhân giữ tư thế nằm ngửa.
- Để lưng về phía người cứu, dung một tay túm tóc nạn nhân kéo đầu, giữ cho miệng và mũi nạn nhân nổi trên mặt nước, dung tay còn lại và hai chân bơi nghiêng.
- Nếu nạn nhân còn khả năng bơi được chút ít: Người cứu bảo nạn nhân bơi đến đằng sau mình, đặt hai tay lên vai mình, người cứu bơi và kéo theo nạn nhân.
- Khi nạn nhân còn giãy dụa, người cứu có thể bị túm, thì áp dụng biện pháp để lưng nạn nhân về phía người cứu, luồn tay vào nách nạn nhân từ phía sau lưng và dùng hai chân bơi nghiêng.
2. Câp cứu nạn nhân sau khi đưa được lên tàu:
Ngay sau khi đưa nạn nhân lên tàu, phải tổ chức việc cấp cứu nạn nhân ngay: Hô hấp nhân tạo, giữ ấm cho nạn nhân. Không nên cho nạn nhân uống, ăn. Chỉ khi nào nạn nhân tỉnh táo trở lại thì mới được cho uống một ít nước nóng hoặc rượu.
3. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị bất tỉnh không thở (Ngưng tim, ngưng thở):
1. Lay gọi và kiểm tra sự đáp ứng cửa nạn nhân (Dùng hai tay của cấp cứu viên vỗ vào hai xương bã vai của nạn nhân và gọi tên).
2. Kiểm tra và khai thông đường thở: Nâng cằm nạn nhân ngửa quá mứt để tránh tụt lưỡi ra sau chắn ngang đường thở và kiểm tra dị vật, đườm nhớt (nếu có phải nghiên đầu nạn nhân khai thông và làm sạch miệng nạn nhân).
3. Kiểm tra sự thở của nạn nhân: Áp dụng phương pháp nhìn, sờ, nghe và cảm nhận.
- Nhìn: Mắt của cấp cứu viên nhìn về lồng ngực nạn nhân
- Sờ: Dùng hai ngón tay của cấp cứu viên sờ động mạch cảnh của nạn nhân.
- Nghe và cảm nhận: Áp má và lỗ tay vào miệng và mũi của nạn nhân để cảm nhận hơi thở của nạn nhân.
4. Sau khi kiểm và thực hiện các bước trên, cấp cứu viên xác định:
- Nếu nạn nhân bất tỉnh còn thở thì đặt nạn nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn (Tư thế hồi phục khi phương tiện cấp cứu chưa đến).
- Nếu nạn nhân bất tỉnh không thở (Ngưng tim, ngưng thở): Áp dụng phương pháp CPR (Hồi sinh tim phổi) – Hà hơi thổi ngạc kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực.
- Lưu ý: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
- Cấp cứu viên đặt một gốc bàn tay lên vị trí ½ dưới của xương ức nạn nhân, gốc bàn tay kia chồng lên gốc bàn tay thứ nhất. Ấn thẳng sâu vuông gốc xuống xương ức nạn nhân bằng 1/3 đến ½ bề dày lồng ngực của nạn nhân với tầng số 30 lần ép tim, 02 lần thổi ngạc vào miệng của nạn nhân (bóp mũi nạn nhân khi thổi ngạc), làm liên tục 05 chu kỳ, sau đó dừng lại để kiểm tra sự thở và mạch của nạn nhân.
- Nếu nạn nhân tỉnh lại thì đặt nạn nhân sang tư thế nằm nghiên an toàn (Tư thế hồi phục).
- Nếu nạn nhân chưa tỉnh lại thì tiếp tục thực hiện CPR.
Đối với các trường hợp chảy máu ngoài
Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân. Nếu không có găng tay, cần dùng vải, gạc, quần áo sạch hoặc túi nylon để cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp khi sơ cứu.
Nên làm sạch vết thương nếu quá bẩn. Phải cầm máu tại chỗ càng nhanh càng tốt để hạn chế lượng máu của nạn nhân bị mất.
Cần theo dõi nạn nhân và chuyển ngay đến cơ sở y tế sau khi cầm máu.
Đối với các trường hợp chảy máu trong
Cần xác định nguyên nhân, hoàn cảnh bị thương tích nghi ngờ gây chảy máu trong. Phát hiện các dấu hiệu bất thường toàn thân của nạn nhân. Chống sốc cho nạn nhân và tìm mọi cách chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
Việc băng bó vết thương phần mềm chảy máu ngoài với mục đích bảo vệ và giữ sạch vết thương, tránh ô nhiễm từ bên ngoài, tránh cọ xát, va chạm, hạn chế mọi sự đau đớn cho nạn nhân; đồng thời phải cầm máu ngay vết thương. Nguyên tắc là dùng băng để băng kín và không bỏ sót vết thương, băng phải đủ chặt, không làm ô nhiễm vết thương do những sai sót kỹ thuật và nên băng càng sớm càng tốt.
Cần lưu ý đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái và thuận tiện cho việc băng bó vết thương. Nên thao tác kỹ thuật sơ cứu ở phía trước hoặc phía bên của nạn nhân. Không được bôi thuốc, cồn trực tiếp vào vết thương hở đang chảy máu. Trước khi băng nên phủ một lớp gạc vô trùng hay gạc sạch và các nút buộc cố định băng không đè lên vết thương. Sau khi băng phải kiểm tra sự lưu thông của máu khoảng 10 phút một lần để bảo đảm máu có thể nuôi dưỡng phần cơ thể bị tổn thương ở dưới băng.
Nếu các tổn thương phần mềm không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ làm cho nạn nhân bị đau, sưng nề, hạn chế vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến hậu quả cứng khớp nếu kéo dài. Vết thương chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng và tử vong. Ngoài ra, nạn nhân cũng có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương và toàn thân.
8. Điện giật, sét đánh
Dòng điện 110v có thể gây chết do rung thất. các dòng điện cao thế còn làm liệt trung khu hô hấp. Sét có điện thế rất cao (trên 1 triệu vôn). Bị điện giật nặng có thể vừa làm ngừng tim, vừa ngừng thở. Bị điện giật nhẹ có thể bị ngừng tim một thời gian ngắn, lên cơn co giật, sau đó nạn nhân hồi hộp, mê sảng… Chỗ tiếp xúc với điện bị bỏng.
Xử trí
Ngắt dòng điện. Phải chú ý đề phòng bệnh nhân ngã khi ngắt điện.
- Nếu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở: xem Ngừng tuần hoàn hô hấp
Dùng máy phá rung thất và máy hô hấp hỗ trợ. Nếu hồi sức chậm có kết quả, tiêm thẳng vào tim Ouabain 1/4mg x 1 ống và tiếp tục hồi sức.
Khi nạn nhân tỉnh, chữa bỏng… Chú ý theo dõi viêm ống thận gây toan máu.
- Nếu bệnh nhân chỉ mê man bất tỉnh nhưng vẫn thở và tim vẫn đập: kích thích bằng gọi, giật tóc, vã nước vào mặt… Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp.
Ngừng tuần hoàn, hô hấp
Written by thuydung | 04/09/2008 | 1
Nguyên nhân: – Tai nạn – Biến chứng bất ngờ của một bệnh
Triệu chứng:
Ngừng tuần hoàn: thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu hiện lâm sàng: bất tỉnh, có khi co giật; xanh tái toàn thân, da lạnh; mất mạch bẹn và mạch cảnh; không đo được huyết áp; ngừng thở đột ngột hoặc từ từ. Khi có dấu hiệu đồng tử 2 bên giãn là triệu chứng tổn thương não nặng nề.
Xử trí:
Yêu cầu:
Bảo đảm tuần hoàn não
Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả
Chống nhiễm toan
Phải cấp cứu bệnh nhân ngay tại chỗ không chậm trễ một giây phút nào.
Phải cấp cứu liên tục, không gián đoạn.
Nguyên tắc hồi sinh nội khoa là :
Khẩn trương, bình tĩnh, kiên nhẫn.
Hồi sinh trong hai giờ không có kết quả mới nên thôi.
Xoa bóp tim:
Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, chân gác cao.
Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh nhân, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Dùng sức mạnh của 2 tay và cơ thể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/phút. Lực ấn phải đủ cho xương ức và lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm nhưng không quá nặng tùy theo thể trạng bệnh nhân gầy hoặc béo, lồng ngực to hay nhỏ, chắc hay mềm mà xác định lực ấn. Dấu hiệu xoa bóp có hiệu quả:
- Mỗi lần ấn, sờ thấy mạch bẹn đập.
- Huyết áp động mạch: 70-100mmHg. – Đồng tử không giãn to do não thiếu máu. – Sắc mặt bệnh nhân hồng hơn. Chống chỉ định xoa bóp tim khi bệnh nhân bị vết thương ở lồng ngực, ứ máu, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi, khí thũng phổi. Biến chứng của xoa bóp tim:
- Gẫy xương ức, vỡ gan, vỡ lách, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi… rất ít gặp. – Gẫy xương sườn thường gặp hơn nhưng cần cố tránh.
- Tràn khí màng phổi có thể xảy ra nếu đồng thời vừa ấn tim vừa thổi ngạt rất mạnh. Thổi ngạt
- Quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân.
- Chuẩn bị bệnh nhân: đường khí đạo của bệnh nhân phải thông suốt: lau sạch mồm họng, lấy hết dị vật, răng giả, thức ăn, đờm rãi…; cổ ưỡn tối đa, độn gối dưới cổ bệnh nhân, kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên cho lưỡi không tụt ra sau bịt khí quản.
- Tiến hành thổi ngạt: Bóp mũi bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ. Đặt 1 lớp gạc mỏng ở miệng bệnh nhân được giữ cho há to. Hít vào thật sâu, áp mồm vào mồm bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi, làm sao cho lồng ngực bệnh nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần, khi thổi thì người ấn tim ngừng ấn (4 lần ấn tim, 1 lần thổi ngạt). Thỉnh thoảng lau đờm rãi cho đường hô hấp luôn được lưu thông.
Nếu người cấp cứu chỉ có một mình thì vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt, cứ 15 lần ấn tim thì 2 lần thổi ngạt liền, mạnh và sâu. Nếu bệnh nhân nôn, co giật hoặc cứng hàm thì có thể thổi vào mũi, ở trẻ nhỏ có thể thổi cả vào mũi lẫn mồm.
9. Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,… mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.
Do đó chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng, nhất là trong điều kiện thời thời tiết hiện nay theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có từ 5 – 7 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41 – 42oC.
Cần trang bị thiết bị chống nắng khi làm việc ngoài trời nắng để phòng say nắng, say nóng.
Nguyên nhân
Say nắng: Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Say nóng: Là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể.
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín…), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)… sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.
Biểu hiện khi bị say nắng, say nóng
Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh…
Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
Cách xử trí
Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:
Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
10. Dị vật đường thở
- Yếu tố nguy cơ: Trẻ nhỏ: Sặc sữa, cháo, cơm, đồ chơi nhỏ... Trẻ lớn, người lớn: Hạt đậu phọng, mãng cầu, sa-pô-chê.
- Sơ cứu: Nếu nạn nhân tỉnh, hồng hào và không khó thở: Nên bồng trẻ nhỏ và ngăn không cho chúng khóc để tránh dị vật chạy ngược lên khí quản.
Nếu thấy nạn nhân khó khở, tím tái, khóc yếu hoặc ngưng thở:
+ Đối với trẻ nhỏ, dùng tay đỡ trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống, vỗ mạnh lưng trẻ năm cái .
Sau đó, lật ngửa trẻ lại và ấn ngực năm cái . Có thể lặp lại sáu lần, nếu cần.
+ Đối với trẻ lớn/người lớn: Người sơ cứu đứng sau nạn nhân, vòng hai tay ra trước với một bàn tay co lại như nắm đắm, tay kia đặt lên trên. Thực hiện ấn bụng thượng vị năm cái .
Nếu nạn nhân ngưng thở, hôn mê, đặt nạn nhân nằm ngửa và đặt hai tay dưới chóp xương ức, ấn năm cái . Lặp lại sáu lần, nếu cần.
- Chú ý: Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Chớ nghĩ dị vật đã trôi xuống dưới... là xong. Thực tế có nhiều ca dị vật không được lấy ra khỏi cơ thể, sẽ làm mủ và gây biến chứng.
- Nên tránh: Không nên móc họng (vì dị vật sẽ càng bị đẩy sâu xuống phía dưới), vuốt ngực, vỗ đầu trán, uống nước, nuốt cơm, cạo gió. Những cách làm này sẽ không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
- Lời khuyên: Cho trẻ nhỏ bú sữa đúng cách. Không nên cho ăn, bú, uống thuốc khi trẻ cười vì sẽ dễ làm cho trẻ bị sặc, thức ăn dễ lọt vào đường thở. Cũng không cho trẻ chơi đồ chơi nhỏ, không phù hợp, hay nghịch với các loại hạt.
Các tai nạn thường gặp nếu biết cách sơ cấp cứu ban đầu có thể hạn chế các tổn thương, thậm chí có thể cứu sống người bị nạn.
1. Bỏng
- Bỏng do nhiều nguyên nhân: bàn là nóng, bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn, nước sôi, hơi nước nóng, điện, hóa chất sinh hoạt, bức xạ...
- Khi bị bỏng, cần quan sát thật kỹ và tùy theo nguyên nhân mà xử trí. Nên lưu ý trong những trường hợp phức tạp, phải bình tĩnh xem xét một cách tổng quát để giúp đỡ nạn nhân tốt nhất và tránh việc mình trở thành nạn nhân. Đảm bảo hiện trường an toàn cho người cấp cứu và nạn nhân, đặc biệt khi nguyên nhân bỏng là do hóa chất, phóng xạ, cháy nổ...
- Sau đó tiến hành sơ cứu theo thứ tự ưu tiên. Nếu nạn nhân có vấn đề về đường thở, chấn thương cột sống, chảy máu cần phải tiến hành xử trí trước. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần nhanh chóng uống bù nước.
- Xử trí vết thương nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh đau cho nạn nhân. Cách xử trí bỏng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Ví dụ bỏng do nhiệt là loại hay gặp nhất, chiếm từ 60 đến 75% các loại bỏng, nguyên nhân do lửa, nước sôi, tiếp xúc vật nóng.
Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...
Bước 2: Sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu nhưng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát.. Nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 đến 20 phút. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Lưu ý: Da có xu hướng giữ nhiệt làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn. Do đó nguyên tắc quan trọng trong xử trí bỏng là làm mát ngay vùng da bị bỏng.
Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng, không làm tổn thương các nốt phỏng vì có nguy cơ gây nhiễm trùng về sau, không bôi kem hoặc chất nhờn lên chỗ bỏng. Nếu bỏng mắt, không được dụi mắt. Không cần cố gắng lấy dị vật ra khỏi chỗ bỏng.
2. Vết thương chảy máu
Nguyên nhân thường do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt. Khi bị chấn thương thường thấy những dấu hiệu sau: rách hoặc dập nát da, phần mềm; máu chảy từ vết thương ra ngoài da... Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi, lạnh run, da xanh tái. Vết thương gây chảy máu, nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến sốc, bất tỉnh, tử vong.
Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, ta tiến hành sơ cứu như sau:
- Đeo găng tay cao su, bọc nilon hay vật dụng thay thế (để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ bệnh nhân nếu có).
- Dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu.
- Băng ép trực tiếp tại vết thương.
- Kê cao chân, ủ ấm để phòng choáng.
- Đỡ nạn nhân nằm (để đầu thấp) để làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương.
- Kiểm tra đầu chi sau khi băng.
- Nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng lên bằng băng khác.
Đối với vết thương chảy máu có dị vật thì xử lý theo hướng dẫn sau:
- Không rút dị vật.
- Mang găng tay.
- Ép chặt mép vết thương.
- Chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật).
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Với loại vết thương dập nát, đứt chi thì tiến hành sơ cứu như sau:
- Garo cầm máu (quấn thật chặt) cách trên vết thương 3-5 cm.
- Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.
- Cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao.
- Ủ ấm cho nạn nhân.
- Ghi nhận rõ giờ làm garo. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài giây.
- Đưa người bị nạn đến bệnh viện (để nạn nhân ở tư thế nằm, không nên vận chuyển bằng xe máy).
Trong quá trình sơ cứu không nên: làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa, chảy nhiều máu; không nên vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chỉ nên vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi hiện trường không an toàn; không được tự ý rút dị vật trong vết thương ra ngoài.
3. Bong gân, trật khớp
Do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, giao thông, thể thao..., bộ phận bị thương có những dấu hiệu như: đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.
Các bước sơ cứu bong gân như sau:
- Hạn chế cử động chỗ bong gân.
- Băng, ép nhẹ vùng bong gân.
- Chườm đá vùng tổn thương
- Sau khi băng hỏi nạn nhân có tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng phù hợp. Cần quan sát xem các đầu chi có tái nhợt không. Nếu có thì băng lỏng hơn.
- Tập vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.
Đối với tai nạn trật khớp:
- Không cử động khớp bị trật.
- Chườm lạnh vùng tổn thương.
- Cố định khớp tư thế mà khớp đang ở vị trí sai lệch.
- Trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm trụ.
- Vật cố định nâng đỡ cho tay.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện
Cần lưu ý: Không nên xoa bóp dầu nóng và không nên cố gắng nắn khớp.
4. KỸ NĂNG CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GÃY XƯƠNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Mục đích: giữ ỗ gãy được tương đối yên tĩnh, bớt sự đau đớn để chuyển nạn nhân về tuyến sau an toàn, phòng chóng và ngăn ngừa biến chứng.
- Sốc do đau đớn hoặc mất máu, sốc nặng có thể đưa đến tử vong, nhất là sốc do gãy xương đùi.
-Có loại gãy xương:
Gãy xương kín: gãy xương nằm bên trong, đầu xương gãy không nhìn thấy được.
Gãy xương hở: đầu xương gãy đâm thủng thịt da và xuyên ra ngoài, có thể nhìn thấy đầu xương gãy qua vết thương ngoài da.
II. CÁC LOẠI NẸP THƯỜNG DÙNG:
1. Nẹp cây hoặc nẹp tre: chuẩn bị cố định theo qui cách sau:
1.1.Bộ ép cho cẳng tay: 2 nẹp, bản rộng 5 cm, dày 0,5 – 0,7 cm.
1.2.Bộ nẹp cánh tay: 2 nẹp.
- Nẹp trong: dài 20 cm, rộng dày 0,5 – 0,7 cm.
- Nẹp ngoài: dài 35 cm, rộng và dày như nẹp trong.
1.3.Nẹp cẳng chân: 2 nẹp
- Nẹp trong: từ bẹn đến quá bờ trong bàn chân, rộng 5 – 6 cm, dày 0,5 – 1 cm.
- Nẹp ngoài: từ mào chậu đến bờ ngoài bàn chân, rộng và dày như nẹp trong.
1.4.Nẹp đùi: 2 nẹp
- Nẹp trong: dài như nẹp trong cẳng chân, rộng 7 – 8 cm, dày 0,8 – 1 cm.
- Nẹp ngoài: từ hố nách đến bờ ngoài bàn chân, rộng và dày như nẹp trong.
Tất cả nẹp phải trơn nhẵn, bịt kín 2 đầu, tốt nhất là bọc trước bằng băng thun hoặc giấy xốp toàn bộ chiều dài nẹp.
2. Nẹp tự tạo: nếu không có sẵn nẹp, có thể vận dụng các vật dụng tại chỗ như vật giường, bẹ chuối, mành trúc, tấm nhựa dày, tập chí, tập vở … làm nẹp tạm thời hoặc dùng phần thân, chi lành của nạn nhân làm vật tựa để cố định.
III. NGUYỄN TẮC CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY:
1.Động tác cấp cứu phải thật nhẹ nhàng, không được di động nơi bị gãy xương hoặc đang cố định xương gãy.
2. Nẹp phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy, buộc chắc chắn vào chi.
3. Phải chêm lót nẹp khi cố định bằng bông, gạc, khăn, vải vụn … khi cố định, không cần cởi quần áo nạn nhân, vì quần áo có tác dụng tăng cường đệm lót cho nẹp.
4. Cần khám nghiệm khắp cơ thể nạn nhân để tìm coi có còn thương tích nào khác không để xử lý và chuyển thương được tốt.
5. KỸ NĂNG CẦM MÁU TẠM THỜI
I. ĐẠI CƯƠNG:
Đứng trước một vết thương chảy máu ra ngoài, cần phải bình tĩnh, có biện pháp xử trí nhanh chóng và thích hợp.
1. Mục đích:
Cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất nhiều máu sẽ gây sốc nặng, có thể gây ra tử vong.
2. Nguyên tắc cầm máu:
- Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
- Xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.
3. Phân biệt tính chất chảy máu: chia thành 3 loại chảy máu:
- Chảy máu mao mạch: Lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm máu sau một thời gian ngắn, chừng vài phút, như trong các trường hợp bị trầy, xướt tay chân.
- Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy màu đỏ sẫm, không thành tia, lai láng.
- Chảy máu động mạch: Máu chảy màu đỏ tươi, phun thành tia (theo nhịp tim) hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước ùn từ đáy giếng lên.
Trong đó, quan trọng nhất là phải xử trí nhanh chóng các trường hợp có tổn thương động mạch, đặc biệt là động mạch lớn.
II. CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI:
1. Trường hợp đứt tĩnh mạch, mao mạch, động mạch nhỏ:
Ta chỉ cần băng ép là đủ.
2. Trường hợp đứt động mạch quá lớn:
- Ấn chận động mạch.
- Băng ép.
- Gấp chi tối đa.
- Băng chèn.
- Đặt garrot.
6. KỸ NĂNG BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
I.MỤC ĐÍCH:
1.Che chở vết thương: giữ sạch vết thương, tránh cho vết thương khỏi bị ô nhiễm thêm (từ không khí, quần áo, từ mặt da xung quanh vết thương) và tránh đụng chạm gây đau đớn cho nạn nhân.
2.Cầm máu: băng ép chặt có tác dụng cầm máu, hạn chế việc mất máu.
II. NGUYÊN TẮC BĂNG BÓ:
- Băng kín và không bỏ sót vết thương.
- Băng đủ chặt: không băng quá lỏng vì dễ sút sổ khi cử động nhưng cũng không quá chặt khiến máu không lưu thông được.
- Băng sớm.
Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau đây:
-Thường thường trong công tác sơ cấp cứu, chỉ cần băng bó vết thương rồi đưa đến bệnh viện, không nên bôi thuốc vào vết thương, trừ thuốc đỏ, không bôi cồn iốt vào vết thương vì làm phỏng da, bắp thịt.
-Với những vết thương nhẹ, cẩn thận sát trùng rồi mới băng lại.
-Trước khi băng, phải đắp gạc vô trùng lên vết thương. Không nên đắp bông gòn trực tiếp lên vết thương vì bông sẽ dính vào vết thương, khó lấy ra hết.
III. CÁC LOẠI BĂNG:
Người cấp cứu phải biết vài loại băng thông thường để khi cần thiết, có thể cấp cứu được với những phương tiện tại chỗ như:
Băng cuộn.
Băng tam giác.
Băng cà vạt.
Băng đuôi (băng 4 dây, 6 dây).
Băng keo.
Ngoài ra, khi không có sẵn các loại băng nói trên, có thể lấy khăn tay sạch hoặc xé màn, tay áo, ống quần… để băng tạm thời.
IV. SỬ DỤNG BĂNG CUỘN:
1.Đại cương: băng cuộn là băng thông dụng nhất. Băng có nhiều loại: băng vải thưa, vải thường, vải thun và có nhiều kích thước khác nhau tùy theo phần cơ thể được băng.
2.Sử dụng băng, gồm có các bước:
2.1.Neo băng: nhằm giữ băng cố định, không bị tuột, tay trái cầm đầu băng, tay phải cầm cuộn băng, cuộn băng ngửa lên trên, đặt xéo đầu băng, băng từ trái qua phải.
-Quấn vòng đầu tiên, gấp đầu băng hình tam giác thò ra trên đường băng rồi quấn thêm một vòng chồng lên vòng thứ nhất thành 2 vòng chết.
-Thường thường, người ta neo băng ở nơi nhỏ nhất gần vết thương. Thí dụ: vết thương ở cẳng tay thì neo băng ở cổ tay.
2.2.Hình thức đường băng: có nhiều cách băng tùy hình dạng phần cơ thể bị thương. Tuy nhiên, có vài hình thức thường được áp dụng:
-Băng xoắn ốc: dùng băng những bộ phận cơ thể có độ lớn đều nhau, ví dụ: cẳng tay, đùi… Sau khi neo băng, cho đường băng quấn vòng đi đầu lên, vòng băng sau đè lên 2 phần 3 của vòng băng trước cho đến khi che kín toàn bộ vết thương.
-Băng chéo (băng số 8, chữ X): dùng để băng những vùng cơ thể lõm như khuỷu tay, khoeo chân… Neo băng dưới vết thương rồi kéo xéo lên trên vết thương, vòng qua phần cơ thể trên vết thương rồi đưa chéo đường băng xuống dưới. Sau đó tiếp tục cho đường băng đi lên 1 vòng và đi xuống, đến khi che kín vết thương (đường băng sau đè lên 2 phần 3 đường băng trước).
-Băng rẽ quạt: dùng để băng những vùng cơ thể lồi như cùi chỏ, đầu gối, gót chân… Neo băng ngay tại vết thương, đưa đường băng lên 1 vòng, sau đó đưa xuống 1 vòng (mỗi đường đè lên 1 phần 3 đường băng vòng neo băng). Tiếp tục băng trên 1 vòng rồi dưới 1 vòng (mỗi vòng băng sau sẽ đè lên 2 phần 3 vòng băng trước) đến khi kín vết thương.
-Băng lật: dùng để băng những phần cơ thể không đều nhau như cẳng chân… Neo băng dưới vết thương, đưa đường băng xéo lên, dùng ngón cái tay trái chận rồi lật lại, đưa đường băng xéo lên 1 vòng về vị trí cũ và tiếp tục đến khi che kín vết thương.
2.3.Khóa băng: sau khi băng kín vết thương, khóa băng bằng cách:
-Quấn 2 vòng chết phía trên vết thương (2 vòng trùm lên nhau).
-Dùng kim băng, kim tây, băng keo hoặc xé đôi đầu cuối cuộn băng thành 2 dải để buộc.
7. CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐUỐI NƯỚC
1. Cứu, vớt nạn nhân khi còn dưới nước:
a. Khi nạn nhân còn nổi trên mặt nước:
- Quăng phao hay bất kỳ một vật nổi, đưa một chiếc gậy sào cho nạn nhân bám vào rồi kéo lên bờ, tàu, cano,…
-Trực tiếp bơi ra cứu nạn nhân, người cứu tìm con đường ngắn nhất tiếp cận nạn nhân, chú ý dòng nước chảy, khi tới gần nên tìm cách đi từ phía sau lưng nạn nhân, đề phòng bị nạn nhân túm, rồi chủ động túm lấy cánh tay nạn nhân ở phía dưới và nâng đầu họ lên khỏi mặt nước.
- Nếu không thực hiện được động tác trên thì khi còn cách 2-3 m thì người cứu lặn xuống và lao tới, dung tay phải giữ lấy chân trái nạn nhân (ở phía sau, dưới khoang chân), còn tay trái đẩy đầu gối chân phải nhân quay lưng về phí mình.
b. Khi nạn nhân đã chìm xuống nước:
- Nếu nạn nhân nằm sấp, người cứu bơi từ dưới chân lại, xốc nách nạn nhân rồi dùng hai chân đạp đất, ngoi lên.
- Nếu nạn nhân nằm ngửa, người cứu đến từ phía đầu, nâng đầu nạn nhân lên, sau đó xốc nạn nhân và đạp đất ngoi lên.
c. Động tác tháo gỡ khi bị túm:
- Khi nạn nhân ôm người cứu, hoặc bám vào một chân người cứu: dùng động tác dứt khoát lấy tay mình đẩy mạnh cằm và mặt cho nạn nhân buông ra.
- Khi nạn nhân giữ chặt hai tay người cứu: Người cứu thu hai tay mình lại, rồi dùng lực mạnh, đột ngột vung tay ra khỏi nạn nhân.
- Khi nạn nhân bám vào người cứu ở phía trước: Lấy chân tỳ vào người nạn nhân rồi đẩy mạnh nạn nhân ra.
- Khi nạn nhân bám vào người cứu ở phía sau: Một tay nắm lấy bàn tay, một tay cầm lấy khuỷu tay nạn nhân, rồi lặn ngụp xuống, tháo khỏi tay nạn nhân.
- Nếu không tháo được ra khỏi nạn nhân thì tìm cách quay nạn nhân về phía sau mình rồi bơi, kéo họ về mạn tàu, cano.
d. Động tác bơi, kéo nạn nhân trên mặt nước:
Khi nạn nhân đã mất sức, người cứu không sợ bị bám thì áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
- Xoay lưng nạn nhân về phía người cứu, hai tay xốc nách, giữ chặt vi nạn nhân và bơi bằng hai chân, đưa họ về tàu.
- Để lưng nạn nhân về phía người cứu, hai tay giữ chặt hai bên hàm dưới nạn nhân (ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới hàm, ngón cái xiết chặt vào mang tai nạn nhân), giữ cho mũi và miệng nạn nhân nổi trên mặt nước, bơi ngửa bằng hai chân, thỉnh thoảng dùng chân đẩy nhẹ cho nạn nhân giữ tư thế nằm ngửa.
- Để lưng nạn nhân về phía người cứu, hai tay giữ chặt hai bên hàm dưới nạn nhân (ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới hàm, ngón cái xiết chặt vào mang tai nạn nhân), giữ cho mũi và miệng nạn nhân nổi trên mặt nước, bơi ngửa bằng hai chân, thỉnh thoảng dung chân dẩy nhẹ cho nạn nhân giữ tư thế nằm ngửa.
- Để lưng về phía người cứu, dung một tay túm tóc nạn nhân kéo đầu, giữ cho miệng và mũi nạn nhân nổi trên mặt nước, dung tay còn lại và hai chân bơi nghiêng.
- Nếu nạn nhân còn khả năng bơi được chút ít: Người cứu bảo nạn nhân bơi đến đằng sau mình, đặt hai tay lên vai mình, người cứu bơi và kéo theo nạn nhân.
- Khi nạn nhân còn giãy dụa, người cứu có thể bị túm, thì áp dụng biện pháp để lưng nạn nhân về phía người cứu, luồn tay vào nách nạn nhân từ phía sau lưng và dùng hai chân bơi nghiêng.
2. Câp cứu nạn nhân sau khi đưa được lên tàu:
Ngay sau khi đưa nạn nhân lên tàu, phải tổ chức việc cấp cứu nạn nhân ngay: Hô hấp nhân tạo, giữ ấm cho nạn nhân. Không nên cho nạn nhân uống, ăn. Chỉ khi nào nạn nhân tỉnh táo trở lại thì mới được cho uống một ít nước nóng hoặc rượu.
3. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị bất tỉnh không thở (Ngưng tim, ngưng thở):
1. Lay gọi và kiểm tra sự đáp ứng cửa nạn nhân (Dùng hai tay của cấp cứu viên vỗ vào hai xương bã vai của nạn nhân và gọi tên).
2. Kiểm tra và khai thông đường thở: Nâng cằm nạn nhân ngửa quá mứt để tránh tụt lưỡi ra sau chắn ngang đường thở và kiểm tra dị vật, đườm nhớt (nếu có phải nghiên đầu nạn nhân khai thông và làm sạch miệng nạn nhân).
3. Kiểm tra sự thở của nạn nhân: Áp dụng phương pháp nhìn, sờ, nghe và cảm nhận.
- Nhìn: Mắt của cấp cứu viên nhìn về lồng ngực nạn nhân
- Sờ: Dùng hai ngón tay của cấp cứu viên sờ động mạch cảnh của nạn nhân.
- Nghe và cảm nhận: Áp má và lỗ tay vào miệng và mũi của nạn nhân để cảm nhận hơi thở của nạn nhân.
4. Sau khi kiểm và thực hiện các bước trên, cấp cứu viên xác định:
- Nếu nạn nhân bất tỉnh còn thở thì đặt nạn nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn (Tư thế hồi phục khi phương tiện cấp cứu chưa đến).
- Nếu nạn nhân bất tỉnh không thở (Ngưng tim, ngưng thở): Áp dụng phương pháp CPR (Hồi sinh tim phổi) – Hà hơi thổi ngạc kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực.
- Lưu ý: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
- Cấp cứu viên đặt một gốc bàn tay lên vị trí ½ dưới của xương ức nạn nhân, gốc bàn tay kia chồng lên gốc bàn tay thứ nhất. Ấn thẳng sâu vuông gốc xuống xương ức nạn nhân bằng 1/3 đến ½ bề dày lồng ngực của nạn nhân với tầng số 30 lần ép tim, 02 lần thổi ngạc vào miệng của nạn nhân (bóp mũi nạn nhân khi thổi ngạc), làm liên tục 05 chu kỳ, sau đó dừng lại để kiểm tra sự thở và mạch của nạn nhân.
- Nếu nạn nhân tỉnh lại thì đặt nạn nhân sang tư thế nằm nghiên an toàn (Tư thế hồi phục).
- Nếu nạn nhân chưa tỉnh lại thì tiếp tục thực hiện CPR.
Đối với các trường hợp chảy máu ngoài
Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân. Nếu không có găng tay, cần dùng vải, gạc, quần áo sạch hoặc túi nylon để cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp khi sơ cứu.
Nên làm sạch vết thương nếu quá bẩn. Phải cầm máu tại chỗ càng nhanh càng tốt để hạn chế lượng máu của nạn nhân bị mất.
Cần theo dõi nạn nhân và chuyển ngay đến cơ sở y tế sau khi cầm máu.
Đối với các trường hợp chảy máu trong
Cần xác định nguyên nhân, hoàn cảnh bị thương tích nghi ngờ gây chảy máu trong. Phát hiện các dấu hiệu bất thường toàn thân của nạn nhân. Chống sốc cho nạn nhân và tìm mọi cách chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
Việc băng bó vết thương phần mềm chảy máu ngoài với mục đích bảo vệ và giữ sạch vết thương, tránh ô nhiễm từ bên ngoài, tránh cọ xát, va chạm, hạn chế mọi sự đau đớn cho nạn nhân; đồng thời phải cầm máu ngay vết thương. Nguyên tắc là dùng băng để băng kín và không bỏ sót vết thương, băng phải đủ chặt, không làm ô nhiễm vết thương do những sai sót kỹ thuật và nên băng càng sớm càng tốt.
Cần lưu ý đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái và thuận tiện cho việc băng bó vết thương. Nên thao tác kỹ thuật sơ cứu ở phía trước hoặc phía bên của nạn nhân. Không được bôi thuốc, cồn trực tiếp vào vết thương hở đang chảy máu. Trước khi băng nên phủ một lớp gạc vô trùng hay gạc sạch và các nút buộc cố định băng không đè lên vết thương. Sau khi băng phải kiểm tra sự lưu thông của máu khoảng 10 phút một lần để bảo đảm máu có thể nuôi dưỡng phần cơ thể bị tổn thương ở dưới băng.
Nếu các tổn thương phần mềm không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ làm cho nạn nhân bị đau, sưng nề, hạn chế vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến hậu quả cứng khớp nếu kéo dài. Vết thương chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng và tử vong. Ngoài ra, nạn nhân cũng có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương và toàn thân.
8. Điện giật, sét đánh
Dòng điện 110v có thể gây chết do rung thất. các dòng điện cao thế còn làm liệt trung khu hô hấp. Sét có điện thế rất cao (trên 1 triệu vôn). Bị điện giật nặng có thể vừa làm ngừng tim, vừa ngừng thở. Bị điện giật nhẹ có thể bị ngừng tim một thời gian ngắn, lên cơn co giật, sau đó nạn nhân hồi hộp, mê sảng… Chỗ tiếp xúc với điện bị bỏng.
Xử trí
Ngắt dòng điện. Phải chú ý đề phòng bệnh nhân ngã khi ngắt điện.
- Nếu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở: xem Ngừng tuần hoàn hô hấp
Dùng máy phá rung thất và máy hô hấp hỗ trợ. Nếu hồi sức chậm có kết quả, tiêm thẳng vào tim Ouabain 1/4mg x 1 ống và tiếp tục hồi sức.
Khi nạn nhân tỉnh, chữa bỏng… Chú ý theo dõi viêm ống thận gây toan máu.
- Nếu bệnh nhân chỉ mê man bất tỉnh nhưng vẫn thở và tim vẫn đập: kích thích bằng gọi, giật tóc, vã nước vào mặt… Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp.
Ngừng tuần hoàn, hô hấp
Written by thuydung | 04/09/2008 | 1
Nguyên nhân: – Tai nạn – Biến chứng bất ngờ của một bệnh
Triệu chứng:
Ngừng tuần hoàn: thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu hiện lâm sàng: bất tỉnh, có khi co giật; xanh tái toàn thân, da lạnh; mất mạch bẹn và mạch cảnh; không đo được huyết áp; ngừng thở đột ngột hoặc từ từ. Khi có dấu hiệu đồng tử 2 bên giãn là triệu chứng tổn thương não nặng nề.
Xử trí:
Yêu cầu:
Bảo đảm tuần hoàn não
Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả
Chống nhiễm toan
Phải cấp cứu bệnh nhân ngay tại chỗ không chậm trễ một giây phút nào.
Phải cấp cứu liên tục, không gián đoạn.
Nguyên tắc hồi sinh nội khoa là :
Khẩn trương, bình tĩnh, kiên nhẫn.
Hồi sinh trong hai giờ không có kết quả mới nên thôi.
Xoa bóp tim:
Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, chân gác cao.
Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh nhân, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Dùng sức mạnh của 2 tay và cơ thể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/phút. Lực ấn phải đủ cho xương ức và lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm nhưng không quá nặng tùy theo thể trạng bệnh nhân gầy hoặc béo, lồng ngực to hay nhỏ, chắc hay mềm mà xác định lực ấn. Dấu hiệu xoa bóp có hiệu quả:
- Mỗi lần ấn, sờ thấy mạch bẹn đập.
- Huyết áp động mạch: 70-100mmHg. – Đồng tử không giãn to do não thiếu máu. – Sắc mặt bệnh nhân hồng hơn. Chống chỉ định xoa bóp tim khi bệnh nhân bị vết thương ở lồng ngực, ứ máu, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi, khí thũng phổi. Biến chứng của xoa bóp tim:
- Gẫy xương ức, vỡ gan, vỡ lách, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi… rất ít gặp. – Gẫy xương sườn thường gặp hơn nhưng cần cố tránh.
- Tràn khí màng phổi có thể xảy ra nếu đồng thời vừa ấn tim vừa thổi ngạt rất mạnh. Thổi ngạt
- Quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân.
- Chuẩn bị bệnh nhân: đường khí đạo của bệnh nhân phải thông suốt: lau sạch mồm họng, lấy hết dị vật, răng giả, thức ăn, đờm rãi…; cổ ưỡn tối đa, độn gối dưới cổ bệnh nhân, kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên cho lưỡi không tụt ra sau bịt khí quản.
- Tiến hành thổi ngạt: Bóp mũi bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ. Đặt 1 lớp gạc mỏng ở miệng bệnh nhân được giữ cho há to. Hít vào thật sâu, áp mồm vào mồm bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi, làm sao cho lồng ngực bệnh nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần, khi thổi thì người ấn tim ngừng ấn (4 lần ấn tim, 1 lần thổi ngạt). Thỉnh thoảng lau đờm rãi cho đường hô hấp luôn được lưu thông.
Nếu người cấp cứu chỉ có một mình thì vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt, cứ 15 lần ấn tim thì 2 lần thổi ngạt liền, mạnh và sâu. Nếu bệnh nhân nôn, co giật hoặc cứng hàm thì có thể thổi vào mũi, ở trẻ nhỏ có thể thổi cả vào mũi lẫn mồm.
9. Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,… mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.
Do đó chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng, nhất là trong điều kiện thời thời tiết hiện nay theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có từ 5 – 7 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41 – 42oC.
Cần trang bị thiết bị chống nắng khi làm việc ngoài trời nắng để phòng say nắng, say nóng.
Nguyên nhân
Say nắng: Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Say nóng: Là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể.
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín…), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)… sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.
Biểu hiện khi bị say nắng, say nóng
Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh…
Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
Cách xử trí
Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:
Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
10. Dị vật đường thở
- Yếu tố nguy cơ: Trẻ nhỏ: Sặc sữa, cháo, cơm, đồ chơi nhỏ... Trẻ lớn, người lớn: Hạt đậu phọng, mãng cầu, sa-pô-chê.
- Sơ cứu: Nếu nạn nhân tỉnh, hồng hào và không khó thở: Nên bồng trẻ nhỏ và ngăn không cho chúng khóc để tránh dị vật chạy ngược lên khí quản.
Nếu thấy nạn nhân khó khở, tím tái, khóc yếu hoặc ngưng thở:
+ Đối với trẻ nhỏ, dùng tay đỡ trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống, vỗ mạnh lưng trẻ năm cái .
Sau đó, lật ngửa trẻ lại và ấn ngực năm cái . Có thể lặp lại sáu lần, nếu cần.
+ Đối với trẻ lớn/người lớn: Người sơ cứu đứng sau nạn nhân, vòng hai tay ra trước với một bàn tay co lại như nắm đắm, tay kia đặt lên trên. Thực hiện ấn bụng thượng vị năm cái .
Nếu nạn nhân ngưng thở, hôn mê, đặt nạn nhân nằm ngửa và đặt hai tay dưới chóp xương ức, ấn năm cái . Lặp lại sáu lần, nếu cần.
- Chú ý: Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Chớ nghĩ dị vật đã trôi xuống dưới... là xong. Thực tế có nhiều ca dị vật không được lấy ra khỏi cơ thể, sẽ làm mủ và gây biến chứng.
- Nên tránh: Không nên móc họng (vì dị vật sẽ càng bị đẩy sâu xuống phía dưới), vuốt ngực, vỗ đầu trán, uống nước, nuốt cơm, cạo gió. Những cách làm này sẽ không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
- Lời khuyên: Cho trẻ nhỏ bú sữa đúng cách. Không nên cho ăn, bú, uống thuốc khi trẻ cười vì sẽ dễ làm cho trẻ bị sặc, thức ăn dễ lọt vào đường thở. Cũng không cho trẻ chơi đồ chơi nhỏ, không phù hợp, hay nghịch với các loại hạt.